Hôm nay,  

Mòn Mỏi Chờ Bán Lúa

04/06/200900:00:00(Xem: 3222)

MÒN MỎI CHỜ BÁN LÚA

Bạn,
Theo báo Sào Gòn, tại miền Tây Nam phần, lúa đang rớt giá, doanh nghiệp lại không thu mua, thương lái còn làm eo  để ép mua rẻ khiến nông dân  lâm cảnh điêu đứng. Trong những ngày vưà qua, nhiều nông dân chất lúa ven đường, mòn mỏi đợi thương lái đến mua, nhưng vẫn không chưa bán được. Báo Người Lao Động ghi nhận thực trạng này như sau. 
Dọc theo Tỉnh lộ 941 từ ngã ba Lộ Tẽ về huyện Tri Tôn - An Giang, hàng đống lúa được nông dân đưa ra tận đường cặp bờ kênh để chờ thương lái. "Cả tuần rồi, chúng tôi cứ trùm bạt để lúa ngoài mưa nắng, thấy ghe của thương lái là kêu nhưng không ai thèm ghé" - ông Hai Lo, ở xã Vĩnh Hanh, huyện Châu Thành - An Giang, rầu rĩ.
Cả buổi chiều, phóng viên ngồi ở nhà ông Hai Lo nhưng chỉ thấy 2 ghe mua lúa cỡ vừa chạy ngang. Ông Hai Lo cử cô con gái ngồi hẳn dưới chiếc ghe tam bản để đón ghe thương lái. Thấy dáng chiếc ghe bầu từ xa, cô gái đã réo to: "Ba ơi, có ghe mua lúa nè!". Ông Hai Lo chạy vội xuống mé sông, vẫy tay gọi: "Ghé đây, tôi bán!". Nhìn đống lúa của ông trên đường, thương lái lắc đầu rồi cho ghe đi thẳng. Ông Hai Lo buồn bã: "Ngày nào chúng tôi cũng mòn mỏi đón đợi ghe mua lúa như vậy, song cả tuần nay vẫn chưa bán được. Lúc mới thu hoạch, chúng tôi nán lại chờ được giá mới bán để kiếm thêm chút đỉnh, ai ngờ... Gia đình tôi bao nhiêu thứ đều trông chờ vào vụ lúa này, chắc phải bán đổ bán tháo để có tiền lo thôi". Chỉ tính từ cầu số 5 chạy dài hơn 1 km trên Tỉnh lộ 941, phóng viên đã thấy hơn 20 đống lúa chất ven đường. Ông Út Bé, ngụ cách nhà ông Hai Lo chừng 100 m, may mắn hơn vì vừa bán được 1,500 giạ lúa."Tôi để lúa nằm ngoài đường gần nửa tháng, bán được nhưng lỗ khá nặng. Tính ra, tôi lỗ gần chục triệu đồng, còn bị thương lái chê ỏng chê eo", ông Bé chắc lưỡi tiếc rẻ.


Ở Đồng Tháp, những cánh đồng lúa hè thu chín sớm tại các huyện Hồng Ngự, Tam Nông, Thanh Bình, Tháp Mười đã bắt đầu thu hoạch. Nhiều nông dân lo ngay ngáy vì giá lúa đang rớt, doanh nghiệp và thương lái lại không thu mua. Là một người có hơn 30 năm gắn bó với nghề nông, ông Bảy Xệ, ngụ tại xã Tân Mỹ, huyện Thanh Bình, hiểu rõ điệp khúc "được mùa thì rớt giá" khiến người làm lúa chẳng lời lãi gì cả. Ông Xệ nhận xét: "Tôi để ý nhiều năm nay rồi, cứ mùa nào lúa trúng là giá thấp mà chẳng hiểu vì sao. Năm nào cũng vậy, tới tháng này là lúa bán chậm, thậm chí không bán được".
Bạn,
Cũng theo báo Người Lao Động, tại Kiên Giang,lượng lúa mùa đông xuân còn trong dân ở tỉnh này khá nhiều. Trong khi đó, nông dân đã xuống giống vụ hè thu 251 hécta, khoảng 2 tháng nữa sẽ thu hoạch. Theo ước tính của các chuyên viên, từ nay tới cuối năm, sản lượng lúa của Kiên Giang ít nhất cũng hơn 1.3 triệu tấn. Nếu không xuất  cảng được, doanh nghiệp và thương lái lại không thu mua, nông dân không biết  bán lúa cho ai.

Gửi ý kiến của bạn
Vui lòng nhập tiếng Việt có dấu. Cách gõ tiếng Việt có dấu ==> https://youtu.be/ngEjjyOByH4
Tên của bạn
Email của bạn
)
Xăng giả làm cháy xe khách? Hay vì nổ bánh xe gây ra? Câu chuyện ở Sóc Trăng: Cháy xe khách ở Sóc Trăng, có liên quan đến xăng giả Trịnh Sướng?
“Điều 12 của Luật Phòng chống tác hại của rượu bia quy định: Quảng cáo không thể hiện các nội dung như: Có thông tin, hình ảnh nhằm khuyến khích uống rượu, bia; thông tin rượu, bia có tác dụng tạo sự trưởng thành, thành đạt, thân thiện, hấp dẫn về giới tính; hướng đến trẻ em, học sinh, sinh viên, thanh niên, phụ nữ mang thai.
Miền Tây bị cơn thiếu nước hành thê thảm… Báo Con Người & Thiên Nhiên kể: Mấy tháng nay, người dân ở nhiều tỉnh đồng bằng sông Cửu Long đang khổ sở với đợt hạn hán gay gắt. Họ mòn mỏi chờ mưa xuống do không thể sạ lúa
Xuất cảnh là phải nộp thuế… Hóa ra trước giờ, trốn thuế vẫn được xuât cảnh chăng?
Chuyện thanh tra tới vòi tiền là bình thường… nhưng bị lộ mới là chuyện lạ… Báo Thanh Niên kể: Liên quan đến vụ việc Đoàn Thanh tra Bộ Xây dựng bị Công an tỉnh Vĩnh Phúc lập biên bản hành vi vòi tiền ngày 12.6, đến chiều ngày 13/6/2019, nhóm 5 cán bộ trong đoàn thanh tra Bộ này vẫn bị tạm giữ tại Vĩnh Phúc.
Cho vay cắt cổ là hiện tượng phổ biến… Cá mập chủ nợ nhìn đâu cũng thấy… Báo Sức Khỏe & Đời Sống kể chuyện Nha Trang: Nạn cho vay nặng lãi, tín dụng đen đang phát triển ngày càng rầm rộ và phức tạp ở Nha Trang (Khánh Hòa).
Báo Giác Ngộ kể về vị Đại đức mở lớp dạy ngoại ngữ, kỹ năng cho bạn trẻ… Đây hẳn nhiên là một mô hình cần áp dụng ở khắp nơi để giúp giới trẻ học tiếng Anh sớm hơn.
Lại chuyện bằng cấp bất minh… Hiệu Trưởng Đại Học cũng lộ ra chuyện bằng cấp… Báo Thanh Niên hỏi: Hiệu trưởng Trường ĐH Tôn Đức Thắng sử dụng bằng cấp có hợp pháp không?
Thôn tính… Tàu thôn tính Ta… Đó là chuyện doanh nghiệp. Báo Dân Trí kể chuyện và báo động “Cảnh báo doanh nghiệp Việt bị Trung Quốc thôn tính”… Cục Đầu tư nước ngoài nhận định việc gia tăng đầu tư FDI từ Trung Quốc có thể mang đến một số hệ lụy và cảnh báo nguy cơ nhiều doanh nghiệp Việt Nam sẽ bị thâu tóm, thôn tính thông qua hoạt động mua bán cổ phần...
Trong khi đó, bản tin Vietnam Plus kể: Nhiều bệnh nhân ung thư không chết vì khối u mà chết vì suy dinh dưỡng. Việt Nam đang có khoảng 300.000 người mắc bệnh ung thư. Con số thống kê ước tính mỗi năm cả nước có 115.000 người tử vong
NHẬN TIN QUA EMAIL
Vui lòng nhập địa chỉ email muốn nhận.