Hôm nay,  

Hiểm Họa Lũ Quét

14/10/200900:00:00(Xem: 2518)

Hiểm Họa Lũ Quét

Bạn,
Theo  báo Sài Gòn, trận lũ lịch sử trong thượng tuần tháng 10 vưà qua đã đưa hầu như cả tỉnh Kon Tum vào cơn đại hồng thủy chưa từng có; thiệt hại nặng nề cũng chưa từng có mà đến giờ vẫn chưa thể thống kê hết được. Đằng sau một Kon Tum hoang tàn khủng khiếp là hiểm hoạ lũ quét tiềm ẩn dành cho cả vùng bắc Tây Nguyên như ghi nhận của báo Lao Động qua bản tin như sau.
Gần một tuần sau trận lũ lịch sử, đường Trường Sơn mới "cơ bản thông xe", tức là chỉ vẹt bùn đủ cho xe trọng tải nhẹ đi qua. Ở đoạn Đắc Glei (Kon Tum) giáp Khâm Đức (Quảng Nam), do thiếu thông tin, hàng đoàn xe tải nặng chở vật liệu xây dựng ngược Kon Tum đều phải kẹt lại trên đường. Phóng viên có mặt tại Đắc Glei sau khi vượt qua 120km từ  thành phố Kon Tum; sau những nỗ lực thông đường của ngành giao thông,nhiều đoạn qua ĐắcTô - nhất là ở Đắc Glei, con đường chỉ trông như sợi chỉ nhỏ dành cho xe một chiều; những đống bùn cao vài mét, dài hàng cây số mới được vẹt tạm lấy lối đi. Càng về thượng nguồn, dòng Đắc Pôkô càng trở nên sâu hoắm với dòng chảy đỏ ngầu, nhiều đoạn dòng lũ đã ngoạm sâu sát mặt đường. Chưa kể hàng vạn khối gỗ, củi từ thượng nguồn trôi đổ về khu vực các xã Diên Bình, Ngọc Tụ, Đắc Rnga, Tân Cảnh (Đắc Tô), cả ở các huyện Đắc Hà, Tu Mơ Rông, tàn phá hàng vạn hécta hoa màu, nhà cửa vùng hạ lưu, đồng thời làm sạt lở, tắc nghẽn giao thông nghiêm trọng.


Theo thống kê, trong trận lũ vưà qua,Kon Tum đã có 49 người chết, trong đó còn 8 người chưa tìm được xác, 2 người bị mất tích.  Đến thời gian này, tổng thiệt hại trên địa bàn  tỉnh này ước tính sẽ không dưới 7 ngàn tỉ đồng (khoảng 420 triệu Mỹ kim), một viên chức tỉnh Kon Tum thông báo như thế. Uỷ ban tỉnh Kon Tum cho  biết rằng phần lớn nông dân Kon Tum đều sống, canh tác ở thung sâu, sát sông suối; lũ xuống nhanh lại không được thông báo kịp thời nên thiệt hại càng lớn. Đáng ngạc nhiên là trận lũ lần này, người dân sống ở vùng núi cao trên 1 ngàn 200 mét vẫn thọ nạn. Điển hình là 3 ngôi làng ở xã Ngọc Yêu - Tu Mơ Rông. Qua trận lũ lần này, "yếu huyệt Kon Tum" càng lộ rõ khi Kon Tum đang trở thành "túi nước" khổng lồ, là khu vực hợp lưu của những con sông lớn như Sê San, Đắc Pôkô, với những công trình thủy điện quốc gia đã và sắp hoạt động. Nền địa chất toàn vùng chắc chắn đã và sẽ bị tác động từ đây.
Bạn,
Cũng theo báo Lao Động,hiểm hoạ lũ quét ở vùng bắc Tây Nguyên vẫn còn đó khi mà rừng đầu nguồn đã trở nên rất mỏng, đồng thời việc khai thác tài nguyên thủy điện trên hệ thống sông lớn tại đây vẫn chưa được điều phối hài hoà.

Gửi ý kiến của bạn
Vui lòng nhập tiếng Việt có dấu. Cách gõ tiếng Việt có dấu ==> https://youtu.be/ngEjjyOByH4
Tên của bạn
Email của bạn
)
Địa cầu ngày càng nóng hơn, biến đổi khí hậu (BĐKH) gay gắt hơn, biển ngày càng dân cao hơn, nhiều vùng ven biển Việt Nam đang sạt lở tới mức báo động, diện tích nông nghiệp ở nhiều vùng đồng bằng bị biển xâm thực và ngập mặn nhiều hơn…
Kinh tế Việt Nam sẽ tăng chậm lại trong năm 2019, nhưng vẫn là mức tăng nhanh nhất khu vực.
Du khách tới Sài Gòn tăng đều… Tiền thu nhờ du lịch tăng đều…
Du học sinh không muốn về lại Việt Nam… Không ai muốn về cả.
Hít thở cũng là một khó khăn mới tại Sài Gòn… khi không khí bỗng nhiên ô nhiễm hơn.
Giảm giờ làm có nên không? Hầu hết người lao động đều muốn giảm bớt giờ làm việc…
Ngang ngược là kiểu Trung Quốc truyền thống… Hung hăng để chiếm đất, chiếm biển… May mắn thời này còn quốc tế.
Lại mưa lụt Đồng Nai… nơi trước giờ mưa thuận gió hòa so với các tỉnh Miền Trung…
Đòi nợ bằng bạo lực là một hiện tượng đáng sợ tại nhiều thành phố lớn. Đòi nợ thuê là một dịch vụ gây kinh hoàng…
Gần đây, thấy có người gọi Việt Nam là “xứ Đông Lào”… chữ này thoạt nghe hơi khó hiểu, nhưng nghĩ một chặp mới hiểu ra, rằng VN là đất nước phía Đông nước Lào, cũng một dạng chậm tiến y hệt như “chính chủ nước Lào”…
NHẬN TIN QUA EMAIL
Vui lòng nhập địa chỉ email muốn nhận.