Hôm nay,  

Tha Phương Vì ‘bà Thủy’

03/10/201000:00:00(Xem: 2687)

Tha Phương Vì ‘Bà Thủy’

Bạn,
Theo các nhà nghiên cứu nhân văn,  tại miền  Tây Nam phần, những dải đất bên sông Tiền, sông Hậu vốn là những làng mạc với vườn cây trái sum sê trù phú. Thế rồi qua từng năm bờ sông cứ lở dần. Đất, nhà bị "bà thủy" nuốt trôi,  và khi mất đất canh tác, mất nhà cửa, người dân dần phải ly tán, tha phương kiếm sống. Báo Tuổi  Trẻ ghi nhận hiện trạng này  qua bản tin như sau.
Tại cù lao Long Phú Thuận,  tỉnh Đồng Tháp, xưa có xã Phú Trung với hàng ngàn  gia đình dân sinh sống, sau nhiều năm bị "bà thủy" nuốt mất hơn 200 hécta  trở thành một ấp thuộc xã Phú Thuận B. "Không còn đất trồng trọt, cứ lo dỡ nhà riết ai nấy đều nghèo đi, cuối cùng phải rời làng tha phương kiếm sống" - bà Nguyễn Thị Thanh, một người dân còn bám trụ ở đây, kể như thế.
Theo người dân, sạt lở bờ sông vốn là quy luật tự nhiên và thường chỉ xảy ra vào mùa mưa lũ. Thế nhưng gần đây hiện tượng này gia tăng liên tục ngay cả trong mùa khô. Theo ông Trần Anh Thư, phó giám đốc Sở Tài nguyên-Môi trường tỉnh An Giang, thì đó là một trong những hậu quả của biến đổi khí hậu. Tình trạng khô hạn, mưa bão diễn ra bất thường, cộng thêm việc xây hàng loạt đập thủy điện lưu vực thượng nguồn sông Mekong đã làm thay đổi chế độ dòng chảy ở hạ lưu. "Qua nghiên cứu mới đây, chúng tôi thấy cấu tạo địa chất bờ sông ở đồng bằng sông Cửu Long vốn đã yếu. Vào mùa lũ lưu tốc dòng chảy trên các tuyến sông tăng lên gây xói lở mạnh, còn mùa khô mực nước thấp hơn làm mất độ ổn định bờ sông. Do đó bờ sông rất dễ bị sạt lở", ông Thư giải thích như vậy.


An Giang nằm ở vùng đầu nguồn sông Tiền, sông Hậu, hiện tượng sạt lở đất diễn biến ngày càng phức tạp. Theo kết quả khảo sát, toàn tỉnh hiện có 45 đoạn sạt lở ở mức báo động nguy hiểm và phạm vi lở đất có chiều hướng lan rộng. Đặc biệt nhiều đoạn bờ sông tập trung đông nhà dân đang có dấu hiệu tiếp tục sạt lở mạnh, liên tục. Toàn tỉnh Đồng Tháp có 95 điểm sạt lở bờ sông nằm trên địa bàn 43 xã với tổng chiều dài hàng chục kilômet. Trên khu vực sạt lở ấy, ngoài số tự di dời hiện có hơn 4 ngàn 300  gia đình cư dân đang sinh sống, tới nay đã di dời được 567 nhà.Hiện nay, hai tỉnh An Giang, Đồng Tháp đã xây dựng hàng trăm cụm tuyến dân cư để ổn định nơi ở cho cư  dân sạt lở đất. Tuy nhiên trong vành đai các khu vực sạt lở ấy vẫn còn hàng ngàn gia đình cư dân lay lắt, bởi các cụm tuyến dân cư hiện có không đủ bố trí.
Bạn,
Cũng theo báo Tuổi Trẻ, tại cù lao Long Phú Thuận, huyện Hồng Ngự, tuyến dân cư quy mô bố trí nơi ở cho 930  gia đình vừa hoàn thành thì mùa khô rồi sạt lở đất lại gia tăng. Đầu mùa lũ này mặt đất xuất hiện thêm vết nứt chạy dài dọc bờ sông và đất cứ sụp dần, lở dần. 

Gửi ý kiến của bạn
Vui lòng nhập tiếng Việt có dấu. Cách gõ tiếng Việt có dấu ==> https://youtu.be/ngEjjyOByH4
Tên của bạn
Email của bạn
)
Địa cầu ngày càng nóng hơn, biến đổi khí hậu (BĐKH) gay gắt hơn, biển ngày càng dân cao hơn, nhiều vùng ven biển Việt Nam đang sạt lở tới mức báo động, diện tích nông nghiệp ở nhiều vùng đồng bằng bị biển xâm thực và ngập mặn nhiều hơn…
Kinh tế Việt Nam sẽ tăng chậm lại trong năm 2019, nhưng vẫn là mức tăng nhanh nhất khu vực.
Du khách tới Sài Gòn tăng đều… Tiền thu nhờ du lịch tăng đều…
Du học sinh không muốn về lại Việt Nam… Không ai muốn về cả.
Hít thở cũng là một khó khăn mới tại Sài Gòn… khi không khí bỗng nhiên ô nhiễm hơn.
Giảm giờ làm có nên không? Hầu hết người lao động đều muốn giảm bớt giờ làm việc…
Ngang ngược là kiểu Trung Quốc truyền thống… Hung hăng để chiếm đất, chiếm biển… May mắn thời này còn quốc tế.
Lại mưa lụt Đồng Nai… nơi trước giờ mưa thuận gió hòa so với các tỉnh Miền Trung…
Đòi nợ bằng bạo lực là một hiện tượng đáng sợ tại nhiều thành phố lớn. Đòi nợ thuê là một dịch vụ gây kinh hoàng…
Gần đây, thấy có người gọi Việt Nam là “xứ Đông Lào”… chữ này thoạt nghe hơi khó hiểu, nhưng nghĩ một chặp mới hiểu ra, rằng VN là đất nước phía Đông nước Lào, cũng một dạng chậm tiến y hệt như “chính chủ nước Lào”…
NHẬN TIN QUA EMAIL
Vui lòng nhập địa chỉ email muốn nhận.