Hôm nay,  

‘sát Thủ’ Hủy Hoại Hồ Nước

07/12/200800:00:00(Xem: 3506)

‘SÁT THỦ’ HỦY HOẠI HỒ NƯỚC

Bạn,
Theo báo Đồng Nai, cách  đây hơn 17 tháng, vào giữa năm 2007, đoàn kiểm tra gồm các cơ quan chức năng của tỉnh Đồng Nai đã có chuyến khảo sát hồ Trị An để tìm nguyên nhân gây ô nhiễm nguồn nước nơi đây. Điều khá bất ngờ  khi đoàn kiểm tra phát  giác "thủ phạm" làm một số khu vực trên hồ Trị An bị ô nhiễm là cây mai dương. Thời  gian đó, diện tích cây mai dương trên hồ Trị An được xác định khoảng hơn 1 ngàn hécta và hiện nay chúng đang tiếp tục phát triển rất nhanh.  Báo Đồng Nai ghi nhận thảm họa này như sau.
Trên đường đi khảo sát hồ Trị An mới đây, phóng viên phát  giác cây mai dương đang chiếm lĩnh dày đặc vùng đất mặt hồ. Mực nước mùa này cao hơn 4 mét, nhưng ở nhiều khu vực, cây mai dương còn ngoi lên khỏi mặt nước hơn nửa mét. Tại những vùng cây mai dương mọc nhiều, nước có màu đen. Các tài liệu khoa học đã chứng minh, trong thân cây mai dương có chứa chất mimosin - một loại acid amin có thể gây độc với nhiều loài động thực vật. Chính vì vậy, khi xác mai dương phân hủy trong nước, chất độc sẽ hủy diệt nhiều loài sinh vật sống chung quanh nó.


 Mai dương là loài cây ngoại lai, tốc độ phát triển rất nhanh, có tán lan rộng, trên khắp thân và lá đều có gai. Loại cây này thích nghi với mọi địa hình sâu cũng như cạn, đặc biệt là vùng đất ngập nước. Cho nên nó có mặt ở đâu thì tiêu diệt thực vật bản địa tới đó. Cây mai dương phát tán rất nhanh ở nhiều nơi trong tỉnh. Không chỉ thâm nhập hồ Trị An, những năm gần đây, cây mai dương còn mọc hoang dại, lấn chiếm đất canh tác thuộc các huyện: Vĩnh Cửu, Trảng Bom, Thống Nhất,  Định Quán của tỉnh Đồng Nai, gây cản trở việc đi lại của người dân, ngăn cản dòng chảy trên kênh mương.
 Thực tế, đã có thời điểm, dự án  giải  quyết  cây mai dương được thực hiện trong nhiều năm tại "Vườn quốc gia Cát Tiên." Song, kết quả thu được không cao vì vào mùa mưa lũ, sông  Đồng Nai đã mang hàng triệu hạt cây mai dương từ thượng nguồn về xuôi. Riêng ở hồ Trị An, ngành chức năng đã thí điểm trồng cây tràm nước để ngăn cây mai dương phát triển. Tuy nhiên, tác dụng diệt cây mai dương thì ít, còn tác hại đối với các hệ thực vật, thủy sinh thì nhiều nên kế hoạch này ngừng triển khai. Từ đó đến nay, cây mai dương được xem là "sát thủ" thầm lặng trên hồ Trị An.
Bạn,
Cũng theo báo Đồng Nai, trong những năm gần đây, các nhà nghiên cứu đã đề  rat nhiều giải pháp nhằm tiêu diệt cây mai dương. Chẳng hạn như nuôi dê, nhưng  tiến trình "thanh toán" cây mai dương của dê rất chậm. Một số địa phương sử dụng phương pháp sinh học như rải thuốc diệt cỏ, chích thuốc vào cây, phun thuốc sau khi lột vỏ cây... Tuy nhiên, những cách làm này lại ảnh hưởng đến môi trường sinh thái  xung quanh.

Gửi ý kiến của bạn
Vui lòng nhập tiếng Việt có dấu. Cách gõ tiếng Việt có dấu ==> https://youtu.be/ngEjjyOByH4
Tên của bạn
Email của bạn
)
NHẬN TIN QUA EMAIL
Vui lòng nhập địa chỉ email muốn nhận.