Hôm nay,  

Dân Chê Khu Tránh Lũ

04/10/200800:00:00(Xem: 2101)
Bạn,

Theo báo Sài Gòn, tại miền Tây Nam phần, những ngày này, nước lũ đang lên cao làm ngập nhiều nơi, đe dọa tính mạng người dân vùng lũ. Trên địa bàn tỉnh Long An,  hiện các ngành chức năng  địa phươngđang khẩn  cấp di dời dân vào "cụm tuyến dân cư " vượt lũ. Thế nhưng, vẫn còn hàng chục ngàn  đình  không chịu vào những nơi này để an cư... Báo SGGP ghi nhận thực trạng này như sau.  

Theo Sở Xây dựng Long An, đến thời  gian này  ở các huyện đã có 27,440  gia đình/32,786  gia đình có đơn  xin vào cụm tuyến dân cư vượt lũ. Theo đó, các ngành chức năng tổ chức xét duyệt được 25,813 gia đình, giao được 20,402 nền, tuy nhiên chỉ mới vỏn vẹn có 9,943  gia đình ở, đạt 30% kế hoạch, thấp nhất vùng đồng bằng sông Cửu Long.

Tại huyện Đức Huệ, dự kiến bố trí 2,257  gia đình thì đến nay chỉ mới có 71 gia đình vào ở. Huyện Bến Lức quy hoạch 1,735 nền nhưng số  gia đìnhthực vào cư ngụ chỉ là 125. Ở huyện Mộc Hóa đến giờ này mới có 956  gia đình/ 4,154 gia đình vào cụm tuyến dân cư. Các huyện Đức Hòa, Thủ Thừa, Tân Thạnh, số  gia đình vào cụm tuyến dân cư cũng rất ít. UB tỉnh Long An thừa nhận, tiến độ đưa dân vào cụm dân cư như vậy là rất chậm, không đạt yêu cầu đề ra.

Có nhiều nguyên nhân dẫn đến tình trạng trì trệ như: Quy hoạch địa điểm xây cụm tuyến dân cư một số nơi không phù hợp so nhu cầu thực tế, việc bố trí và xét duyệt chưa đồng bộ, hạ tầng yếu kém, thời gian xây dựng kéo dài hơn 6 năm là quá lâu nên nhiều  gia đình đã tìm nơi ở khác.  Có thể nói, tất cả 9 huyện ở Long An đều không hoàn thành chỉ tiêu đưa dân vào cụm  tuyến dân cư vượt lũ theo kế hoạch đề ra. Đáng nói hơn là nhiều cụm tuyến dân cư khi xây xong tốn tiền tỷ nhưng không ai ở đành chuyển sang sử dụng vào mục đích khác. Tại huyện Tân Thạnh, cả 3 cụm dân cư là Hòa Thạnh, Kiến Bình và Gò Giồng Dung ở xã Hậu Thạnh Tây khi xây xong không ai "ngó ngàng" tới, cuối cùng đành chuyển sang làm khu đất dự trữ  cho địa phương. Còn ở huyện Thạnh Hóa,có 3 tuyến dân cư  đều chưa có đường giao thông nên người dân chẳng cách nào vào được. Huyện dự kiến sẽ chuyển 3 tuyến dân cư này sang làm trang trại.

Bạn,

Cũng theo báo SGGP, tại huyện Đức Huệ, tuyến dân cư ấp 6 (xã Mỹ Quý Tây) và cụm dân cư trung tâm Bình Thành cũng không ai vào ở, đành chuyển sang xây dựng công trình hạ tầng xã hội và làm nhà máy gạch. Tính đến nay, toàn tỉnh Long An đã có 24  cụm tuyến dân cư được chuyển đổi công năng sang mục đích khác, và tỉnh này chỉ còn 165 cụm tuyến dân cư để bố trí  cho 32,786  gia đình vùng lũ. Tuy nhiên, con số này có khả năng tiếp tục giảm bởi hàng chục ngàn  gia  đình vẫn chưa chịu vào  các cụm tuyến dân cư tránh lũ.

Gửi ý kiến của bạn
Vui lòng nhập tiếng Việt có dấu. Cách gõ tiếng Việt có dấu ==> https://youtu.be/ngEjjyOByH4
Tên của bạn
Email của bạn
)
Địa cầu ngày càng nóng hơn, biến đổi khí hậu (BĐKH) gay gắt hơn, biển ngày càng dân cao hơn, nhiều vùng ven biển Việt Nam đang sạt lở tới mức báo động, diện tích nông nghiệp ở nhiều vùng đồng bằng bị biển xâm thực và ngập mặn nhiều hơn…
Kinh tế Việt Nam sẽ tăng chậm lại trong năm 2019, nhưng vẫn là mức tăng nhanh nhất khu vực.
Du khách tới Sài Gòn tăng đều… Tiền thu nhờ du lịch tăng đều…
Du học sinh không muốn về lại Việt Nam… Không ai muốn về cả.
Hít thở cũng là một khó khăn mới tại Sài Gòn… khi không khí bỗng nhiên ô nhiễm hơn.
Giảm giờ làm có nên không? Hầu hết người lao động đều muốn giảm bớt giờ làm việc…
Ngang ngược là kiểu Trung Quốc truyền thống… Hung hăng để chiếm đất, chiếm biển… May mắn thời này còn quốc tế.
Lại mưa lụt Đồng Nai… nơi trước giờ mưa thuận gió hòa so với các tỉnh Miền Trung…
Đòi nợ bằng bạo lực là một hiện tượng đáng sợ tại nhiều thành phố lớn. Đòi nợ thuê là một dịch vụ gây kinh hoàng…
Gần đây, thấy có người gọi Việt Nam là “xứ Đông Lào”… chữ này thoạt nghe hơi khó hiểu, nhưng nghĩ một chặp mới hiểu ra, rằng VN là đất nước phía Đông nước Lào, cũng một dạng chậm tiến y hệt như “chính chủ nước Lào”…
NHẬN TIN QUA EMAIL
Vui lòng nhập địa chỉ email muốn nhận.