Hôm nay,  

Thủ Tướng Chu Dung Cơ Hù Dọa: Vụ Phi Cơ Chưa Xong

15/04/200100:00:00(Xem: 4358)
BEIJING (KL) - Tin tổng hợp với phần bình luận của Ruth Wedgwood, giáo sư quốc tế công pháp của đại học Yale.

Ngày thứ năm Thủ tướng Chu Dung Cơ của Trung quốc đã cho biết, Trung quốc dành quyền để qui lỗi Hoa kỳ về vụ phi cơ do thám Hoa kỳ đụng vào chiếc phản lực chiến đấu của Trung quốc. Việc thả 24 đoàn viên của phi cơ Hoa kỳ ra sáng ngày thứ năm sau 11 ngày giam giữ tại đảo Hải Nam không có nghĩa là vụ này được giải quyết xong, theo như Tân Hoa Xã của chính phủ Trung quốc đã dẫn lời của họ Chu cho biết.

"Tất cả trách nhiệm về vụ đụng phi cơ này đều nằm bên phía của Hoa kỳ," theo như họ Chu đã nói với ông Harri Holkeri, nhà đại diên của LHQ đang tham quan Bắc Kinh.

Đây là một trong những lời công khai lên tiếng đầu tiên của học Chu trong sự xa cách giữa Trung quốc và Hoa kỳ, Hoa kỳ đã hăm cho tháo bỏ các quan hệ song phương. Họ Chu đã lặp lại lời công bố của giới chức bộ ngoại giao Trung quốc đã nói ra hồi chiều ngày thứ tư.

Phi cơ thám sát của Hoa kỳ đã đột nhập vào không phận của Trung quốc, gây làm mất chiếc chiến đấu cơ cùng với hoa tiêu của Trung quốc, viên hoa tiêu đã nhẩy dù xuống biền Nam Hải và biệt tích, theo như họ Chu đã nói ra.

Trung quốc đã đồng ý để thả phi hành đoàn của Hoa kỳ sau khi Washington đã nói Hoa kỳ rất hối tiếc chiếc phi cơ đã lọt vào không phận của Trung quốc và đã hạ cánh tại đảo Hải Nam không xin phép, và đáng tiếc việc mất đi một viên hoa tiêu trẻ của Trung quốc.

Bắc Kinh đã có lời yêu cầu Hoa kỳ phải chịu trách nhiệm hoàn toàn về vụ đã xẩy ra này, cho lời giải thích cùng với lời xin lỗi. Nhưng Hoa kỳ kiên quyết là phi công cùa Hoa kỳ đã không làm điều gì lầm lỗi.

Hoa kỳ và Trung quốc đã đồng ý với nhau để họp mặt vào ngàu 18 tháng tư về vụ đụng phi cơ này và định đoạt số phận của chiếc phi cơ Hoa kỳ hiện đang còn bị giữ tại phi trường quân sự của Linh Thủy trên đảo Hải Nam của Trung quốc.

Giáo sư quốc tế công pháp Ruth Wedgwood của trường đại học Yale đã đưa ra những chiều hướng có thề để giải quyết mâu thuẫn Trung-Mỹ về vụ đụng phi cơ này:

Phi vụ thám sát trên không trung là một công việc nguy hiểm và rủi ro. Những ngàu trước đây trong chiến lạnh, đã có lần một phi công Hoa kỳ lái máy bay U-2 bị Trung quốc hạ rớt và bị cầm tù nhiều năm tại Trung quốc. Nhờ nằm trong tù của Trung quốc, viên phi công can đảm của Hoa kỳ đã viết ra được hai cuốn lịch sử về luật của Anh quốc mà người cộng sản Trung quốc đã đọc và cảm thấy rất tương đắc.

24 đoàn viên trên chiếc phi cơ do thám EP-3 Aries II đã buộc phải hạ cánh xuống đảo Hải Nam đã có nhiều may mắn hơn. Trên căn bản pháp lý, Bắc Kinh không được giữ phi hành đoàn này. Phi hành đoàn này đã không ở trong không phận trên nội địa hay lãnh hải của Trung quốc cho tới khi phi cơ của họ đụng phải một phản lực cơ ngênh cản của Trung quốc kè ngay ngang hông trái.

Chúng ta không có chiến tranh với Trung quốc, vậy phi hành đoàn này không phải là các tù binh. Chiếu theo chỉ tiêu quốc tế và hành động cho quốc gia, các hoạt động thám sát hoàn toàn hợp pháp, vì thế không thể coi như có tội. Và việc lọt vào không phận của Trung quốc để hạ cánh khẩn cấp là một hành vi miễn cưỡng.

Còn điểm nữa là Hoa kỳ và Trung quốc, hai quốc gia này hiện nay có mậu dịch với nhau trị giá 116 tỷ Mỹ kim hàng năm. Người ta thấy chính quyền Trung quốc phải cho kết thúc mau, việc giữ những đoàn viên trẻ này hay câu lưu phi cơ của họ là việc phản lại lợi ích của cả đôi bên.
Nhưng cái mâu thuẫn đáng ngại giữa Washington và Bắc Kinh cho thấy có sự nguy hiểm đang lên trong những sự va chạm nhỏ nhặt và việc thiếu an bình trong chính quyền của Trung quốc hiện nay trong việc chuyển quyền như thiếu di lệ ủy quyền người thay thế của đảng cộng sản (legacy and revolutionary credentials).

Bằng chứng được nhìn thấy, là những chỉ thị đưa ra để giải quyết về vụ đụng phi cơ này mỗi ngày mỗi khác, hình như không có một ai có quyền quyết định hẳn. Còn nhà chủ tịch Giang Trạch Dân muốn giữ ảnh hưởng riêng cho sau khi từ nhiệm, ông đã tránh né bằng cách làm chuyến công du các quốc gia tại Mỹ châu La Tinh.

Trung quốc không có hải quân ngoài khơi tại các vùng biển mầu xanh và đã ầm thầm vận dụng ảnh hưởng của Trung quốc tại bán đảo Đông dương và các quốc gia của vùng Đông Nam Á trong khi ngầm cho phát triển lực luợng tầu ngầm để khống chế vùng biển Nam Hải trong tương lai.

Chính quyền và quân đội Trung quốc đã chơi phủ đầu bằng cách vận dụng nội lực man mác sẵn có trong quần chúng và các vùng, cho quá tay hẳn đối với các loại học giả thường nghi ngờ và hay chỉ trích chính quyền Trung quốc, đồng thời cho thẳng tay đàn áo giáo phái Pháp Luân Công.

Sự hoạch định của Trung quốc để gia nhập Tổ chức Mậu dịch Quốc tế và đăng cai Thế vận hội Olympic 2008 trưng ra cho thấy có thể có vấn đề giải hoá đảng Cộng sản Trung quốc, một con đường cần thiết để cho quyền lực vĩ đại của Trung quốc không bị yếu đi, một sự tương phản hẳn đối với sự suy thoái của Liên bang Sô viết.

Nhưng Trung quốc đã nhận thấy Trung quốc khó mà bỏ đi cái đặc tính như nhà lãnh tụ được hoan nghênh để chống lại Tây phương. Trung quốc tiếp tục cho phổ biến các loại vủ khí sát hại tập thể, giúp dân Pakistan và dân Iran trong các chương trình vũ khí hạch nhân. Bắc Kinh đang đeo đuổi cái ám ảnh quyết không khoan dung cho Đài Loan, rung gươm nhát qua eo biển bằng một pháo đội có 300 hoả tiễn, đe dọa con ngỗng thương mại đẻ trứng vàng có những nhà đầu tư thuộc loại tư bản muốn làm giầu trên Hoa lục.

Lối thoát ra khỏi vụ khủng hoảng hiện nay rất rõ ràng. Hoa kỳ không có thể nào xin lỗi, vì như thế sẽ làm yếu đi cái quyền tự do đi ngoài biển khơi và bay tự do trong không phận quốc tế.

Bắc Kinh có thể đã nghĩ nguyên cả cái vùng biển Hải Nam là biển cấm của Trung quốc không quốc gia nào có quyền quyết định, nhưng các quốc gia còn lại trên thế giới đang không đồng ý về chuyện này.

Một sự lựa chọn cho cả đôi bên là tạo ra một bộ phận tư vấn thường trực để ngăn ngừa và giải quyết những sự cố trên không trung trong tương lai. Năm 1972, Hoa kỳ và Nga đã ký kết một hiệp ước về biển khơi trong một vụ đã xẩy ra, hai quốc gia này cho thành lập một nhóm tư vấn để xử lý các vụ xẩy ra trên biển, có một số vụ được giải quyết không phải là tai nạn tình cờ.

Trong cuộc chiến tranh lạnh, các tầu bè của Nga thường cho đụng vào các tầu bè của Hoa kỳ tại vùng biển Hắc Hải, nguy hiểm trong kẽ tóc vào thời đại chiến tranh bấm nút cho nổ bom nguyên tử. Đưa vấn đề này cho ủy ban là cách hạ hẳn sự quan trọng trong vấn đề đụng độ và ngăn ngừa cuộc chiến tranh leo thang. Một bộ phận tư vấn tương tự tại vùng Đông Nam Á dùng như một sự cam kết theo tình bạn và cho phép Trung quốc được rút ra một cách nhẹ nhàng.

Dầu sao cuối cùng Bắc Kinh cũng phải đổi doing của bản nhạc múa võ Sơn Đông và hiểu tại sao Hoa kỳ vẫn cho duy trì việc thám sát dọc duyên hải phía nam.

Trung quốc đã bỏ đầu tư để tăng kho chứa phi đạn nguyên tử để gắn vào các hỏa tiễn, thiếu thận trọng trong việc khoa chương để tấncông vào các điểm yếu như Đài Loan và Los Angeles, thỉnh thoảng lên cơn giật cho đàn áp ngay trong nước để thiên hạ có thể hiểu được những ý đồ của Trung quốc.

Hoa kỳ buộc phải bảo vệ hạm đội của Hoa kỳ trên biển, đất của Hoa kỳ và các đồng minh của Hoa kỳ. Sự gia nhập của Trung quốc vào thế giới trong giai đoạn này như là con mãnh hổ lớn nhất tại vùng Á châu cần phải có sự chín chắn mới trong lối suy tư riêng về mặt chính trị.

Trong khi đó Việt Nam đã tung ra website với 15 ngàn trang như muốn làm sống lại bước đi theo chủ thuyết cộng sản, một chủ thuyết chỉ có khả năng gây ra nội chiến trong dân chúng của một nước, như xúi giục các quốc gia còn yếu kém cản trở bước đi toàn cầu hóa của thế giới.

Gửi ý kiến của bạn
Vui lòng nhập tiếng Việt có dấu. Cách gõ tiếng Việt có dấu ==> https://youtu.be/ngEjjyOByH4
Tên của bạn
Email của bạn
)
✱ Tân Hoa Xã, TQ: Trung Quốc sẵn sàng làm việc với Hoa Kỳ để tìm ra cách thức phù hợp nhằm hòa hợp với nhau - chung sống hòa bình và hợp tác cùng có lợi. ✱ Al Jazeera, Qatar: Chính quyền Biden cho biết Trung Quốc là đối thủ cạnh tranh duy nhất của Hoa Kỳ “với mục đích định hình lại trật tự quốc tế và ngày càng có sức mạnh kinh tế, ngoại giao, quân sự và công nghệ để thúc đẩy mục tiêu đó” ✱ Kyodo News, Jp: Bộ Thương mại Hoa Kỳ cho biết việc thắt chặt kiểm soát xuất khẩu nhằm hạn chế khả năng Trung Quốc tiếp cận một số chip cao cấp được Bắc Kinh sử dụng để sản xuất các hệ thống quân sự tiên tiến. ✱ Global Times, CN: Cuộc chiến chip ngày càng leo thang của Mỹ chống lại Trung Quốc đã tạo ra sự bất ổn to lớn cho ngành công nghiệp chip thế giới và đặt các nhà sản xuất chip hàng đầu vào tình thế cực kỳ khó khăn có thể dẫn đến thiệt hại nghiêm trọng. ✱ Asia Nikkei, Jp: Những hạn chế sẽ khiến Bắc Kinh khó khăn hơn nhiều trong việc mua hoặc chế tạo chất bán dẫn tiên tiến cho một quân đội...
✱ Declassified Uk.: Các hồ sơ giải mật cho thấy, Vương quốc Anh đã dự đoán về một "cuộc đối đầu nghiêm trọng giữa Nga và Ukraine" từ năm 1992. ✱ The Grayzone: Bài thuyết trình vào tháng 4 năm 2022 dành cho các sĩ quan tình báo cao cấp của Anh, vạch ra một kế hoạch phức tạp để làm nổ tung Cầu Kerch ở Crimea. ✱ TASS Ru.: Các nhân viên thuộc các cơ quan tình báo của Mỹ và Anh trực tiếp tham gia vào các hoạt động bí mật với Cơ quan An ninh Ukraine (SBU) và đào tạo nhân viên để thực hiện công tác ✱ Yahoo News: CIA đã bí mật đào tạo các lực lượng Ukraine tại vùng tiền tuyến phía đông của Ukraine - CIA huấn luyện các đối tác Ukraine về các kỹ thuật bắn tỉa, cách vận hành tên lửa chống tăng Javelin và các thiết bị khác...
Trước khi ngưng đọc vì cho rằng chúng ta đã nói rất nhiều về những điều tương tự trong nhiều tháng qua, xin hãy để tôi nói rõ: Tôi không nói về Nga. Không, đây là một vấn đề lớn hơn. Nó mang tên Trung Quốc...
Sáng thứ Hai 10/10/22 vùa qua, phải chăng Putin đã thay đổi bản chất cuộc chiến ở Ukraine khi phóng 83 hỏa tiễn nhằm thẳng 11 cơ sở vật chất dân sự và nhà cửa dân chúng? Putin đã áp dụng đúng lý thuyết chiến tranh của cộng sản là tiêu diệt sự sống xã hội của quốc gia địch khi mục tiêu không đạt được. Nhưng có người cho rằng oanh tạc Ukraine hôm thứ Hai thực chất không phải Putin thay đổi chiến thuật mà đó chỉ để vớt vát thể diện trước dân chúng Nga và thế giới sau nhiều thất bại liên tiếp ở Ukraine và, đau đớn hơn nữa, « cầu Putin » (Kertch) bị đặc công Ukraine phá hỏng...
Vào giữa tháng 3, chưa đầy một tháng sau khi Nga xâm lăng Ukraine, nhà khoa học chính trị Francis Fukuyama đã đưa ra một dự đoán nổi bật: Ukraine sẽ chiến thắng. Sáu tháng sau, Ukraine đang trên đà tấn công và tái chiếm lãnh thổ quan trọng giữa nhiều dấu hiệu là quyết tâm của Nga đang suy yếu. Các bản tường thuật chỉ ra rằng vũ khí và thông tin tình báo do Hoa Kỳ và các quốc gia đồng minh khác cung cấp đang mang lại cho cuộc phản công của Ukraine một sự thúc đẩy nghiêm trọng. Liên minh NATO vẫn bền vững và đoàn kết đứng sau Ukraine, bất chấp nỗ lực của Nga nhằm làm suy yếu sự thống nhất đó bằng cách hạn chế xuất khẩu khí đốt tự nhiên sang châu Âu...
Trong thời đại kinh tế toàn cầu hoá dựa vào tri thức và thông tin, thì kiến thức trở thành sức mạnh và Internet là phương tiện kết nối. Các kiến thức mới đang được phổ biến tự do trên khắp thế giới và mọi người có thể truy cập được dễ dàng hơn. Trước các chuyển biến dông bão này, tình hình cạnh tranh giữa các cường quốc không chỉ còn nằm trong các lĩnh vực chính trị, kinh tế và an ninh mà còn canh tân kỹ thuật và nhiều quốc gia cảm thấy đang bị đe dọa bởi sự tụt hậu về kiến thức và trang bị kỹ thuật số...
Cả hai nhà lãnh đạo nữ này đều là những nhân vật xuất chúng, những phụ nữ đầu tiên giữ các vị trí lãnh đạo cao cấp bậc nhất trên đất nước họ. Hình ảnh hai bà kề vai sát cánh trên trường thế giới bất chấp một siêu cường do đàn ông thống trị chuyên đi bắt nạt các quốc gia nhỏ hơn, quả là một thách thức tương phản và là một biểu tượng dũng cảm của thời đại...
Chuyến thăm của bà Chủ tịch Hạ viện Mỹ Nancy Pelosi ở Đài Loan tạo thêm sự đe doạ mới của Trung Quốc đối với hòn đảo này, nó được tạo ra do nhu cầu duy trì việc kiểm soát đối với tình hình ở eo biển Đài Loan sau những chiến thắng bầu cử liên tục của đảng ủng hộ sự độc lập của Đài Loan...
Bản đồ thứ ba về thế giới thời hậu Chiến tranh Lạnh bắt nguồn từ cái thường được gọi là “Lý thuyết Hiện thực” (Realist Theory) về quan hệ quốc tế. Theo lý thuyết này, các quốc gia thực sự là chủ thể quan trọng duy nhất trong các vấn đề thế giới, mối quan hệ giữa các quốc gia là một mối quan hệ hỗn loạn (anarchy), và do đó để đảm bảo sự tồn tại và an ninh của họ, các quốc gia luôn cố gắng tối đa hóa quyền lực của mình... Một cái nhìn viễn kiến về mối hiểm họa xung đột giữa các quốc gia trên thế giới, của nhà Chính trị học lừng danh Samuel P. Huntington, do Bác sĩ Hồ Văn Hiền chuyển ngữ và chú thích. Việt Báo trân trọng giới thiệu.
✱ MI5: ĐCSTQ áp dụng cách tiếp cận cấp nhà nước, trong đó các doanh nghiệp và cá nhân bị pháp luật TQ buộc phải hợp tác với Đảng ✱ SHU Yenjoon, sĩ quan tình báo Trung Quốc đã bị kết án về tội đánh cắp bí mật thương mại trong lĩnh vực hàng không Hoa Kỳ ✱ MI5: Để ngăn chặn, năm 2020, Hoa Kỳ ngừng cấp thị thực mới cho các nhà nghiên cứu từ các trường đại học Quân đội PLA ✱ ALJ: Giám đốc FBI Cảnh báo các công ty phương Tây rằng Bắc Kinh quyết tâm đánh cắp công nghệ của họ để đạt được lợi ích cạnh tranh. ✱ ĐS Trung Quốc tại London đã bác bỏ các cáo buộc của McCallum (MI5) và Wray (FBI), là "hoàn toàn vô căn cứ”. ✱ AFP: TMT Liên Quân Mỹ cáo buộc ông Tập Cận Bình thất hứa...
NHẬN TIN QUA EMAIL
Vui lòng nhập địa chỉ email muốn nhận.