Hôm nay,  

Tan Tác Sau Cơn Bão

03/10/200800:00:00(Xem: 2686)
Bạn,

Theo ghi nhận của báo Sài Gòn, cuối tháng 9 vừa qua, tại miền Trung, cơn bão số 7 đã tràn qua các vùng quê nghèo của 3 tỉnh Hà Tĩnh, Quảng Bình, Quảng Trị trong thời gian chưa đầy 2 giờ đồng hồ sáng ngày 30-9, nhưng với sức gió quá mạnh, cơn bão này đã cuốn trôi và làm chết hàng chục ngư dân, hơn 5 ngàn ngôi nhà bị sập và tốc mái... thiệt hại ước tính hàng chục triệu Mỹ kim. Báo SGGP ghi nhận những cảnh tượng bi thương tại Quảng Bình và Quảng Trị  qua đoạn ký sự như sau.

Bão số 7 đi qua, huyện Bố Trạch, tỉnh Quảng Bình (địa phương được xem là tâm của cơn bão số 7) bỗng chốc đã xơ xác tiêu điều. Đặc biệt, người dân phía Tây của tỉnh (thuộc huyện Bố Trạch) đang khóc cạn nước mắt vì hơn 520 hécta cao su trồng theo dự án xóa đói giảm nghèo trong thời kỳ khai thác đã bị gãy ngã... Hệ thống đường dây điện cao thế, điện thoại đứt gãy la liệt.

Tại xã Tây Trạch, cảnh tượng càng đau lòng hơn. Mới một đêm thức trắng mà ông Nguyễn Văn Đoài suy sụp hẳn, mặt mày hốc hác. Bấy lâu nay ông mừng thầm trong bụng và đinh ninh rằng 3 hécta cao su đang kỳ lấy mủ sẽ trả được tiền nợ và nuôi 3 đứa con ăn học. Đưa tay vuốt dòng mủ trên một cây cao su to chảy tràn xuống đất, ông nói: "Mới một đêm mà nhà tui mất hết. Không khóc răng được" Cơm áo gạo tiền đây cả, mấy năm trời ròng rã vun vén chừ ra ri đây".

Theo ước tính ban đầu, bão số 7 đã gây thiệt hại cho tỉnh Quảng Bình hơn 87 tỷ đồng, trong đó gần 5 ngàn ngôi nhà, trường học, công sở bị sập và tốc mái, 31 tàu đánh cá bị chìm và cuốn trôi... Bão đã làm 5 người chết và 9 người mất tích, bị thương. Con đường  chạy ngang qua phía Tây tỉnh Quảng Bình, nơi  phóng viên đi qua, cây cối vắt vẻo ngang đường, nhiều chỗ xe không qua được.

Trong khi đó, tại huyện Vĩnh Linh, Quảng Trị, địa phương đầu tiên chịu tác động trực tiếp của cơn bão số 7, sóng biển đã nhấn chìm, cuốn trôi hàng chục tàu thuyền lớn nhỏ, 5 ngư dân bị mất tích. Ịến sáng nay, 1-10, hệ thống điện chiếu sáng trên địa bàn vẫn tê liệt.

Bạn,

Cũng theo báo SGGP, ngày 1/10, tại Quảng Bình, 100% học sinh tỉnh này đã phải quay trở lại lớp học.  Người dân địa phương gắng gượng tìm kiếm những người mất tích, đồng thời, lợp lại nhà cửa bị sập và tốc mái để kịp đương đầu với cơn bão số 8 có ngy cơ đổ bộ vào miền Trung trong vài ngày tới.

Gửi ý kiến của bạn
Vui lòng nhập tiếng Việt có dấu. Cách gõ tiếng Việt có dấu ==> https://youtu.be/ngEjjyOByH4
Tên của bạn
Email của bạn
)
Địa cầu ngày càng nóng hơn, biến đổi khí hậu (BĐKH) gay gắt hơn, biển ngày càng dân cao hơn, nhiều vùng ven biển Việt Nam đang sạt lở tới mức báo động, diện tích nông nghiệp ở nhiều vùng đồng bằng bị biển xâm thực và ngập mặn nhiều hơn…
Kinh tế Việt Nam sẽ tăng chậm lại trong năm 2019, nhưng vẫn là mức tăng nhanh nhất khu vực.
Du khách tới Sài Gòn tăng đều… Tiền thu nhờ du lịch tăng đều…
Du học sinh không muốn về lại Việt Nam… Không ai muốn về cả.
Hít thở cũng là một khó khăn mới tại Sài Gòn… khi không khí bỗng nhiên ô nhiễm hơn.
Giảm giờ làm có nên không? Hầu hết người lao động đều muốn giảm bớt giờ làm việc…
Ngang ngược là kiểu Trung Quốc truyền thống… Hung hăng để chiếm đất, chiếm biển… May mắn thời này còn quốc tế.
Lại mưa lụt Đồng Nai… nơi trước giờ mưa thuận gió hòa so với các tỉnh Miền Trung…
Đòi nợ bằng bạo lực là một hiện tượng đáng sợ tại nhiều thành phố lớn. Đòi nợ thuê là một dịch vụ gây kinh hoàng…
Gần đây, thấy có người gọi Việt Nam là “xứ Đông Lào”… chữ này thoạt nghe hơi khó hiểu, nhưng nghĩ một chặp mới hiểu ra, rằng VN là đất nước phía Đông nước Lào, cũng một dạng chậm tiến y hệt như “chính chủ nước Lào”…
NHẬN TIN QUA EMAIL
Vui lòng nhập địa chỉ email muốn nhận.