Hôm nay,  

Rừng Trọc Vì Vàng

14/10/201000:00:00(Xem: 3415)

Rừng Trọc Vì Vàng

Bạn,
Theo báo Sài Gòn, nhiều năm qua, trên địa bàn tỉnh Bình Định, tại khu vực rừng đầu nguồn thuộc xã Ân Nghĩa, huyện Hoài Ân, tình trạng đào đãi vàng không có giấy phép diễn ra một cách rầm rộ.  Nhiều khu rừng bị chặt phá  trở  thành rừng trọc, và cư dân sống gần rừng khốn khổ vì bị ô nhiễm  nguồn nước.  Báo Đất  Việt ghi nhận thực trạng này qua bản tin như sau.
Ở xã Ân Nghiã, huyện Hoài Ân, tình trạng đào đãi vàng tập trung nhiều nhất là tại khoảnh 1, 2, 3, 4 thuộc tiểu khu 137 và khoảnh 2, tiểu khu 147 rừng trồng và rừng phòng hộ đầu nguồn của hồ chứa nước Đồng Quang. Rừng bị tàn phá dữ dội, ngổn ngang đất đá, cát sỏi, hầm hố. Cây rừng cũng bị cưa để làm lán trại, dựng san sát, bất chấp sự kiểm tra của lực lượng kiểm lâm. Thậm chí, nếu có "động", nhiều người  sẵn sàng chống trả quyết liệt. Ông Nguyễn Văn Hòa, Phó Hạt trưởng Hạt kiểm lâm huyện Hoài Ân, cho biết: "Diện tích đất rừng của xã Ân Nghĩa là 6 ngàn7 trăm 18.54 hécta. Rừng được giao cho Ban quản lý rừng phòng hộ huyện Hoài Ân và  dân địa phương quản lý, nhưng do địa hình khá cách trở nên  các nhóm đào đãi vàng trái phép lén lút vào rừng để phá rừng, đãi vàng".


Trong khi đó, hàng trăm  gia đình cư  dân sống dọc ven khu vực hồ chứa Đồng Quang, hố Cọp, hố Khế, duới chân các khu vực khai thác vàng đang phải sống trong cảnh ô nhiễm nguồn nước nặng nề. Chất thải bùn đỏ, cùng tạp chất dùng trong đãi vàng đã xả trực tiếp xuống các khe suối, dòng sông. Cư dân Đinh Xuân Trang, ở thôn Phú Ninh (xã Ân Nghĩa) than: "Nếu cứ đà này, sớm muộn gì thôn Phú Ninh sẽ gắn với tên gọi "làng ung thư". Phần lớn các giếng nước nơi đây đều mang chung một màu sẫm vàng. Một cư dân khác tên là Mai Văn Sinh phân trần: "Giếng nước nhà tôi muốn sử dụng thì phải đổ lên bể lọc rồi mới dùng được", Cư dân Mai Văn Sinh phân trần.
Không chỉ con người mà gia súc, gia cầm cũng bị ảnh hưởng. Ông Cao Sơn, một chủ  gia đình nuôi bò, bực tức nói "Cách đây vài năm, sáng là tôi lùa lên chân núi Kim Sơn thả cho tới chiều lên lùa về. Hai năm nay, cứ mỗi sáng chăn bò thì phải cho người trông coi, chứ không nó đi lung tung uống trúng nước thải từ "đãi vàng" thì tiêu".
Bạn,
Cũng theo báo Đất Việt, cư dân địa phương cho biết, từ cuối tháng 9 đến nay, tổ công tác tuần tra của huyện Hoài đã thu giữ được ba máy nổ, ba cối xay đá, 250 mét ống dẫn nước và tháo dỡ 6 lán trại xây cất trái phép. Hiện nay, ủy ban huyện Hoài Ân đã phải chỉ  thị các ngành chức năng các  biện pháp cứng rắn hơn để ngăn chặn tình trạng đào đãi vàng trái phép ở khu vực rừng phòng hộ, thế nhưng rừng vẫn bị tàn phá vì nạn đào đãi vàng.

Gửi ý kiến của bạn
Vui lòng nhập tiếng Việt có dấu. Cách gõ tiếng Việt có dấu ==> https://youtu.be/ngEjjyOByH4
Tên của bạn
Email của bạn
)
Địa cầu ngày càng nóng hơn, biến đổi khí hậu (BĐKH) gay gắt hơn, biển ngày càng dân cao hơn, nhiều vùng ven biển Việt Nam đang sạt lở tới mức báo động, diện tích nông nghiệp ở nhiều vùng đồng bằng bị biển xâm thực và ngập mặn nhiều hơn…
Kinh tế Việt Nam sẽ tăng chậm lại trong năm 2019, nhưng vẫn là mức tăng nhanh nhất khu vực.
Du khách tới Sài Gòn tăng đều… Tiền thu nhờ du lịch tăng đều…
Du học sinh không muốn về lại Việt Nam… Không ai muốn về cả.
Hít thở cũng là một khó khăn mới tại Sài Gòn… khi không khí bỗng nhiên ô nhiễm hơn.
Giảm giờ làm có nên không? Hầu hết người lao động đều muốn giảm bớt giờ làm việc…
Ngang ngược là kiểu Trung Quốc truyền thống… Hung hăng để chiếm đất, chiếm biển… May mắn thời này còn quốc tế.
Lại mưa lụt Đồng Nai… nơi trước giờ mưa thuận gió hòa so với các tỉnh Miền Trung…
Đòi nợ bằng bạo lực là một hiện tượng đáng sợ tại nhiều thành phố lớn. Đòi nợ thuê là một dịch vụ gây kinh hoàng…
Gần đây, thấy có người gọi Việt Nam là “xứ Đông Lào”… chữ này thoạt nghe hơi khó hiểu, nhưng nghĩ một chặp mới hiểu ra, rằng VN là đất nước phía Đông nước Lào, cũng một dạng chậm tiến y hệt như “chính chủ nước Lào”…
NHẬN TIN QUA EMAIL
Vui lòng nhập địa chỉ email muốn nhận.