Hôm nay,  

Gian Truân Nghề Biển

04/03/200800:00:00(Xem: 3641)

Bạn,

Theo báo Sài Gòn, trên địa bàn tỉnh Thừa Thiên-Huế, những làng nghề đánh bắt thủy hải sản Thừa Thiên - Huế tập trung nhiều ở các xã ven biển huyện Phú Vang và Phú Lộc. Gần 3 tháng nay, ngư dân làm nghề đứng ngồi không yên. Bởi lẽ, các loại cá, tôm, cua đánh bắt bán ra thị trường không tăng giá được là bao nhưng dầu hỏa, các loại nhu yếu phẩm như đá ướp lạnh, gạo, rau củ quả... cung ứng cho đoàn thuyền ra khơi lại tăng giá từng ngày.  Báo SGGP ghi nhận tình cảnh khốn đốn của ngư dân ở hai huyện  này như sau.

Tại thị trấn Thuận An, huyện Phú Vang,  ngư dân Võ Văn Hùng, đã nhiều năm gắn bó với nghề đi biển nhưng bây giờ đành để thuyền và các vật dụng đánh bắt nằm bờ, dù mùa vụ mới bắt đầu chưa đầy một tuần lễ. Ông tâm sự: "Hơn 2 tháng nay, với giá dầu 10 ngàn 200 đồng/lít, ngư dân chúng tui đã liên tục bị thua lỗ. Nay giá dầu lại tăng đến 3 ngàn700 đồng/lít thì mỗi chuyến ra khơi ít nhất cũng tiêu tốn thêm từ 5 đến 7 triệu đồng".

Chia tay ông Hùng cùng một số ngư dân thuộc làng chài Thuận An,  phóng viên đến một số làng chài khác thuộc huyện Phú Vang và Phú Lộc. Ở đâu cũng chứng kiến cảnh những chiếc thuyền đánh cá không chủ nằm trơ ven bờ, xa xa vọng lại những câu hát chế thể hiện nỗi buồn khi con cá, con tôm không "đua" kịp với giá dầu của một số ngư dân.

Ngư dân Nguyễn Văn Lai, quê tại xã Phú Thuận, huyện Phú Vang bày tỏ: "Hoàn cảnh kinh tế khó khăn, từ hồi lập gia đình đến nay đã mười năm, tui thường phải đi đánh cá thuê cho các ông chủ có thuyền lớn, còn vợ và 3 đứa con ở nhà mưu sinh bằng việc mua cá ở bến đưa bán chợ kiếm lời. Nhưng liên tục 3 tháng nay, hầu hết chủ thuyền đều ái ngại với việc ra khơi vì thu không đủ chi. Hôm qua xăng dầu lại tăng giá, ông chủ tôi quyết định hủy bỏ chuyến đi đầu năm. Tui lại thất nghiệp, vợ cũng thất nghiệp theo...".

Khác với gia cảnh anh chị Lai, vợ chồng chị Nguyễn Thị Nga khi cưới xin xong đã vay thêm vốn ngân hàng cộng với tiền mừng cưới, đầu tư cùng 5 ngư dân khác mua thuyền đánh bắt xa bờ trị giá hàng trăm triệu đồng. Tiền làm không ra nhưng tiền lãi ngân hàng lại đã đến hạn... Nản chí, người chồng đâm ra rượu chè rồi về nhà đánh đập vợ con...

Bạn,

Cũng theo SGGP, những năm qua, người dân ven biển thuộc huyện Phú Vang, Phú Lộc sống ổn định nhờ nghề khai thác thủy hải sản trên biển nhưng bây giờ họ đang đối mặt với "bão giá" xuất phát từ tác động của giá xăng dầu khiến hàng ngàn gia đình tại đây không có việc làm, đời sống lâm vào cảnh khó khăn túng thiếu.

Gửi ý kiến của bạn
Vui lòng nhập tiếng Việt có dấu. Cách gõ tiếng Việt có dấu ==> https://youtu.be/ngEjjyOByH4
Tên của bạn
Email của bạn
)
Địa cầu ngày càng nóng hơn, biến đổi khí hậu (BĐKH) gay gắt hơn, biển ngày càng dân cao hơn, nhiều vùng ven biển Việt Nam đang sạt lở tới mức báo động, diện tích nông nghiệp ở nhiều vùng đồng bằng bị biển xâm thực và ngập mặn nhiều hơn…
Kinh tế Việt Nam sẽ tăng chậm lại trong năm 2019, nhưng vẫn là mức tăng nhanh nhất khu vực.
Du khách tới Sài Gòn tăng đều… Tiền thu nhờ du lịch tăng đều…
Du học sinh không muốn về lại Việt Nam… Không ai muốn về cả.
Hít thở cũng là một khó khăn mới tại Sài Gòn… khi không khí bỗng nhiên ô nhiễm hơn.
Giảm giờ làm có nên không? Hầu hết người lao động đều muốn giảm bớt giờ làm việc…
Ngang ngược là kiểu Trung Quốc truyền thống… Hung hăng để chiếm đất, chiếm biển… May mắn thời này còn quốc tế.
Lại mưa lụt Đồng Nai… nơi trước giờ mưa thuận gió hòa so với các tỉnh Miền Trung…
Đòi nợ bằng bạo lực là một hiện tượng đáng sợ tại nhiều thành phố lớn. Đòi nợ thuê là một dịch vụ gây kinh hoàng…
Gần đây, thấy có người gọi Việt Nam là “xứ Đông Lào”… chữ này thoạt nghe hơi khó hiểu, nhưng nghĩ một chặp mới hiểu ra, rằng VN là đất nước phía Đông nước Lào, cũng một dạng chậm tiến y hệt như “chính chủ nước Lào”…
NHẬN TIN QUA EMAIL
Vui lòng nhập địa chỉ email muốn nhận.