Hôm nay,  

Gian Truân Nghề Biển

3/4/200800:00:00(View: 3643)

Bạn,

Theo báo Sài Gòn, trên địa bàn tỉnh Thừa Thiên-Huế, những làng nghề đánh bắt thủy hải sản Thừa Thiên - Huế tập trung nhiều ở các xã ven biển huyện Phú Vang và Phú Lộc. Gần 3 tháng nay, ngư dân làm nghề đứng ngồi không yên. Bởi lẽ, các loại cá, tôm, cua đánh bắt bán ra thị trường không tăng giá được là bao nhưng dầu hỏa, các loại nhu yếu phẩm như đá ướp lạnh, gạo, rau củ quả... cung ứng cho đoàn thuyền ra khơi lại tăng giá từng ngày.  Báo SGGP ghi nhận tình cảnh khốn đốn của ngư dân ở hai huyện  này như sau.

Tại thị trấn Thuận An, huyện Phú Vang,  ngư dân Võ Văn Hùng, đã nhiều năm gắn bó với nghề đi biển nhưng bây giờ đành để thuyền và các vật dụng đánh bắt nằm bờ, dù mùa vụ mới bắt đầu chưa đầy một tuần lễ. Ông tâm sự: "Hơn 2 tháng nay, với giá dầu 10 ngàn 200 đồng/lít, ngư dân chúng tui đã liên tục bị thua lỗ. Nay giá dầu lại tăng đến 3 ngàn700 đồng/lít thì mỗi chuyến ra khơi ít nhất cũng tiêu tốn thêm từ 5 đến 7 triệu đồng".

Chia tay ông Hùng cùng một số ngư dân thuộc làng chài Thuận An,  phóng viên đến một số làng chài khác thuộc huyện Phú Vang và Phú Lộc. Ở đâu cũng chứng kiến cảnh những chiếc thuyền đánh cá không chủ nằm trơ ven bờ, xa xa vọng lại những câu hát chế thể hiện nỗi buồn khi con cá, con tôm không "đua" kịp với giá dầu của một số ngư dân.

Ngư dân Nguyễn Văn Lai, quê tại xã Phú Thuận, huyện Phú Vang bày tỏ: "Hoàn cảnh kinh tế khó khăn, từ hồi lập gia đình đến nay đã mười năm, tui thường phải đi đánh cá thuê cho các ông chủ có thuyền lớn, còn vợ và 3 đứa con ở nhà mưu sinh bằng việc mua cá ở bến đưa bán chợ kiếm lời. Nhưng liên tục 3 tháng nay, hầu hết chủ thuyền đều ái ngại với việc ra khơi vì thu không đủ chi. Hôm qua xăng dầu lại tăng giá, ông chủ tôi quyết định hủy bỏ chuyến đi đầu năm. Tui lại thất nghiệp, vợ cũng thất nghiệp theo...".

Khác với gia cảnh anh chị Lai, vợ chồng chị Nguyễn Thị Nga khi cưới xin xong đã vay thêm vốn ngân hàng cộng với tiền mừng cưới, đầu tư cùng 5 ngư dân khác mua thuyền đánh bắt xa bờ trị giá hàng trăm triệu đồng. Tiền làm không ra nhưng tiền lãi ngân hàng lại đã đến hạn... Nản chí, người chồng đâm ra rượu chè rồi về nhà đánh đập vợ con...

Bạn,

Cũng theo SGGP, những năm qua, người dân ven biển thuộc huyện Phú Vang, Phú Lộc sống ổn định nhờ nghề khai thác thủy hải sản trên biển nhưng bây giờ họ đang đối mặt với "bão giá" xuất phát từ tác động của giá xăng dầu khiến hàng ngàn gia đình tại đây không có việc làm, đời sống lâm vào cảnh khó khăn túng thiếu.

Send comment
Vui lòng nhập tiếng Việt có dấu.Cách gõ tiếng Việt có dấu ==> https://youtu.be/ngEjjyOByH4
Your Name
Your email address
)
Trời hành cơn lụt mỗi năm… bây giờ mưa lụt kéo tới hoài, mới lạ…
Quốc doanh có nhiều dự án đầu tư ra nước ngoài, nhiều dự án có lời đã giảm và các dự án lỗ lại tăng…
Câu chuyện ô nhiễm môi trường càng lúc càng bi thảm… không chỉ thiên nhiên làm cho đời sống gian nan hơn, ngay chính con người cũng làm thêm tệ hại.
Thành Cổ Loa bây giờ còn gì? Vẫn còn đứng vững sau hơn hai ngàn năm? Thực ra là điêu tàn, những vẫn còn đủ để kinh doanh du lịch.
Có ai hài lòng với chất lượng không khí ở hai thành phố lớn không? Có, và có rất ít.
Trong khi đội tuyển Việt Nam thắng đội Indonesia với tỷ số cách biệt, một tin buồn cho ngành du lịch y tế Việt Nam là một Việt Kiều về Sài Gòn căng da mặt và chết cũng vì ca giải phẫu của bệnh viện thẩm mỹ…
Cổ vật rồi cứ chắp cánh bay xa… vĩnh viễn xóa đi những quá khứ văn hóa.
Việt Nam đang có bao nhiêu người mù chữ? Câu trả lời theo thống kê là khoảng một triệu rưỡi người mù chữ.
Cứ vào ngày 11 tháng 10 hàng năm, thế giới lại đón Ngày Quốc Tế Trẻ Em Gái (International Day of the Girl Child), còn gọi là Ngày Trẻ Em Gái (Day of Girls) – một ngày để gây ý thức về các vấn đề mà 1.1 tỷ bé gái trên thế giới phải đối diện, và cũng là ngày để tăng thượng quyền trẻ em, đặc biệt là quyền trẻ em gái.
Nhiều doanh nghiệp Việt Nam vẫn tránh né bảo hiểm xã hội…
NHẬN TIN QUA EMAIL
Vui lòng nhập địa chỉ email muốn nhận.