Hôm nay,  

Nước Ngày Càng Hiếm

11/05/201000:00:00(Xem: 2830)

Nước Ngày Càng Hiếm

Bạn,
Theo các chuyên viên của Tổng công ty Cấp nước Sài Gòn, thời gian qua, tình trạng kiện biến đổi khí hậu và ô nhiễm môi trường đã và đang ảnh hưởng xấu đến nguồn cung cấp nước sạch cho cư dân thành phố Sài Gòn. Hiện nay, chi phí mua hóa chất khử lọcù "nước thô" từ sông Đồng Nai và sông Sài Gòn (hai con sông cung cấp nguồn nước sinh hoạt chính cho TPSG thành nước sạch sinh hoạt của người dân TPSG đang tăng... "phi mã" theo đà ô nhiễm ngày càng trầm trọng ở 2 con sông này. Báo SGGP ghi nhận thực trạng này qua bản tin như sau.
Theo Tổng công ty Cấp nước SG (Sawaco), tại Nhà máy nước Tân Hiệp, nơi cung cấp 300,000m³ nước/ngày, đêm cho thành phố SG (chiếm khoảng 22.4% tổng lượng nước thành phố sử dụng), từ năm 2007 đến nay, chi phí mua hóa chất đã tăng khoảng 22% (không tính yếu tố lạm phát). Đó là chưa kể các chi phí tăng thêm như chi phí thuê nhân công giám sát, chi phí kiểm tra thường xuyên chất lượng nước...
Tại các nhà máy còn lại như Thủ Đức, BOO Thủ Đức, Bình An, mức độ tăng chi phí mua hóa chất "xử lý nước" tuy không cao như Nhà máy nước Tân Hiệp, nhưng năm sau luôn nhiều hơn năm trước. Theo Sawaco, đây thực sự là gánh nặng khi vào mùa khô, nước sông xuống thấp, mức độ hòa tan, tự làm sạch các dòng sông yếu đi. Đáng lo ngại hơn, tình trạng đó chưa có dấu hiệu dừng lại. Theo báo cáo của Sawaco, mức độ ô nhiễm của sông Sài Gòn-nơi lấy nước chính của Nhà máy nước Tân Hiệp đang diễn biến hết sức phức tạp. Hàm lượng ammonia tăng nhanh vượt mức cho phép từ 4-28 lần. Ô nhiễm chất hữu cơ năm sau cao hơn năm trước. Hàm lượng vi sinh đã vượt tiêu chuẩn 2-4 lần. Tuy nhiên, đó chưa phải điều khó khăn nhất.


Ông Nguyễn Tống Đăng Khoa, Trưởng phòng Kỹ thuật Công nghệ của Sawaco cho biết, thời gian gần đây có nhiều ngày độ mặn của nước sông Sài Gòn vượt mức cho phép (250mg/l) vài giờ và Nhà máy nước Tân Hiệp phải sử dụng nguồn nước dự trữ để thay thế. Chi phí xử lý nguồn nước bị nhiễm mặn rất lớn, gấp hàng chục lần so với chi phí xử lý các nguồn nước thô khác. Đây chính là thách thức lớn nhất của Nhà máy nước Tân Hiệp, vì nếu tình hình nhiễm mặn không được kiểm soát, nhiều khả năng Nhà máy phải tốn hàng trăm tỷ đồng đầu tư thêm hệ thống xử lý nước mặn chuyên dùng.
Bạn,
Cũng theo báo SGGP, nước sông Đồng Nai,nguồn nước chính của Nhà máy nước Thủ Đức, BOO Thủ Đức, Bình An đã có nhiều ngày bị nhiễm mặn vượt mức cho phép trong mùa khô năm nay. Sawaco như đang "ngồi trên lửa" trước những diễn biến đáng ngại này, bởi nếu tình trạng ấy không được ngăn chặn và giải quyết kịp thời, chi phí sản xuất nước sạch của thành phố sẽ tăng cao, tạo thêm gánh nặng cho người dân.

Gửi ý kiến của bạn
Vui lòng nhập tiếng Việt có dấu. Cách gõ tiếng Việt có dấu ==> https://youtu.be/ngEjjyOByH4
Tên của bạn
Email của bạn
)
Lúc nào cũng có nan đề với bệnh viện… Sức khỏe người dân đầy những lo âu…
Cháy lớn ở Hóc Môn… may không ai tử vong…
Dân số ngày càng tăng… thành phố Sài Gòn ngày càng thiếu đất…
Thế là nổ cả trăm bình gas… Cả khu phố kinh hoàng…
Quốc lộ cũng sạt lở… Xuất hiện thêm vết nứt trên Quốc lộ 91…
Hành khách vắng dần trên các chuyến tàu xe lửa… thế là phải giảm giá vé để mời gọi người đi.
Văn bằng giả… Đào tạo kém chất lượng… Hễ có tiền là mua bằng dễ dàng… Đại học Việt Nam nhiều vấn đề nhức nhối…
Kinh tế Việt Nam sẽ hưởng lợi một phần nhờ chiến tranh thương mại giữa Hoa Kỳ và Trung Quốc…
Ngư dân và tàu cá mất tích trên biển… Ngậm ngùi, chẳng thấy tint ức gì.
Sụp hội trường Ủy ban Nhân dân Thị trấn… may quá, lúc sáng sớm, chưa ai tới làm việc,… ai xây mà dỏm vậy kìa, chắc có ai ăn chận xi măng …
NHẬN TIN QUA EMAIL
Vui lòng nhập địa chỉ email muốn nhận.