Hôm nay,  

Nước Ngày Càng Hiếm

11/05/201000:00:00(Xem: 2819)

Nước Ngày Càng Hiếm

Bạn,
Theo các chuyên viên của Tổng công ty Cấp nước Sài Gòn, thời gian qua, tình trạng kiện biến đổi khí hậu và ô nhiễm môi trường đã và đang ảnh hưởng xấu đến nguồn cung cấp nước sạch cho cư dân thành phố Sài Gòn. Hiện nay, chi phí mua hóa chất khử lọcù "nước thô" từ sông Đồng Nai và sông Sài Gòn (hai con sông cung cấp nguồn nước sinh hoạt chính cho TPSG thành nước sạch sinh hoạt của người dân TPSG đang tăng... "phi mã" theo đà ô nhiễm ngày càng trầm trọng ở 2 con sông này. Báo SGGP ghi nhận thực trạng này qua bản tin như sau.
Theo Tổng công ty Cấp nước SG (Sawaco), tại Nhà máy nước Tân Hiệp, nơi cung cấp 300,000m³ nước/ngày, đêm cho thành phố SG (chiếm khoảng 22.4% tổng lượng nước thành phố sử dụng), từ năm 2007 đến nay, chi phí mua hóa chất đã tăng khoảng 22% (không tính yếu tố lạm phát). Đó là chưa kể các chi phí tăng thêm như chi phí thuê nhân công giám sát, chi phí kiểm tra thường xuyên chất lượng nước...
Tại các nhà máy còn lại như Thủ Đức, BOO Thủ Đức, Bình An, mức độ tăng chi phí mua hóa chất "xử lý nước" tuy không cao như Nhà máy nước Tân Hiệp, nhưng năm sau luôn nhiều hơn năm trước. Theo Sawaco, đây thực sự là gánh nặng khi vào mùa khô, nước sông xuống thấp, mức độ hòa tan, tự làm sạch các dòng sông yếu đi. Đáng lo ngại hơn, tình trạng đó chưa có dấu hiệu dừng lại. Theo báo cáo của Sawaco, mức độ ô nhiễm của sông Sài Gòn-nơi lấy nước chính của Nhà máy nước Tân Hiệp đang diễn biến hết sức phức tạp. Hàm lượng ammonia tăng nhanh vượt mức cho phép từ 4-28 lần. Ô nhiễm chất hữu cơ năm sau cao hơn năm trước. Hàm lượng vi sinh đã vượt tiêu chuẩn 2-4 lần. Tuy nhiên, đó chưa phải điều khó khăn nhất.


Ông Nguyễn Tống Đăng Khoa, Trưởng phòng Kỹ thuật Công nghệ của Sawaco cho biết, thời gian gần đây có nhiều ngày độ mặn của nước sông Sài Gòn vượt mức cho phép (250mg/l) vài giờ và Nhà máy nước Tân Hiệp phải sử dụng nguồn nước dự trữ để thay thế. Chi phí xử lý nguồn nước bị nhiễm mặn rất lớn, gấp hàng chục lần so với chi phí xử lý các nguồn nước thô khác. Đây chính là thách thức lớn nhất của Nhà máy nước Tân Hiệp, vì nếu tình hình nhiễm mặn không được kiểm soát, nhiều khả năng Nhà máy phải tốn hàng trăm tỷ đồng đầu tư thêm hệ thống xử lý nước mặn chuyên dùng.
Bạn,
Cũng theo báo SGGP, nước sông Đồng Nai,nguồn nước chính của Nhà máy nước Thủ Đức, BOO Thủ Đức, Bình An đã có nhiều ngày bị nhiễm mặn vượt mức cho phép trong mùa khô năm nay. Sawaco như đang "ngồi trên lửa" trước những diễn biến đáng ngại này, bởi nếu tình trạng ấy không được ngăn chặn và giải quyết kịp thời, chi phí sản xuất nước sạch của thành phố sẽ tăng cao, tạo thêm gánh nặng cho người dân.

Gửi ý kiến của bạn
Vui lòng nhập tiếng Việt có dấu. Cách gõ tiếng Việt có dấu ==> https://youtu.be/ngEjjyOByH4
Tên của bạn
Email của bạn
)
Khi đổi tên, sẽ thoát tụt hậu? Có vẻ như nhiều quan chức Hà nội tin như thế…
Hình như chính phủ Hà nội lo sợ dân chúng biểu tình theo kiểu như Hồng Kông… do vậy cảnh sát phải diễn tập đàn áp biểu tình.
Từ chiến tranh thương mại giữa Hoa Kỳ và Trung Quốc, cho tới các sóng gió Biển Đông… bàn tay chính phủ Bắc Kinh hung hiểm phóng phi tiêu ra tứ phía…
Con gà đẻ trứng vàng cho Việt Nam và các nước Đông Nam Á vẫn luôn luôn là ngành du lịch… vì tự nhiên khách quốc tế rủ nhau tới xài tiền trong sân nhà mình…
Lúc nào cũng trai thừa, gái thiếu… thặng dư chênh lệch trên cả nước, không chỉ tại Sài Gòn.
Tưng bừng kinh doanh lậu… Đó là chuyện bến bãi đường thủy…
Dầu lậu chở lặng lẽ… cả chục ngàn lít dầu… không xuất xứ. Hẳn là tham nhũng, hay hối lộ…
Nhiều ngân hàng không biết làm sao thu hồi tiền cho vay, khi các dự án khổng lồ liên tục thua lỗ… và ngập nợ.
Có quá nhiều nỗi lo cho khu vực Đồng Bằng Sông Cửu Long…
Thôi thì bỏ phạt… hy vọng học trò ngoan mãi, biết vâng lời và học giỏi. Bản tin GiadinhNet kể về một ngôi trường tại Hải Phòng
NHẬN TIN QUA EMAIL
Vui lòng nhập địa chỉ email muốn nhận.