Hôm nay,  

Hồn Tết Làng Quê

07/02/200800:00:00(Xem: 2892)

<"xml:namespace prefix = o ns = "urn:schemas-microsoft-com:office:office" /> 

 

Bạn,

 

Theo giới nghiên cứu nhân văn,  tại các làng quê Việt Nam ngày trước, không có gì báo tết đã gần kề, thiết thực hơn đó là đi tảo mộ. Không hiểu từ bao giờ mà việc đi tảo mộ đã trở nên quen thuộc, không thể thiếu trong những ngày cận tết, vì đó là một nét đẹp truyền thống, thể hiện đạo lý trước sau, uống nước nhớ nguồn của người Việt Nam. Chuyện tảo mộ  được  báo Tuổi Trẻ ghi  lại qua bài viết  như sau.  

 

Nhớ xuân xưa khi lên 8, lên 10, thì những ngày sau khi đưa ông táo về trời cũng là những ngày vui nhất, chộn rộn với việc dọn dẹp nhà cửa, náo nức với những đêm ngủ giữ dưa hấu trên ruộng, và nôn nao chờ đến ngày tảo mộ. Từ ngày 23 tháng chạp, khi trường cho nghỉ học là tôi (tác giả bài viết) đã về nội để chờ đi tảo mộ. Từ đầu hôm của ngày 24 tết là nhà ông tôi đã đỏ lửa, chuẩn bị nấu xôi để sáng cho anh em, bà con tụ tập về ăn trước khi đi, rồi chuẩn bị mâm cơm để cúng ông bà sau khi tảo mộ xong. Sáng sớm, khi trời chưa rõ mặt, nhà nội tôi đã đông khách, có những chú, anh từ rất xa vẫn về để chờ đi tảo mộ. Tôi còn nhớ những năm ấy trời đầu xuân rất lạnh, bọn trẻ chúng tôi co ro trong tấm áo mỏng manh, nhưng vẫn rất náo nức, dậy rất sớm, rửa mặt qua loa, dằn bụng cục xôi là xách cuốc chạy theo lon ton theo ánh đèn măng-sông của các chú, bác. Đến vạc gò lớn đầu tiên trời vẫn chưa sáng, ông nội tôi bảo lấy nhang thắp đều hết trên các mộ, và kêu chú út tôi treo phong pháo đại lên nhánh trâm bầu và đốt.

 

Tiếng pháo đầu xuân làm dậy cả cánh đồng, xa xa những ánh đèn, và tiếng pháo tảo mộ khác lại tiếp nhau đì đùng nổ,  báo hiệu xuân đã về, tết đến. Ông tôi bảo thắp nhang và đốt pháo để gọi ông bà về cùng ăn tết với cháu con. Rồi ông chỉ dẫn cho chúng tôi mộ phần của từng người trong họ, ông bảo: "Ráng mà nhớ lấy, để sau này mấy ông lão có qui tiên, thì biết mà về tảo mộ và chỉ lại cho con cháu" . Ngày ấy tôi cảm thấy lời nói của ông sau xa vời quá. Ấy thế mà thời gian trôi nhanh quá, tôi nay đã nửa đời người, và các ông của tôi giờ thì cũng đã theo ông bà về nơi chín suối. Cuộc sống hiện đại hối hả, nên tảo mộ nay không còn như xưa. Không còn cảnh trời tối đốt đèn đi tảo mộ. Không khí họ tộc ít nhiều bị mai một. Hằng năm cứ vào rạng sáng ngày 24, dù có về hay không tôi vẫn giật mình tỉnh giấc sớm. Như nghe tiếng pháo đì đùng trên những cánh đồng xa, và nhớ như in hình ảnh vạc gò lãng đãng hơi sương, khói nhang hoà quyện cùng khói pháo, dưới ánh sáng lung linh của ngọn đèn măng- sông  tạo nên một không gian huyền hoặc nhưng ấm áp tình thân. Nhớ ông tôi lom khom vẩy cỏ trên vạc gò, mà lòng chợt nhẹ đi trước tất bật của bộn bề cuộc sống hôm nay.

 

Bạn,

 

Báo TT viết tiếp: đất đai đang có giá theo từng ngày. Liệu mai này có còn đất cho người nằm xuống" Xu hướng hỏa táng đang được thịnh hành. Thế thì có còn tảo mộ nửa hay không" Và như thế thì tết hằng năm sẽ mất đi một phần thi vị, một phần việc mà qua đó, giúp cho con người dù có đi đâu về đâu, cũng có phút giây quay về với nguồn cội.

 

Gửi ý kiến của bạn
Vui lòng nhập tiếng Việt có dấu. Cách gõ tiếng Việt có dấu ==> https://youtu.be/ngEjjyOByH4
Tên của bạn
Email của bạn
)
Không chỉ là một người mở đầu dòng Thơ Mới, không chỉ là một nhà báo tài năng trực diện với áp lực thực dân Pháp, cụ Phan Khôi còn là một trong những người gánh vác phong trào Đông Kinh Nghĩa Thục, rồi Nhân Văn Giai Phẩm, và rồi trở thành một lãnh tụ Việt Nam Quốc dân đảng.
Có một người được lịch sử gắn liền định mệnh với một địa danh: cố Trung Tá Hải Quận VNCH Nguỵ Văn Thà và Đảo Hoàng Sa. Các trang sử sau này sẽ không thể nào tách rời tên ông Ngụy Văn Thà và Đảo Hoàng Sa. Ngày ông tử trận, cũng là ngày Hoàng Sa bị Hải quân Trung Quôc chiêm trọn.
Một taì năng vừa ra đi. Nhà đạo diễn Mỹ gốc Việt Stephane Gauger đột tử và hưởng dương chỉ 48 tuổi. Mới biết, cuộc đời là vô thường... Kinh Phật dạy về ý nghĩa cuộc sống: Chỉ trong một khoảnh khắc, ngưng thở là có thể qua đời khác.
Sai quy định, gây hậu quả nghiêm trọng... Đó là lý do nói chung của tòa án khi xử hai cựu quan lớn Đinh La Thăng và Trịnh Xuân Thanh.
Chúng ta nghe chuyện trèo tường, thường nghĩ tới chuyện hình sự. Vì ông bà mình có nhóm chữ “đào tường, khoét gạch” để chỉ việc đột nhập vào một nơi nào để rinh đồ đạc... Nhưng chuyện này không phải.
Vậy là giảm xuất khẩu điều… Đơn giản vi thiếu nguyên liệu. Đó là hoàn cảnh ngành điều của VN.
Tin lớn nhất trong cuối tuần là một thiếu nữ sắc tộc Ê Đê trở thành Hoa Hậu Hoàn Vũ VN. Đó là lần đầu lịch sử... Nhan sắc tuyệt vời. Tư cách ứng xử tuyệt vời. Chỉ ngạc nhiên là tại sao có một số người kỳ thị.
Trong tuần qua, có một ngày rất đặc biệt đối với người dân Bình Định: sinh nhật Quách Tấn, một nhà thơ lớn của Việt Nam.
Có phải là mua giải, chạy giải? Đó là câu hỏi của nhiều người, được Báo Pháp Luật ghi nhận qua bản tin “Ồn ào giải thưởng Hội Nhà văn: Có mua giải, chạy giải?”
Chuyện kể ra, cả thế giới đều cười: chính phủ Nga mời chính phủ VN cử phái đoàn giám sát bầu cử Nga, vì Nga sắp bầu tân Tổng Thống... Thế là, chính phủ VN hoan nghênh lời mời. Trong khi đó, có một dấu hiệu mới từ anh họ Kim: đông ý hòa dịu nói chuyện Nam-Băc Hàn.
NHẬN TIN QUA EMAIL
Vui lòng nhập địa chỉ email muốn nhận.