Hôm nay,  

Dân ‘chê’ Nhà Máy

07/10/200900:00:00(Xem: 2943)

DÂN ‘CHÊ’ NHÀ MÁY
Bạn,
Theo báo Sài Gòn, lâu nay các tỉnh miền Tây Nam phần là nơi cung ứng nguồn lao động chủ lực cho  thành phố Sài Gòn  và Đông Nam phần, thế nhưng hiện tại hàng loạt doanh nghiệp ở miền Tây  lại "la làng" vì thiếu lao động, nhất là vào những tháng cuối năm, thời  gian cần công nhân để tăng tốc độ sản xuất cho hàng xuất cảng. Nguyên nhân là dân lao động  "chê" nhà máy, không muốn làm công nhân cho các công ty tại địa phương. Báo SGGP ghi nhận thực trạng này như sau.
Chưa bao giờ các tỉnh đồng bằng sông Cửu Long lâm vào cảnh thiếu lao động trầm trọng như hiện nay. Từ Long An xuống Tiền Giang, Vĩnh Long, Đồng Tháp, An Giang... đâu đâu cũng nghe doanh nghiệp than thiếu lao động. Ông Nguyễn Duy Nhứt, Phó Tổng giám đốc Công ty cổ phần Thủy sản Nam Việt, cho biết: "Quý (tam cá nguyệt) 4 là thời điểm ngành thủy sản đẩy mạnh sản xuất để xuất khẩu do nhu cầu tiêu thụ ở các nước tăng cao. Ấy vậy mà tình trạng thiếu lao động lại rơi vào lúc này khiến doanh nghiệp như ngồi trên lửa".
Mấy ngày qua, Nam Việt thông báo tuyển gấp khoảng 200 công nhân nhưng số người đến ghi  tên chưa được bao nhiêu. Đồng cảnh ngộ trên, Công ty Giày Ching Luh (Long An) cũng đang xuôi ngược tuyển khoảng 3 ngàn lao động, kèm theo chế độ đãi ngộ và thu nhập tương đối khá nhưng vẫn chưa có người.


Tại Tiền Giang cũng lên cơn sốt vì tình trạng "việc chờ người" kéo dài nhiều ngày qua. Theo thống kê sơ bộ của Ban quản lý các khu công nghiệp Tiền Giang,hiện các doanh nghiệp cần từ 3 ngàn- 3 ngàn 500 lao động phổ thông làm việc ở các công ty thủy sản, may mặc, da giày... Những ngày qua, Ban quản lý đã phối hợp với các trung tâm dạy nghề, và doanh nghiệp trực tiếp xuống tận xã, ấp để tìm người. Có doanh nghiệp sẵn sàng hỗ trợ thêm các khoản chi phí ngoài lương và tổ chức luôn xe 4 bánh đưa rước công nhân từ nhà đến xí nghiệp. Thế nhưng số người xin vào làm việc chỉ đếm trên đầu ngón tay.
Tại Cà Mau, tình hình thiếu công nhân cũng rối bời như canh hẹ. Ông Lý Văn Thuận, Tổng Thư ký Hội Chế biến thủy sản Cà Mau, than thở: "Năm nay thị trường xuất khẩu chuộng tôm sú cỡ nhỏ và tôm thẻ chân trắng. Hiện các doanh nghiệp cần trên 5 ngàn người nhưng tuyển hoài không đủ". Ông Lý Văn Thuận thừa nhận tình trạng thiếu lao động  tại miền Tây ngày càng trầm trọng và có xu hướng tăng cao trong thời gian tới.
Bạn,
Cũng theo báo SGGP, nguyên nhân là do khu công nghiệp ở các tỉnh mọc lên ngày càng nhiều dẫn đến sự cạnh tranh trong việc tuyển dụng. Tuy nhiên, vấn đề cốt lõi là nhiều người không tha thiết vào làm công nhân trong các nhà máy. Đặc biệt là các ngành may mặc, da giày, thủy sản chiếm quá nhiều thời gian, môi trường làm việc căng thẳng, trong khi mức lương bình quân chỉ 1.1-1.5 triệu đồng (khoảng 60-90 Mỹ kim)/người/tháng.

Gửi ý kiến của bạn
Vui lòng nhập tiếng Việt có dấu. Cách gõ tiếng Việt có dấu ==> https://youtu.be/ngEjjyOByH4
Tên của bạn
Email của bạn
)
Địa cầu ngày càng nóng hơn, biến đổi khí hậu (BĐKH) gay gắt hơn, biển ngày càng dân cao hơn, nhiều vùng ven biển Việt Nam đang sạt lở tới mức báo động, diện tích nông nghiệp ở nhiều vùng đồng bằng bị biển xâm thực và ngập mặn nhiều hơn…
Kinh tế Việt Nam sẽ tăng chậm lại trong năm 2019, nhưng vẫn là mức tăng nhanh nhất khu vực.
Du khách tới Sài Gòn tăng đều… Tiền thu nhờ du lịch tăng đều…
Du học sinh không muốn về lại Việt Nam… Không ai muốn về cả.
Hít thở cũng là một khó khăn mới tại Sài Gòn… khi không khí bỗng nhiên ô nhiễm hơn.
Giảm giờ làm có nên không? Hầu hết người lao động đều muốn giảm bớt giờ làm việc…
Ngang ngược là kiểu Trung Quốc truyền thống… Hung hăng để chiếm đất, chiếm biển… May mắn thời này còn quốc tế.
Lại mưa lụt Đồng Nai… nơi trước giờ mưa thuận gió hòa so với các tỉnh Miền Trung…
Đòi nợ bằng bạo lực là một hiện tượng đáng sợ tại nhiều thành phố lớn. Đòi nợ thuê là một dịch vụ gây kinh hoàng…
Gần đây, thấy có người gọi Việt Nam là “xứ Đông Lào”… chữ này thoạt nghe hơi khó hiểu, nhưng nghĩ một chặp mới hiểu ra, rằng VN là đất nước phía Đông nước Lào, cũng một dạng chậm tiến y hệt như “chính chủ nước Lào”…
NHẬN TIN QUA EMAIL
Vui lòng nhập địa chỉ email muốn nhận.