Hôm nay,  

Giành Đất Với Sếu

09/05/200900:00:00(Xem: 2957)

GIÀNH ĐẤT VỚI SẾU

Bạn,

Theo báo Sài Gòn,  trên địa bàn tỉnh Kiên Giang,  có loại sếu đầu đỏ tập trung tại khu vực Hòn Chông, huyện Kiên Lương. Thế nhưng, từ năm 2003, các cơ quan chức năng chính địa phương đã tìm cách cắt xén đất dành cho sếu để thực hiện các dự án thủy sản.  Từ đó đến nay,  các nhà khoa học đã  tìm cách bảo vệ loài sếu này, nhưng không đủ tiền "mua đất" cho sếu, và sếu đã bị "đuổi" ra khỏi miền đất sinh tồn.  Báo Lao Động ghi nhận về thực trạng này như sau.

Trước khi kéo đàn đến Phú Mỹ, sếu đầu đỏ từng tập trung tại khu vực rừng phòng hộ Hòn Chông (huyện Kiên Lương). Vào những năm đầu thế kỷ 21, Hòn Chông thu hút đàn sếu đông nhất Đông Dương. Tuy nhiên, trước cơn lốc phá rừng nuôi tôm của người dân, sếu đã bị lấn dần đất sống. Để bảo vệ loài chim quý này, các nhà khoa học đề  ra dự án "Bảo vệ sếu đầu đỏ và đồng cỏ kết hợp du lịch vùng Hòn Chông" trên diện tích 1,300 hécta. Tuy nhiên, ý tưởng này đã vấp phải sự phản kháng của cơ quan chức năng địa phương. Đầu tiên là tìm cách "cắt xén" đất: Chỉ trong 1 tháng kể từ lúc đề xuất (tháng 5.2003), tỉnh đã đồng loạt cấp 1,200 hécta/1,300 hécta dự kiến bảo tồn cho người dân nuôi tôm. Sau đó,  Sở Tài chính cho rằng giữ đất nuôi tôm, mỗi năm mang lại hơn 1 ngàn tỉ đồng. "Khiêm tốn" với mô hình nuôi tôm quảng canh, Sở Thuỷ sản cũng khẳng định sẽ thu về hàng chục tỉ đồng, tức cao gấp nhiều lần so thu nhập từ du lịch của  dự án. Cũng theo tính toán này, giá đền bù đất lên đến 70 tỉ đồng. "Lực bất tòng tâm", các nhà khoa học bỏ cuộc.

Thế là Hòn Chông trở thành cánh đồng tôm. Mất đất sống, sếu kéo về Phú Mỹ. Các nhà khoa học lại thuyết phục UB tỉnh phê duyệt quy hoạch 2,800 hécta bằng dự án "Bảo tồn đồng cỏ bàng Phú Mỹ", nhằm phát triển đời sống dân cư để bảo vệ đa dạng sinh học (cộng luôn 2 lần tiền thưởng của Liên Hợp Quốc là 350 ngàn  Mỹ kim). Tuy nhiên, DA triển khai chưa được bao lâu thì "phong trào" nuôi tôm lại rầm rộ bao vây và 1,400 gia đìn dân sinh sống tại khu bảo tồn không ít lần rục rịch bao chiếm, mua bán đất của sếu. Theo khảo sát của Hội Sếu quốc tế, trong 5 năm qua, lượng sếu về Đông Nam Á không hề giảm, nhưng ở VN thì ngày một ít". Theo tiến sĩ  Trần Triết, điều này sẽ rất nguy hiểm vì "nó không chỉ tác động tiêu cực đến đời sống, việc làm của hàng trăm gia đình nghèo ở Phú Mỹ, mà còn ảnh hưởng đến đời sống văn hoá tâm linh dân tộc, uy tín quốc gia trên trường quốc tế. Ttrong thời gian qua, dự án này đã tạo thị trường cho sản phẩm từ cây bàng của hơn 200  nhànghèo và tạo việc làm cho 60 lao động có thu nhập ổn định.

Bạn,

Cũng theo báo Lao Động, tiến sĩ Trần Tiết cho biết hiện  dự án này đang được Liên đoàn Bảo tồn thiên nhiên quốc tế xem xét tài trợ đến năm 2012. Tuy nhiên, nếu không  ngăn  chận nạn đào bới lấn chiếm đất  dự án làm sếu bỏ đi, nhiều  nguy cơ sẽ ảnh hưởng tiêu cực đến quyết định tài trợ của đối tác".

Gửi ý kiến của bạn
Vui lòng nhập tiếng Việt có dấu. Cách gõ tiếng Việt có dấu ==> https://youtu.be/ngEjjyOByH4
Tên của bạn
Email của bạn
)
Có phải VN sắp đóng cửa Đại Học Y Khoa? Bởi vì tương lai sẽ mở cửa đón hàng ngàn bác sĩ Cuba vào?
Vậy là lại tăng học phí… Tại thủ đô Hà Nội. Hóa ra là kinh tế thị trường cả ngành giáo dục.
Cuộc chiến thương mại giữa Mỹ và Trung Quốc có vẻ có lợi cho kinh tế Việt Nam, nhưng nhiều cơ nguy xuất hiện từ khi TQ bắt đầu phá giá nhân dân tệ, và VN phải giảm tỷ giá với USD.
Cuộc vui nào cũng tới lúc tàn… Đại lễ nào cũng tới lúc bế mạc… Bản tin TTXVN ghi rằng trang Buddhistdoor Global của Hong Kong (Trung Quốc) đưa tin Đại lễ Vesak lần thứ 16 đã kết thúc thành công tại Trung tâm Văn hóa Phật giáo Tam Chúc sau 3 ngày làm việc với 5 hội thảo quốc tế.
Bản tin Zing kể về Đại Lễ Vesak ở Hà Nam: 65.000 ngọn nến thắp sáng đêm hội Vesak ở ngôi chùa lớn nhất thế giới. Đêm 13/5, hàng chục nghìn người tập trung về Tam Chúc, ngôi chùa lớn nhất thế giới ở Hà Nam, để cầu nguyện bình an và thả hoa đăng nhân dịp lễ Vesak 2019.
Sáng ngày Chủ Nhật 12-5-2019, tại Trung tâm hội nghị quốc tế chùa Tam Chúc, tỉnh Hà Nam, đã trọng thể diễn ra lễ khai mạc Đại lễ Phật đản Liên Hiệp Quốc (LHQ) - Vesak 2019, cũng là Đại lễ Vesak LHQ lần thứ 16, do GHPGVN tổ chức.
Chủ Nhật ngày 12 tháng 5/2019 là ngày nhiều quốc gia trên thế giới mừng Ngày Lễ Mẹ. Ai cũng có một bà mẹ, ai cũng được nâng niu chìu chuộng từ những ngày chưa ra đời, trong ngày chào đời và những ngày trưởng thành theo năm tháng.
Chủ Nhật 12 tháng 5 năm 2019 là Ngày Lễ Mẹ tại Hoa Kỳ và nhiều quốc gia. Nơi đây sẽ đăng một số bài thơ liên hệ tới tình mẹ-con.
Cho học sinh học chống tham nhũng? Chuyện lạ… Người lớn chống tham nhũng là bị đàn áp liền, hà huống gì trẻ em.
Vào bệnh viện, tưởng là sẽ được chữa hết bệnh, ai ngờ chỉ một mũi thuốc… thế là chết trên giường bệnh, hết cứu nổi. Đó là chuyện xảy ra ở Hà Nội.
NHẬN TIN QUA EMAIL
Vui lòng nhập địa chỉ email muốn nhận.