Hôm nay,  

Nước Mắt Mùa Lũ

11/10/201000:00:00(Xem: 2970)

Nước Mắt Mùa Lũ

Bạn,
Cơn lũ lịch sử tràn qua các tỉnh miền Trung đã để lại những hậu quả thảm khốc về người và tài sản. Theo báo cáo sơ khởi  của các cơ quan chức năng cho biết, tính đến ngày 8/10 vưà qua, tổng số người chết vì lũ lụt đã lên đến 52 người, và  số người mất tích 24 người, số người bị thương 54 người. Về tình hình thiệt hại, trong số các tỉnh miền Trung, Quảng Bình chịu thiệt hại vật chất nặng nề nhất, ước tính lên đến 1,300 tỷ đồng (hơn 65 triệu Mỹ kim), Hà Tĩnh 350 tỷ đồng (hơn 17.5 triệu Mỹ kim). Báo Thanh Niên ghi nhận tình cảnh của cư dân tại một số khu vực bị lũ quét qua bản tin như sau.
Cùng với đoàn cứu trợ của Công ty Bia Huế, phóng viên đã có mặt tại nơi lũ vừa quét qua ở hai tỉnh Hà Tĩnh và Quảng Bình. Đã hơn sáu ngày sau cơn lũ, ngày 8.10, trên dọc tuyến đường của các huyện Hương Khê, Hương Sơn (Hà Tĩnh) và Minh Hóa, Tuyên Hóa, Quảng Trạch (Quảng Bình)..., nước lũ vẫn còn chưa rút hết. Gồng mình chống chọi với cơn lũ suốt những ngày qua, người dân xã Sơn Mai (huyện Hương Sơn, Hà Tĩnh) chừng như đã cạn sức.


45  gia đình  cư dân được xã chọn để nhận quà của đoàn cứu trợ là những gia đình neo đơn, bị lũ ngâm và chia cắt trong nhiều ngày, lương thực dự trữ cạn kiệt. Cụ bà Thái Thị Hiên (86 tuổi) nhận được món quà 10kg gạo, một thùng mì tôm, bình nước uống và một chai dầu ăn, tay run run mừng rỡ. "Mấy ngày ni nói thiệt với mấy chú là đến mì tôm của xã phát, một gói cũng phải chia ra để ăn cho được nhiều bữa. Thấy nước rút chậm, con cái đứa mô cũng nghèo nên chẳng giúp được gì. Nay có được số gạo ni, một mình tui cũng sống được gần 20 ngày", bà Hiên nói.
Chủ tịch ủy ban xã Sơn Mai Trần Thanh Nga, cho biết: "Đến sáng 8.10, trong địa bàn xã vẫn có hai xóm với gần 200 gia đình còn bị chia cắt. Toàn bộ hoa màu, cây ăn quả sản xuất vụ hè thu xem như mất trắng."
Cùng với Sơn Mai, xã Sơn Long (H.Hương Sơn) cũng khó khăn không kém. Dù đã chủ động từ trước, nhưng do cơn lũ lên nhanh, gây cô lập và chia cắt, giao thông tê liệt nên hậu quả để lại vô cùng nặng nề.Toàn xã có hơn 350  gia đình bị cô lập, chia cắt trong nhiều ngày, sức chống chọi của người dân cũng có hạn nên hiện tại họ vô cùng khó khăn. Cơn lũ đi qua đã để lại khắp những thôn xóm cảnh xác xơ. Nhà cửa tài sản trôi ướt, lúa gạo dự trữ ẩm mốc.
Bạn,
Cũng theo báo Thanh Niê, cùng với những tổn thất về nhân mạng và tài sản, hệ thống đê điều, thủy lợi giao thông bị tàn phá nặng... Công sức gầy dựng bao nhiêu năm của  dân địa phương sau một trận lũ giờ đây chỉ còn lại cảnh tiêu điều, xơ xác.

Gửi ý kiến của bạn
Vui lòng nhập tiếng Việt có dấu. Cách gõ tiếng Việt có dấu ==> https://youtu.be/ngEjjyOByH4
Tên của bạn
Email của bạn
)
Địa cầu ngày càng nóng hơn, biến đổi khí hậu (BĐKH) gay gắt hơn, biển ngày càng dân cao hơn, nhiều vùng ven biển Việt Nam đang sạt lở tới mức báo động, diện tích nông nghiệp ở nhiều vùng đồng bằng bị biển xâm thực và ngập mặn nhiều hơn…
Kinh tế Việt Nam sẽ tăng chậm lại trong năm 2019, nhưng vẫn là mức tăng nhanh nhất khu vực.
Du khách tới Sài Gòn tăng đều… Tiền thu nhờ du lịch tăng đều…
Du học sinh không muốn về lại Việt Nam… Không ai muốn về cả.
Hít thở cũng là một khó khăn mới tại Sài Gòn… khi không khí bỗng nhiên ô nhiễm hơn.
Giảm giờ làm có nên không? Hầu hết người lao động đều muốn giảm bớt giờ làm việc…
Ngang ngược là kiểu Trung Quốc truyền thống… Hung hăng để chiếm đất, chiếm biển… May mắn thời này còn quốc tế.
Lại mưa lụt Đồng Nai… nơi trước giờ mưa thuận gió hòa so với các tỉnh Miền Trung…
Đòi nợ bằng bạo lực là một hiện tượng đáng sợ tại nhiều thành phố lớn. Đòi nợ thuê là một dịch vụ gây kinh hoàng…
Gần đây, thấy có người gọi Việt Nam là “xứ Đông Lào”… chữ này thoạt nghe hơi khó hiểu, nhưng nghĩ một chặp mới hiểu ra, rằng VN là đất nước phía Đông nước Lào, cũng một dạng chậm tiến y hệt như “chính chủ nước Lào”…
NHẬN TIN QUA EMAIL
Vui lòng nhập địa chỉ email muốn nhận.