Hôm nay,  

Làm Nông Không Ruộng

20/11/200700:00:00(Xem: 2656)

Bạn,

Theo báo SGGP, trên địa bàn tỉnh Quảng Trị, có  thôn Kim Sanh, xã Hải Thành là một làng thuần nông, nằm ngay vựa lúa của huyện Hải Lăng, nhưng hơn 30 năm nay không có lấy một sào ruộng canh tác. Trai, gái trong làng lớn lên bỏ xứ đi làm ăn xa, người ở lại sống trong cảnh lay lắt khổ cực vì không có ruộng.. Báo SGGP ghi nhận thực trạng của nông dân  làng này qua đoạn ký sự như sau.

Thôn Kim Sanh sau cơn lũ tháng 10 buồn ngắt. Ông Nguyễn Phong, 73 tuổi, đứng trước căn nhà lá tuềnh toàng, cặm cụi vá lại những lỗ rách của mảnh lưới sau những ngày mưu sinh trong lũ, và không biết 5 con người trong gia đình ông còn bám víu vào tấm lưới này được bao lâu nữa. Bởi hơn năm nay gia đình ông Phong không còn tiền thuê ruộng...Ở Kim Sanh, không riêng gia đình ông Phong, hàng trăm con người đều chung cảnh ngộ, phải bỏ tiền thuê ruộng làm ăn. Nhưng rồi không ít gia đình phải bỏ làng đi xứ khác vì miếng ăn kiếm được phấp phỏng nhờ trời...

Trưởng thôn Kim Sanh Lê Hiến giọng buồn buồn kể về lịch sử của làng mình cứ như một quyển tiểu thuyết. Ngôi làng hình thành từ thời Chúa Nguyễn, cách đây gần 500 năm, thuộc xã Hải Quế, huyện Hải Lăng. Mỗi nhà dân của thôn Kim Sanh chỉ có 1 mẫu đất canh tác, so với các làng lân cận thì chẳng ăn thua gì nhưng vẫn có chút đỉnh để kiếm cái ăn. Sau 1975, huyện Hải Lăng cấp cho thôn Kim Sanh 32 mẫu ruộng nằm ở phần ruộng của xã Hải Dương (Hải Lăng). Đến năm 1978, hợp tác xã Đại Thành (Hải Thành) thành lập (gồm 3 thôn Trung Đơn, Phước Điền và Kim Sanh bây giờ), với chủ trương đất xã nào thì xã ấy quản lý và sản xuất, theo đó Hải Dương cũng lấy lại phần ruộng của mình, thành ra thôn Kim Sanh mất ruộng. Sau nhiều lần kiến nghị, UB huyện Triệu Hải (2 huyện Hải Lăng và Triệu Phong nhập lại) đã quyết định cấp 4 hécta đất của Kim Long sát khu dân cư Kim Sanh cho cư dân nhưng không thực hiện được vì người dân thôn Kim Long không chấp thuận. Từ đó đến nay, để mưu sinh qua ngày người dân Kim Sanh phải đi thuê ruộng ở các làng khác.

Thôn Kim Sanh hiện có 31 gia đình, 129 người. Sinh kế nhờ vào việc thuê ruộng sản xuất của những làng lân cận. Tuy nhiên, những năm trở lại đây tiền thuê quá cao, 5 triệu đồng/he'cta/na(m, trong khi thủy lợi không có, mùa màng thất bát liên miên. Không ít gia đình thiếu đói, nợ nần đành bỏ quê hương mà đi.

Bạn,

Cũng theo báo SGGP, ủy ban xã Hải Thành cho biết, thôn Kim Sanh hiện có rất nhiều gia đình nghèo đói. Nhiều gia đình vì nghèo quá, con cái thất học từ nhỏ. Cả cái làng có duy nhất một học sinh đại học, còn lại phải bỏ học giữa chừng, đi làm  thuê ở các tỉnh phía Nam. Phóng viên tìm về Kim Sanh chẳng thấy một bóng dáng trai thanh nữ tú, mà chỉ thấy những bóng chiều tựa cột trước hiên nhà, thấp thỏm nhìn ra con sông quê ngập tràn nước lũ.

Gửi ý kiến của bạn
Vui lòng nhập tiếng Việt có dấu. Cách gõ tiếng Việt có dấu ==> https://youtu.be/ngEjjyOByH4
Tên của bạn
Email của bạn
)
Khi đổi tên, sẽ thoát tụt hậu? Có vẻ như nhiều quan chức Hà nội tin như thế…
Hình như chính phủ Hà nội lo sợ dân chúng biểu tình theo kiểu như Hồng Kông… do vậy cảnh sát phải diễn tập đàn áp biểu tình.
Từ chiến tranh thương mại giữa Hoa Kỳ và Trung Quốc, cho tới các sóng gió Biển Đông… bàn tay chính phủ Bắc Kinh hung hiểm phóng phi tiêu ra tứ phía…
Con gà đẻ trứng vàng cho Việt Nam và các nước Đông Nam Á vẫn luôn luôn là ngành du lịch… vì tự nhiên khách quốc tế rủ nhau tới xài tiền trong sân nhà mình…
Lúc nào cũng trai thừa, gái thiếu… thặng dư chênh lệch trên cả nước, không chỉ tại Sài Gòn.
Tưng bừng kinh doanh lậu… Đó là chuyện bến bãi đường thủy…
Dầu lậu chở lặng lẽ… cả chục ngàn lít dầu… không xuất xứ. Hẳn là tham nhũng, hay hối lộ…
Nhiều ngân hàng không biết làm sao thu hồi tiền cho vay, khi các dự án khổng lồ liên tục thua lỗ… và ngập nợ.
Có quá nhiều nỗi lo cho khu vực Đồng Bằng Sông Cửu Long…
Thôi thì bỏ phạt… hy vọng học trò ngoan mãi, biết vâng lời và học giỏi. Bản tin GiadinhNet kể về một ngôi trường tại Hải Phòng
NHẬN TIN QUA EMAIL
Vui lòng nhập địa chỉ email muốn nhận.