NGUY CƠ VỠ ĐÊ
Bạn,
Theo báo Sài Gòn, trên địa bàn tỉnh Bình Định, hiện có 105km đê ngăn mặn và gần 390km đê sông, là một trong những địa phương có hệ thống đê nhiều nhất miền Trung. Thế nhưng, phần lớn tuyến đê này đã xuống cấp lại không được tu bổ đúng mức suốt nhiều năm qua nên nguy cơ vỡ đê rất lớn. Báo SGGP ghi nhận về hiểm hoạ này qua đoạn ký sự như sau.
Khi phóng viên đến nơi, đoạn đê tại thôn Chánh Hội (huyện Phù Cát, tỉnh Bình Định) đang bị dòng sông "ăn" sâu vào chân đê, nguy cơ xói lở mỗi khi nước triều dâng cao là rất lớn. Ngoài ra, các tuyến đê trên địa bàn huyện Phù Cát như Bắc Chánh Mẫn - Đại Hữu (xã Cát Nhơn), Mỹ Bình - Phú Giáo (xã Cát Thắng), Tân Tiến (xã Cát Tiến)... có nhiều đoạn bị sạt lở sâu vào thân đê, đe dọa cuộc sống của hàng ngàn gia đình cư dân nếu có mưa lũ lớn.
Bên cạnh đó, hệ thống đê khu Đông của sông Hà Thanh có chiều dài trên 50km, từ thành phố Quy Nhơn đến phía đông Tuy Phước, Phù Cát càng đáng lo ngại hơn. Theo Chi cục Quản lý đê điều Bình Định hệ thống đê này vẫn còn 25km chưa từng được tu bổ trong hơn 10 năm qua nên nguy cơ vỡ đê rất lớn. Tại tuyến đê này, có nhiều đoạn cống qua đê bị nước thấm vào bên trong thân đê gây bào mòn, xói rỗng. Tuyến đê Huỳnh Giản - Nhơn Hội dài gần 5 km hầu như đã bị sạt lở và hư hỏng nặng nề.
Trao đổi với phóng viên về vấn đề này, phó chủ tịch huyện Phù Cát Lương Ngọc Anh cho biết, 8km đê ở cuối nguồn sông Kôn thuộc các xã Cát Nhơn, Cát Hưng, Cát Thắng, Cát Tiến và Cát Chánh đã bị xuống cấp nghiêm trọng, yêu cầu tu bổ, nâng cấp rất bức thiết. Nhưng vì kinh phí địa phương hạn hẹp nên mỗi năm chỉ tập trung gia cố những đoạn đê xung yếu nhất và hàn gắn các đoạn đê bị vỡ từ mùa lũ trước. Viên chức này cho biết:"Hiện huyện mới chỉ gia cố được 1km tại tuyến đê này. Những đoạn đê còn lại, huyện chỉ biết vận động dân đóng góp cọc tre, công sức và huyện phương hỗ trợ bao tải để tu bổ, khắc
phục tạm thời" .
Bạn,
Cũng theo báo SGGP, chi cục Quản lý đê điều tỉnh Bình Định cho biết, vì không có kinh phí để xây dựng lại nên cơ quan chức năng địa phương phải lập dự án xin đưa tuyến đê Huỳnh Giản - Nhơn Hội vào hệ thống đê biển của trung ương để được hỗ trợ kinh phí sửa chữa. Trong năm 2009, với kinh phí được cấp gần 8 tỷ đồng (chưa đến 500 ngàn Mỹ kim) sẽ tu bổ 600 mét đê khu Đông, sửa chữa 2 tràng xả lũ tại xã Phước Thuận (huyện Tuy Phước) và xây mới 2 cống thoát nước trên tuyến đê khu Đông, những tuyến đê còn lại coi như giẫm chân tại chỗ.
Bạn,
Theo báo Sài Gòn, trên địa bàn tỉnh Bình Định, hiện có 105km đê ngăn mặn và gần 390km đê sông, là một trong những địa phương có hệ thống đê nhiều nhất miền Trung. Thế nhưng, phần lớn tuyến đê này đã xuống cấp lại không được tu bổ đúng mức suốt nhiều năm qua nên nguy cơ vỡ đê rất lớn. Báo SGGP ghi nhận về hiểm hoạ này qua đoạn ký sự như sau.
Khi phóng viên đến nơi, đoạn đê tại thôn Chánh Hội (huyện Phù Cát, tỉnh Bình Định) đang bị dòng sông "ăn" sâu vào chân đê, nguy cơ xói lở mỗi khi nước triều dâng cao là rất lớn. Ngoài ra, các tuyến đê trên địa bàn huyện Phù Cát như Bắc Chánh Mẫn - Đại Hữu (xã Cát Nhơn), Mỹ Bình - Phú Giáo (xã Cát Thắng), Tân Tiến (xã Cát Tiến)... có nhiều đoạn bị sạt lở sâu vào thân đê, đe dọa cuộc sống của hàng ngàn gia đình cư dân nếu có mưa lũ lớn.
Bên cạnh đó, hệ thống đê khu Đông của sông Hà Thanh có chiều dài trên 50km, từ thành phố Quy Nhơn đến phía đông Tuy Phước, Phù Cát càng đáng lo ngại hơn. Theo Chi cục Quản lý đê điều Bình Định hệ thống đê này vẫn còn 25km chưa từng được tu bổ trong hơn 10 năm qua nên nguy cơ vỡ đê rất lớn. Tại tuyến đê này, có nhiều đoạn cống qua đê bị nước thấm vào bên trong thân đê gây bào mòn, xói rỗng. Tuyến đê Huỳnh Giản - Nhơn Hội dài gần 5 km hầu như đã bị sạt lở và hư hỏng nặng nề.
Trao đổi với phóng viên về vấn đề này, phó chủ tịch huyện Phù Cát Lương Ngọc Anh cho biết, 8km đê ở cuối nguồn sông Kôn thuộc các xã Cát Nhơn, Cát Hưng, Cát Thắng, Cát Tiến và Cát Chánh đã bị xuống cấp nghiêm trọng, yêu cầu tu bổ, nâng cấp rất bức thiết. Nhưng vì kinh phí địa phương hạn hẹp nên mỗi năm chỉ tập trung gia cố những đoạn đê xung yếu nhất và hàn gắn các đoạn đê bị vỡ từ mùa lũ trước. Viên chức này cho biết:"Hiện huyện mới chỉ gia cố được 1km tại tuyến đê này. Những đoạn đê còn lại, huyện chỉ biết vận động dân đóng góp cọc tre, công sức và huyện phương hỗ trợ bao tải để tu bổ, khắc
phục tạm thời" .
Bạn,
Cũng theo báo SGGP, chi cục Quản lý đê điều tỉnh Bình Định cho biết, vì không có kinh phí để xây dựng lại nên cơ quan chức năng địa phương phải lập dự án xin đưa tuyến đê Huỳnh Giản - Nhơn Hội vào hệ thống đê biển của trung ương để được hỗ trợ kinh phí sửa chữa. Trong năm 2009, với kinh phí được cấp gần 8 tỷ đồng (chưa đến 500 ngàn Mỹ kim) sẽ tu bổ 600 mét đê khu Đông, sửa chữa 2 tràng xả lũ tại xã Phước Thuận (huyện Tuy Phước) và xây mới 2 cống thoát nước trên tuyến đê khu Đông, những tuyến đê còn lại coi như giẫm chân tại chỗ.
Gửi ý kiến của bạn