Hôm nay,  

Làng Công Nhân

05/04/200500:00:00(Xem: 5282)
Bạn,
Theo ghi nhận của báo quốc nội, tại các khu công nghiệp ở Sài Gòn, Bình Dương, Đồng Nai, Hà Nội, đại đa số công nhân phải tự tìm chỗ trọ tại các phường, xã gần khu vực nhà máy. Từ nhu cầu này, nhiều khu nhà trọ, làng công nhân đã hình thành. Báo Hà Nội Mới viết về 1 làng công nhân bên sông Hồng qua đoạn ký sự như sau.
Từ vài năm nay, thôn Bầu, xã Kim Chung, huyện Đông Anh, trở nên đông đúc, nhộn nhịp hẳn lên bởi lượng công nhân đổ về làm việc trong khu công nghiệp Bắc Thăng Long - Nội Bài. Vì khu công nghiệp vẫn chưa thể giải quyết được nơi ăn, chốn ở cho công nhân, nên đại đa số họ tự tìm chỗ trọ lấy và thôn Bầu ngẫu nhiên trở thành... đắc lợi, khi dịch vụ xây nhà trọ cho thuê nở rộ, người nông dân vì thế mà phát đạt từ nhiều loại hình dịch vụ ăn theo...
Chị Nguyễn Thị Thoa, quê Vĩnh Phúc, công nhân của Cty sản xuất linh kiện điện thoại trong khu công nghiệp cho biết, lương 700 nghìn đến 800 nghìn đồng/tháng. Chị và 2 người cùng quê thuê căn buồng rộng ước 7 m2, kê 1 giường chung cho 3 người; mọi sinh hoạt gói gọn trong buồng; tiền thuê nhà cộng chi phí điện, nước, vệ sinh mỗi người tháng trả gần 100 ngàn đồng. Ở đây còn có buồng thuê cho 2 -4 người, giá thuê tương tự trên dưới 100 nghìn đồng/người/ tháng. Các dãy nhà thuê đều xây 1 tầng, đơn giản; công trình phụ dùng chung, bình quân 10 người có 1 buồng tắm, vệ sinh; nước sinh hoạt từ giếng khoan.

Công nhân làm việc trong khu công nghiệp Thăng Long, đại đa số họ tới từ nhiều vùng quê xa xôi như Hưng Yên, Hải Phòng, Thanh Hoá, Vĩnh Phúc,...và dẫu mức thu nhập của họ đều không hề cao, chỉ từ 800 ngàn tới hơn 1 triệu đồng/tháng, song họ cũng không thể nào hạn chế đến tối đa cho những sinh hoạt đắt đỏ của đời nhà trọ được. Chị Lê Thu Ba, công nhân phân xưởng lắp ráp máy ảnh, thuê trọ ở đây tâm sự. "Lương tháng của tụi em chỉ 900 ngàn thôi và trừ chi phí tiền thuê nhà, tiền ăn tiêu, sinh hoạt khác... chỉ gửi về cho gia đình được 400 ngàn đồng".
Bạn,
Báo HNM viết tiếp: qua trò chuyện với một số chị em công nhân ở đây, được biết mong muốn cấp bách của họ là được giải quyết nơi ăn chốn ở từ Ban quản lý khu công nghiệp, để mỗi tháng công nhân bớt đi một khoản tiền nhà trọ, trong phần lương vốn đã ít ỏi đó... Mặt khác, khi công nhân ở trong một khu vực chịu sự quản lý của cơ quan chủ quản, thì an ninh với họ cũng được bảo đảm hơn.

Gửi ý kiến của bạn
Vui lòng nhập tiếng Việt có dấu. Cách gõ tiếng Việt có dấu ==> https://youtu.be/ngEjjyOByH4
Tên của bạn
Email của bạn
)
Trời hành cơn lụt mỗi năm… bây giờ mưa lụt kéo tới hoài, mới lạ…
Quốc doanh có nhiều dự án đầu tư ra nước ngoài, nhiều dự án có lời đã giảm và các dự án lỗ lại tăng…
Câu chuyện ô nhiễm môi trường càng lúc càng bi thảm… không chỉ thiên nhiên làm cho đời sống gian nan hơn, ngay chính con người cũng làm thêm tệ hại.
Thành Cổ Loa bây giờ còn gì? Vẫn còn đứng vững sau hơn hai ngàn năm? Thực ra là điêu tàn, những vẫn còn đủ để kinh doanh du lịch.
Có ai hài lòng với chất lượng không khí ở hai thành phố lớn không? Có, và có rất ít.
Trong khi đội tuyển Việt Nam thắng đội Indonesia với tỷ số cách biệt, một tin buồn cho ngành du lịch y tế Việt Nam là một Việt Kiều về Sài Gòn căng da mặt và chết cũng vì ca giải phẫu của bệnh viện thẩm mỹ…
Cổ vật rồi cứ chắp cánh bay xa… vĩnh viễn xóa đi những quá khứ văn hóa.
Việt Nam đang có bao nhiêu người mù chữ? Câu trả lời theo thống kê là khoảng một triệu rưỡi người mù chữ.
Cứ vào ngày 11 tháng 10 hàng năm, thế giới lại đón Ngày Quốc Tế Trẻ Em Gái (International Day of the Girl Child), còn gọi là Ngày Trẻ Em Gái (Day of Girls) – một ngày để gây ý thức về các vấn đề mà 1.1 tỷ bé gái trên thế giới phải đối diện, và cũng là ngày để tăng thượng quyền trẻ em, đặc biệt là quyền trẻ em gái.
Nhiều doanh nghiệp Việt Nam vẫn tránh né bảo hiểm xã hội…
NHẬN TIN QUA EMAIL
Vui lòng nhập địa chỉ email muốn nhận.