Hôm nay,  

Sạt Lở Ở Miền Tây

29/06/201000:00:00(Xem: 3123)

Sạt Lở Ở Miền Tây

Bạn,
Theo báo Sài Gòn, khảo sát mới nhất của Tổng cục Môi trường, Bộ Tài nguyên và Môi trường cho thấy tình trạng sạt lở bờ sông tại nhiều địa phương ở  miền Tây  đang diễn biến rất phức tạp. Cách đây 1 năm, cũng vào tháng Sáu, tình trạng sạt lở đã diễn ra tại nhiều nơi, từ các tỉnh đầu nguồn như An Giang, Đồng Tháp và dọc theo sông Tiền, sông Hậu như Cần Thơ, Vĩnh Long đến Cà Mau  chịu thiệt hại nặng nề do sạt lở gây ra. Và trong tháng Sáu năm nay, các chuyên viên và cơ quan chức năng lại báo động về thảm họa này. Báo SGGP ghi nhận về tình hình sạt lở hiện nay tại miền Tây qua bản tin như sau.
Trên địa bàn tỉnh An Giang, khu vực ven sông Tiền có 13 điểm sạt lở, với cung trượt 2 - 30m/năm. Dọc bờ sông Hậu qua tỉnh An Giang có đến 25 điểm sạt lở. Đáng lo ngại, tại các xã Vĩnh Tường, Quốc Thái, Vĩnh Lộc, Phú Hữu, Khánh An (huyện An Phú), Phú Bình (huyện Phú Tân), cù lao Phó Ba, Mỹ Hòa Hưng (thành phố Long Xuyên), cồn Bình Thủy (huyện Châu Phú) mức độ sạt lở ngày càng tăng.
Tại Đồng Tháp, tình trạng sạt lở bờ sông Tiền, sông Hậu đang diễn biến phức tạp, nhất là khi nước lũ đổ về. Toàn tỉnh Đồng Tháp hiện có 99 điểm sạt lở với tổng chiều dài hơn 172km, thuộc địa phận 44 xã, phường, thị trấn; tập trung nhiều nhất ở các huyện: Hồng Ngự, Thanh Bình, Châu Thành và thị xã Sa Đéc. Nhiều nơi, sạt lở ăn sâu vào bờ đến 25m. Trong khi đó, các tỉnh Vĩnh Long, Sóc Trăng, Cà Mau,  thành phố Cần Thơ... liên tiếp xảy ra sạt lở bờ sông, đê biển gây thiệt hại lớn.


Theo ông Nguyễn Hòa Bình, Cục trưởng Cục Quản lý chất thải và Cải thiện môi trường - Tổng cục Môi trường (Bộ Tài nguyên-Môi trường), nguyên nhân sạt lở bờ sông là do nền đất yếu, luồng lạch không ổn định, chế độ dòng chảy phức tạp. Nước lũ và triều cường gây nhiều phản áp, có sức bào mòn, xoáy lở mạnh, đe dọa nhiều đoạn sông, kênh, đê biển. Tuy nhiên, nạn khai thác cát bừa bãi, ồ ạt, trái phép với khối lượng lớn mới là nguyên nhân chính gây nên tình trạng sạt lở ngày càng nghiêm trọng...
Bạn,
Cách đây một năm, các nhà  khoa học báo động rằng do nhu cầu phát triển kinh tế trong khu vực Đông Nam Á làm gia tăng các hoạt động khai thác tài nguyên của con người. Do ảnh hưởng biến đổi khí hậu (sự nóng lên của trái đất) đã làm  miền Tây Nam phần thay đổi theo hướng bất lợi. Các hoạt động của con người ở vùng thượng lưu như chặt phá rừng đầu nguồn, xây nhiều đập, đắp đê ngăn lũ, khai thác quá mức cát lòng sông... gây ra nhiều tác hại, làm thay đổi dòng chảy và gây nên sạt lở bờ sông ở mức độ báo động.

Gửi ý kiến của bạn
Vui lòng nhập tiếng Việt có dấu. Cách gõ tiếng Việt có dấu ==> https://youtu.be/ngEjjyOByH4
Tên của bạn
Email của bạn
)
Địa cầu ngày càng nóng hơn, biến đổi khí hậu (BĐKH) gay gắt hơn, biển ngày càng dân cao hơn, nhiều vùng ven biển Việt Nam đang sạt lở tới mức báo động, diện tích nông nghiệp ở nhiều vùng đồng bằng bị biển xâm thực và ngập mặn nhiều hơn…
Kinh tế Việt Nam sẽ tăng chậm lại trong năm 2019, nhưng vẫn là mức tăng nhanh nhất khu vực.
Du khách tới Sài Gòn tăng đều… Tiền thu nhờ du lịch tăng đều…
Du học sinh không muốn về lại Việt Nam… Không ai muốn về cả.
Hít thở cũng là một khó khăn mới tại Sài Gòn… khi không khí bỗng nhiên ô nhiễm hơn.
Giảm giờ làm có nên không? Hầu hết người lao động đều muốn giảm bớt giờ làm việc…
Ngang ngược là kiểu Trung Quốc truyền thống… Hung hăng để chiếm đất, chiếm biển… May mắn thời này còn quốc tế.
Lại mưa lụt Đồng Nai… nơi trước giờ mưa thuận gió hòa so với các tỉnh Miền Trung…
Đòi nợ bằng bạo lực là một hiện tượng đáng sợ tại nhiều thành phố lớn. Đòi nợ thuê là một dịch vụ gây kinh hoàng…
Gần đây, thấy có người gọi Việt Nam là “xứ Đông Lào”… chữ này thoạt nghe hơi khó hiểu, nhưng nghĩ một chặp mới hiểu ra, rằng VN là đất nước phía Đông nước Lào, cũng một dạng chậm tiến y hệt như “chính chủ nước Lào”…
NHẬN TIN QUA EMAIL
Vui lòng nhập địa chỉ email muốn nhận.