Hôm nay,  

Hồn Tết Làng Quê

07/02/200800:00:00(Xem: 2905)

<"xml:namespace prefix = o ns = "urn:schemas-microsoft-com:office:office" /> 

 

Bạn,

 

Theo giới nghiên cứu nhân văn,  tại các làng quê Việt Nam ngày trước, không có gì báo tết đã gần kề, thiết thực hơn đó là đi tảo mộ. Không hiểu từ bao giờ mà việc đi tảo mộ đã trở nên quen thuộc, không thể thiếu trong những ngày cận tết, vì đó là một nét đẹp truyền thống, thể hiện đạo lý trước sau, uống nước nhớ nguồn của người Việt Nam. Chuyện tảo mộ  được  báo Tuổi Trẻ ghi  lại qua bài viết  như sau.  

 

Nhớ xuân xưa khi lên 8, lên 10, thì những ngày sau khi đưa ông táo về trời cũng là những ngày vui nhất, chộn rộn với việc dọn dẹp nhà cửa, náo nức với những đêm ngủ giữ dưa hấu trên ruộng, và nôn nao chờ đến ngày tảo mộ. Từ ngày 23 tháng chạp, khi trường cho nghỉ học là tôi (tác giả bài viết) đã về nội để chờ đi tảo mộ. Từ đầu hôm của ngày 24 tết là nhà ông tôi đã đỏ lửa, chuẩn bị nấu xôi để sáng cho anh em, bà con tụ tập về ăn trước khi đi, rồi chuẩn bị mâm cơm để cúng ông bà sau khi tảo mộ xong. Sáng sớm, khi trời chưa rõ mặt, nhà nội tôi đã đông khách, có những chú, anh từ rất xa vẫn về để chờ đi tảo mộ. Tôi còn nhớ những năm ấy trời đầu xuân rất lạnh, bọn trẻ chúng tôi co ro trong tấm áo mỏng manh, nhưng vẫn rất náo nức, dậy rất sớm, rửa mặt qua loa, dằn bụng cục xôi là xách cuốc chạy theo lon ton theo ánh đèn măng-sông của các chú, bác. Đến vạc gò lớn đầu tiên trời vẫn chưa sáng, ông nội tôi bảo lấy nhang thắp đều hết trên các mộ, và kêu chú út tôi treo phong pháo đại lên nhánh trâm bầu và đốt.

 

Tiếng pháo đầu xuân làm dậy cả cánh đồng, xa xa những ánh đèn, và tiếng pháo tảo mộ khác lại tiếp nhau đì đùng nổ,  báo hiệu xuân đã về, tết đến. Ông tôi bảo thắp nhang và đốt pháo để gọi ông bà về cùng ăn tết với cháu con. Rồi ông chỉ dẫn cho chúng tôi mộ phần của từng người trong họ, ông bảo: "Ráng mà nhớ lấy, để sau này mấy ông lão có qui tiên, thì biết mà về tảo mộ và chỉ lại cho con cháu" . Ngày ấy tôi cảm thấy lời nói của ông sau xa vời quá. Ấy thế mà thời gian trôi nhanh quá, tôi nay đã nửa đời người, và các ông của tôi giờ thì cũng đã theo ông bà về nơi chín suối. Cuộc sống hiện đại hối hả, nên tảo mộ nay không còn như xưa. Không còn cảnh trời tối đốt đèn đi tảo mộ. Không khí họ tộc ít nhiều bị mai một. Hằng năm cứ vào rạng sáng ngày 24, dù có về hay không tôi vẫn giật mình tỉnh giấc sớm. Như nghe tiếng pháo đì đùng trên những cánh đồng xa, và nhớ như in hình ảnh vạc gò lãng đãng hơi sương, khói nhang hoà quyện cùng khói pháo, dưới ánh sáng lung linh của ngọn đèn măng- sông  tạo nên một không gian huyền hoặc nhưng ấm áp tình thân. Nhớ ông tôi lom khom vẩy cỏ trên vạc gò, mà lòng chợt nhẹ đi trước tất bật của bộn bề cuộc sống hôm nay.

 

Bạn,

 

Báo TT viết tiếp: đất đai đang có giá theo từng ngày. Liệu mai này có còn đất cho người nằm xuống" Xu hướng hỏa táng đang được thịnh hành. Thế thì có còn tảo mộ nửa hay không" Và như thế thì tết hằng năm sẽ mất đi một phần thi vị, một phần việc mà qua đó, giúp cho con người dù có đi đâu về đâu, cũng có phút giây quay về với nguồn cội.

 

Gửi ý kiến của bạn
Vui lòng nhập tiếng Việt có dấu. Cách gõ tiếng Việt có dấu ==> https://youtu.be/ngEjjyOByH4
Tên của bạn
Email của bạn
)
Có phải ngoại ngữ là khó nhất trong các môn học? Có lẽ như thế. Nhưng đối với nhiều người, Toán hay Lý Hóa mới khó nhất, hay Sử hay Địa mới khó nhất… Vấn đề là cần môi trường thuận tiện. Thí dụ, nếu truyền hình CNN kênh tiếng Anh hằng ngày phát hình tại Việt Nam, có lẽ nhiều học sinh sẽ giỏi tiếng Anh hơn từ ngày thơ ấu. Không có môi trường thuận lợi để học ngoại ngữ, sẽ học gian nan hơn.
Vậy là kiều hối chảy vào nước ào ạt… bất kể qua kênh chính thức hay bán chính thức, hay không chính thức. Kiểm toán cho đúng cũng khó, chỉ có cách suy đoán rằng phước đức của chế độ vẫn còn vững vàng, ít nhất là về mặt thu hút kiều hối. Chỉ có cách suy nghĩ kiểu tâm linh mới giải thích được, có lẽ.
Vậy là trật đường rầy, câu chuyện tưởng như chỉ có trong truyện thần thoại của thế kỷ 19 hay thế kỷ 20. Đúng là trật đường rầy xe lửa.
Có phải đào tạo 9.000 Tiến Sĩ sắp tới chỉ là một cách để các quan chức củng cố cho chế độ vững vàng thêm vài thập niên? Có phải tất cả con cháu của mấy trăm ủy viên Bộ Chính Trị sẽ được cầm tiền chính phủ để đi học Tiến sĩ, Thạc sĩ theo đề án mới, và rồi một số sẽ kết hôn với Việt kiều để ở lại nằm vùng, phần còn lại sẽ về VN thay ba mẹ để cai trị VN thêm vài thập niên nữa?
Đàn ông có giá bao nhiêu? Bạn thử suy đoán xem? Một ngàn đô la hay một triệu đôla? Tất nhiên là tùy… vì không phải ai cũng có giá như ai. Vì như cuộc đời của Albert Einstein vĩ đại hơn biết bao nhiêu người đời thương như mình.
Sinh viên là người đi học bậc cao đẳng hay bậc đại học… Trong lịch sử nhân loại, sinh viên thường là thế hệ đi đầu của những cuộc cách mạng. Gần như bất cứ biến động nào trong lịch sử cũng nhìn thấy bóng dáng của sinh viên.
Vậy là lại ngộ độc. Cũng ở trường mầm non. Có vẻ như các trường mầm non không bận tâm về chuyện nhà bếp? Hay phải chăng, có gì mờ ám trong việc đi chợ cho trường mầm non?
Nhạc bolero có phải là bước thụt lùi? Hỏi như thế, có công bằng không, trong khi các loại nhạc thường gọi là “nhạc sang” chủ yếu là nhạc cũ từ hơn nửa thế kỷ qua? Tính vê thời gian, nhạc nào thụt lùi hơn? Nhưng dân Miền Nam ưa nhạc bolero chủ yếu là cảm xúc hoài niệm vê cái gì rất mực VNCH... Và chẳng nguy hiểm gì cả.
NHẬN TIN QUA EMAIL
Vui lòng nhập địa chỉ email muốn nhận.