SAIGON -- Hằng năm, nhiều bà con trong nước cứ đến mồng 5 tháng 5 âm lịch lại tổ chức ăn Tết Đoan Ngọ. Tết Đoan Ngọ năm nay nhằm ngày 12/6/2013.
Theo sách “Phong thổ kí” thì Tết Đoan Ngọ còn được gọi là Tết Đoan Dương. Dương là mặt trời, là khí dương, Đoan Dương có nghĩa là bắt đầu lúc khí dương đang thịnh. Còn Đoan Ngọ là bắt đầu giữa trưa (Đoan: mở đầu, Ngọ: giữa trưa), cho nên bày lễ cúng đúng 12 giờ trưa ngày mùng 5 tháng 5 là đúng theo tập tục.
Riêng về thịt vịt, theo truyền thống xa xưa của người miền Trong, cũng là một thứ không thể thiếu cho lễ Tết Đoan Ngọ. Hẳn là do truyền thống này, vào buổi sáng cho đến gần trưa ngày 12/6 (đúng mùng 5 tháng 5 ÂL) thì tại Sài Gòn, món vịt quay đắt như tôm tươi.
Vào ngày 12/6 này, trong lúc giá vịt quay của tiệm Thanh Xuân là 290,000 đồng/con, tiệm Huỳnh Ký 270,000 đồng/con, đã có tiệm Phát Tài nằm bên đường Nguyễn Văn Giai gần đó, treo bảng chỉ 240,000 đồng/con. Tuy nhiên, có lẽ do tâm lý quần chúng là tin vào chuyện tiền nào của nấy, tiệm Phát Tài có vẻ thưa khách, trong lúc số đông cứ đổ xô về khu vực đầu cầu Bông…
Theo sách “Phong thổ kí” thì Tết Đoan Ngọ còn được gọi là Tết Đoan Dương. Dương là mặt trời, là khí dương, Đoan Dương có nghĩa là bắt đầu lúc khí dương đang thịnh. Còn Đoan Ngọ là bắt đầu giữa trưa (Đoan: mở đầu, Ngọ: giữa trưa), cho nên bày lễ cúng đúng 12 giờ trưa ngày mùng 5 tháng 5 là đúng theo tập tục.
Ở dãy 2 tiệm bán vịt quay, heo quay nằm ở khu vực ngã tư cầu Bông (quận 1 Sài Gòn), tấp nập khách đến mua vịt quay ăn Tết Đoan Ngọ.
Nói là ăn Tết giữa năm nên gia đình nào cũng chuẩn bị các phẩm vật, món ăn, thức uống đặc biệt theo tập tục cổ truyền dành cho lễ Tết Đoan Ngọ. Danh mục ẩm thực này rất phong phú, đầy hương vị và màu sắc, như: bánh ú tro, trái cây, bánh trôi nước, chè bắp, bánh bèo, xôi khúc, bánh bò nước cốt dừa, bánh da lợn, gà luộc, vịt quay, heo sữa quay, rượu nếp cẩm… Gợi nhớ ngay đến Tết Đoan Ngọ là bánh u tro, có vai trò giống như bánh chưng vào dịp Tết nguyên đán. Trái cây, đi đôi với hoa, thì dịp cúng kiến lễ tết nào cũng phải có, như khi dọn lễ cúng Phật, cúng tổ tiên và cúng Thổ công trong nhà thì phẩm vật toàn trái cây là đúng cách.Riêng về thịt vịt, theo truyền thống xa xưa của người miền Trong, cũng là một thứ không thể thiếu cho lễ Tết Đoan Ngọ. Hẳn là do truyền thống này, vào buổi sáng cho đến gần trưa ngày 12/6 (đúng mùng 5 tháng 5 ÂL) thì tại Sài Gòn, món vịt quay đắt như tôm tươi.
Một tiệm vịt quay khác cũng ở gần cầu Bông, giá vịt quay rẻ hơn nhưng lại ít thu hút khách đến mua.
Như ở khu vực ngã tư cầu Bông (đường Trần Quang Khải, quận 1), lâu nay có tiệm vịt quay Thanh Xuân được tiếng là tuy giá mắc nhưng vịt ngon thì khách đến mua đông đến chật kín cả mặt tiền tiệm này. Còn tiệm Huỳnh Ký, vốn mở cửa tiệm sau tiệm Thanh Xuân nhiều năm, ngày thường thì không cạnh tranh nổi với địch thủ ở sát vách với mình nên ít khách, nhưng vào ngày này thì cũng lũ lượt khách đến mua vịt quay, heo quay.Vào ngày 12/6 này, trong lúc giá vịt quay của tiệm Thanh Xuân là 290,000 đồng/con, tiệm Huỳnh Ký 270,000 đồng/con, đã có tiệm Phát Tài nằm bên đường Nguyễn Văn Giai gần đó, treo bảng chỉ 240,000 đồng/con. Tuy nhiên, có lẽ do tâm lý quần chúng là tin vào chuyện tiền nào của nấy, tiệm Phát Tài có vẻ thưa khách, trong lúc số đông cứ đổ xô về khu vực đầu cầu Bông…
Gửi ý kiến của bạn