Hôm nay,  

Giành Đất Với Sếu

09/05/200900:00:00(Xem: 2959)

GIÀNH ĐẤT VỚI SẾU

Bạn,

Theo báo Sài Gòn,  trên địa bàn tỉnh Kiên Giang,  có loại sếu đầu đỏ tập trung tại khu vực Hòn Chông, huyện Kiên Lương. Thế nhưng, từ năm 2003, các cơ quan chức năng chính địa phương đã tìm cách cắt xén đất dành cho sếu để thực hiện các dự án thủy sản.  Từ đó đến nay,  các nhà khoa học đã  tìm cách bảo vệ loài sếu này, nhưng không đủ tiền "mua đất" cho sếu, và sếu đã bị "đuổi" ra khỏi miền đất sinh tồn.  Báo Lao Động ghi nhận về thực trạng này như sau.

Trước khi kéo đàn đến Phú Mỹ, sếu đầu đỏ từng tập trung tại khu vực rừng phòng hộ Hòn Chông (huyện Kiên Lương). Vào những năm đầu thế kỷ 21, Hòn Chông thu hút đàn sếu đông nhất Đông Dương. Tuy nhiên, trước cơn lốc phá rừng nuôi tôm của người dân, sếu đã bị lấn dần đất sống. Để bảo vệ loài chim quý này, các nhà khoa học đề  ra dự án "Bảo vệ sếu đầu đỏ và đồng cỏ kết hợp du lịch vùng Hòn Chông" trên diện tích 1,300 hécta. Tuy nhiên, ý tưởng này đã vấp phải sự phản kháng của cơ quan chức năng địa phương. Đầu tiên là tìm cách "cắt xén" đất: Chỉ trong 1 tháng kể từ lúc đề xuất (tháng 5.2003), tỉnh đã đồng loạt cấp 1,200 hécta/1,300 hécta dự kiến bảo tồn cho người dân nuôi tôm. Sau đó,  Sở Tài chính cho rằng giữ đất nuôi tôm, mỗi năm mang lại hơn 1 ngàn tỉ đồng. "Khiêm tốn" với mô hình nuôi tôm quảng canh, Sở Thuỷ sản cũng khẳng định sẽ thu về hàng chục tỉ đồng, tức cao gấp nhiều lần so thu nhập từ du lịch của  dự án. Cũng theo tính toán này, giá đền bù đất lên đến 70 tỉ đồng. "Lực bất tòng tâm", các nhà khoa học bỏ cuộc.

Thế là Hòn Chông trở thành cánh đồng tôm. Mất đất sống, sếu kéo về Phú Mỹ. Các nhà khoa học lại thuyết phục UB tỉnh phê duyệt quy hoạch 2,800 hécta bằng dự án "Bảo tồn đồng cỏ bàng Phú Mỹ", nhằm phát triển đời sống dân cư để bảo vệ đa dạng sinh học (cộng luôn 2 lần tiền thưởng của Liên Hợp Quốc là 350 ngàn  Mỹ kim). Tuy nhiên, DA triển khai chưa được bao lâu thì "phong trào" nuôi tôm lại rầm rộ bao vây và 1,400 gia đìn dân sinh sống tại khu bảo tồn không ít lần rục rịch bao chiếm, mua bán đất của sếu. Theo khảo sát của Hội Sếu quốc tế, trong 5 năm qua, lượng sếu về Đông Nam Á không hề giảm, nhưng ở VN thì ngày một ít". Theo tiến sĩ  Trần Triết, điều này sẽ rất nguy hiểm vì "nó không chỉ tác động tiêu cực đến đời sống, việc làm của hàng trăm gia đình nghèo ở Phú Mỹ, mà còn ảnh hưởng đến đời sống văn hoá tâm linh dân tộc, uy tín quốc gia trên trường quốc tế. Ttrong thời gian qua, dự án này đã tạo thị trường cho sản phẩm từ cây bàng của hơn 200  nhànghèo và tạo việc làm cho 60 lao động có thu nhập ổn định.

Bạn,

Cũng theo báo Lao Động, tiến sĩ Trần Tiết cho biết hiện  dự án này đang được Liên đoàn Bảo tồn thiên nhiên quốc tế xem xét tài trợ đến năm 2012. Tuy nhiên, nếu không  ngăn  chận nạn đào bới lấn chiếm đất  dự án làm sếu bỏ đi, nhiều  nguy cơ sẽ ảnh hưởng tiêu cực đến quyết định tài trợ của đối tác".

Gửi ý kiến của bạn
Vui lòng nhập tiếng Việt có dấu. Cách gõ tiếng Việt có dấu ==> https://youtu.be/ngEjjyOByH4
Tên của bạn
Email của bạn
)
Đại lễ Phật đản Liên hợp quốc - Vesak 2019 sẽ diễn ra từ ngày 12 - 14/5/2019 tại Trung tâm Văn hóa Phật giáo Tam Chúc (xã Ba Sao, huyện Kim Bảng, tỉnh Hà Nam) với chủ đề: Cách tiếp cận của Phật giáo về sự lãnh đạo toàn cầu và trách nhiệm cùng chia sẻ vì xã hội bền vững.
Câu chuyện oan nghiệt kỳ lạ: vợ chồng đốt nhau. Bản tin VTC News kể: Sau khi tranh cãi, 2 vợ chồng tạt xăng vào nhau rồi châm lửa đốt, dù được người dân gần đó ứng cứu kịp thời nhưng cả 2 đều bị bỏng nặng.
Chỉnh trang nội đô Đà Lạt… cách nào để giữ được nét đẹp lịch sử? Đó là chuyện đang tranh cãi…
Tình hình môi trường càng lúc càng đáng ngại... Một trong những nơi đẹp nhất ở Đà Lạt cũng trở thành bãi sình...
Bây giờ là giữa tháng 4/2019, lại nhớ tới Tướng Trần Văn Cẩm và trận Phú Yên trong tháng 4/1975. Tài liệu sau đây trích từ quân sử gia Vương Hồng Anh.
Một trong những nỗi lo tại Việt Nam là ngộ độc thực phẩm. Rồi ngộ độc thuốc, rồi ngộ độc đủ thứ... Hàng ngày, cứ mãi nghe tin ngộ độc từ công nhân hãng xưởng cho tới học sinh tiểu học... Có vẻ như đây là điệp khúc bất tận. Tại sao thế? Tại sao nước khác ít bị ngộ độc hơn Việt Nam? Tại sao trước 1975 ít hơn?
Cháy kinh hoàng vì chập điện... Lỗi ở thợ điện, hay lỗi ở nhà thầu xây dựng? Hay lỗi ở các cơ quan kiểm tra về xây dựng? Hay lỗi ở người chủ cơ sở bị cháy?
Bạo lực gia đình vẫn gay gắt... Báo An Ninh Thủ Đô kể chuyện: Cô bé lấy thân mình che chắn cho mẹ khi bị cha chém tới tấp.
May mắn giữa biển Hoàng Sa... Bản tin VTC kể: Lực lượng cứu hộ của Trung tâm phối hợp tìm kiếm cứu nạn hàng hải Việt Nam vừa đưa một thuyền trưởng tàu cá bị tai biến ở Hoàng Sa vào đất liền an toàn.
Hóa ra gian lận điểm cũng chỉ vì các quan chức… Người dân thường bắt buộc phải sống tử tế… Báo Thanh Niên kể chuyện Hà Giang: Cơ quan An ninh điều tra Công an tỉnh Hà Giang xác định một số người có chức vụ quyền hạn tại Sở GD-ĐT và Công an tỉnh đã tiếp tay cho hành vi gian lận điểm thi tại kỳ thi THPT quốc gia năm 2018 để trục lợi.
NHẬN TIN QUA EMAIL
Vui lòng nhập địa chỉ email muốn nhận.