Hôm nay,  

Aâu Châu Bắt Đầu Biết Lo Thị Trường Chứng Khoán Sụm

04/08/200200:00:00(Xem: 4382)
Bộ trưởng tài chánh Pháp trấn an “Hậu quả (sự sụp đổ) với chúng ta không nặng bằng với... Mỹ.”
Cho hầu hết dân Hoa Kỳ, hàng tít lớn trên trang nhất của tờ Libération, một tờ báo thiên tả, số phát hành ngày 23 tháng 7, không có gì khôi hài cả. "Faut-il bruler Bourse"", tờ báo đã đặt câu hỏi. Tạm dịch: "Chúng ta có nên thiêu huỷ thị trường chứng khoán không"". Hàng tít lớn này được đăng ngay trong thời gian thị trường chứng khoán Paris Bourse của Pháp tuột dốc, mất hơn 40% chỉ trong 8 tuần lễ, mức độ tuột giảm nặng nhất trong lịch sử của Pháp. Chẳng ngạc nhiên gì khi tờ báo này nêu lên câu hỏi trên về sự chao đảo của thị trường - sự chao đảo mà người Hoa Kỳ đã không đối diện trong hàng chục năm qua.
Dĩ nhiên là tờ Libération chỉ đùa thôi. Nhưng những lời nói đùa đôi khi chứa ẩn những sự thực đen tối, và lần này, nó thực sự tối đen. Trong hơn mười năm, Âu Châu đã tiến gần đến một kiểu mẫu được mệnh danh là kiểu mẫu Saxon, với những điểm quan trọng như kinh tế thị trường, tản quyền (deregulation) và tư hữu hoá (privatization). Thêm vào đó, những đầu tư khổng lồ từ bên kia bờ Đại Tây Dương trong thập niên vừa qua đã làm tăng thêm sự thân thiết giữa những công ty Hoa Kỳ và Âu Châu hơn bao giờ hết. Nhưng Hoa Kỳ và Âu Châu đều biết là những chiêu bài chống toàn cầu hoá vẫn âm ỉ tồn tại khắp châu Âu. Cuộc đình công khổng lồ vừa qua tại Tây Ban Nha và Ý Đại Lợi chỉ vì một thay đổi nhỏ trong luật lao động là điều minh chứng. Bây giờ dường như chúng ta lại có thể đối diện với sự sụp đổ của tư bản, điều có thể làm nhóm thiên tả vỗ tay cười. Nếu sự sụp đổ này kéo theo sự tẩy chay kiểu mẫu tư bản của Hoa Kỳ, thì Hoa Kỳ có thể mất đi một đồng minh lớn nhất trong thị trường tự do mậu dịch.
Sự suy thoái của nền kinh tế Hoa Kỳ 2002 chắc chắn sẽ làm ngưng trệ việc phát triển tự do mậu dịch tư bản tại Âu Châu. Nhưng sự suy thoái sẽ không phá hủy được nó. Lý do là thị trường Âu Châu cũng cần đồng minh như Hoa Kỳ vậy, và họ đã đi quá xa trên con đường tư bản để quay ngược lại.

Không nghi ngờ gì, người dân Âu Châu rất lo sợ thị trường chứng khoán sẽ sụp đổ - ngay cả khi Bộ trưởng Tài chánh Pháp là ông Francis Mer đã giải thích rằng dân Âu Châu làm chủ cổ phần rất ít do đó hậu quả của thị trường sụp đổ cũng không nặng nề bằng ở Hoa Kỳ. Trong khi đó, sự gia tăng khánh tận của các công ty và nợ xấu đã giết đi mầm mống hy vọng sự hồi phục của thị trường chứng phiếu.
Dầu thế, kiểu mẫu tư bản của Hoa Kỳ vẫn đóng một vai trò quan trọng tại Âu Châu. Nếu bỏ kiểu mẫu tư bản, Âu Châu sẽ còn gì, theo ai" Cánh tả, mặc dầu vẫn hậu thuẫn cho những cuộc đình công, đã mất đi rất nhiều sức mạnh. Cộng Sản đã sụp đổ tại Tây Âu, và những nhân vật lãnh đạo xã hội chủ nghĩa đã bị bất tín nhiệm, khởi đầu tại Ý, rồi đến Pháp và chẳng bao lâu, sẽ đến Đức.
Thêm vào đó, mặc dầu giới đầu tư rất thất vọng, chính phủ của các quốc gia tại Âu Châu, với lý do chính trị, hoàn toàn tin tưởng vào thị trường chứng khoán. Chính phủ đã đem về hằng tỷ đô la bằng cách phát mãi cổ phần của những cơ quan truyền thông và những đại công ty. Các chính khách đã tiêu hết số tiền đó, bây giờ cần tư hữu hoá thêm nữa. Họ không thể vay mượn thêm bằng cách tăng thuế. Những công ty viễn liên tư nhân, đang bị nợ nần chồng chất, cần phải góp thêm vốn từ giới đầu tư.
Dầu gì đi nữa, chính phủ các quốc gia Âu Châu và các đại công ty ở đây phải bám lấy cái kiểu mẫu tư bản của Hoa Kỳ. Để làm gì " Vì kiểu mẩu kinh tế tư bản của Hoa Kỳ càng ngày càng giống như Âu Châu. Hoa Kỳ đang bàn đến vấn đề cắt giảm ảnh hưởng của việc chia cổ phần (stock options), và hất những ông chủ lớn khỏi ngai vàng của họ. Nghe thật giống như ở Âu Châu.
Jurgen Kluge, Giám đốc của McKinsey&Co., một công ty có trụ sở tại Dusseldorf, nói "Kiểu mẫu của chúng ta bây giờ thật tốt: Những quản trị viên của hội đồng quản trị nay không còn dính dáng gì đến việc chia cổ phần, sự gian lận do đó sẽ rất ít". (Bài của John Rossant, Business Week)

Gửi ý kiến của bạn
Vui lòng nhập tiếng Việt có dấu. Cách gõ tiếng Việt có dấu ==> https://youtu.be/ngEjjyOByH4
Tên của bạn
Email của bạn
)
2 tổ chức túc cầu lớn nhất hành tinh là FIFA (Hiệp Hội Túc Cầu Thế Giới) và UEFA (Hiệp Hội Túc Cầu Châu Âu) vào ngày 28/02/2022 đã cấm các đội bóng Nga tham gia vào các trận đấu quốc tế quan trọng sắp tới. Điều này sẽ ảnh hưởng trực tiếp đến đội tuyển Nga tại giải World Cup sẽ diễn ra vào mùa thu năm nay tại Qatar.
Điểm báo quốc tế, Đỗ Kim Thêm tuyển dịch.
Úc phá vỡ mạng lưới gián điệp Trung Cộng định chi phối bầu cử 2022.
Trong hai tuần qua, biến thể Omicron của Covid– 19 đang làm điên đảo loài người. Tuy nhiên điều đang làm thế giới chú tâm và lo lắng là cuộc khủng hoảng Ukraina chưa biết đi về đâu. Trong tình hình đó, Nhật Ký Biển Đông ghi nhận những diễn biến quan trọng như sau:
Dựa vào nguồn tin từ các báo chí và hãng thông tấn quốc tế, tác giả Đào Văn Bình tổng hợp các thông tin đáng chú ý trên toàn cầu trong năm 2021.
Hai nhà lãnh đạo sẽ thảo luận về “một loạt các chủ đề, bao gồm cả các cam kết ngoại giao sắp tới,” nữ phát ngôn nhân của Hội đồng An ninh Quốc gia, Emily Horne cho biết trong một tuyên bố thông báo về cuộc điện đàm. Các cuộc đàm phán diễn ra khi Hoa Kỳ và các đồng minh phương Tây nhận thấy sự gia tăng ồ ạt của các lực lượng Nga dọc theo biên giới, ước tính đã tăng tới 100.000 người, và làm dấy lên lo ngại rằng Moscow đang chuẩn bị xâm lược Ukraine.
Viễn Vọng Kính quan sát trị giá 10 tỉ đô la đã lao về đích đến 1 triệu dặm (1.6 triệu kilometers), hay là xa hơn gấp 4 lần bên kia mặt trăng. Nó sẽ mất 1 tháng để tới đó và thêm 5 tháng nữa trước khi những con mắt hồng ngoại của nó sẵn sàng quét vào vũ trụ. Trước hết, tấm gương khổng lồ và tấm kính che nắng của viễn vọng kính cần mở ra; chúng được gấp lại theo kiểu origami của Nhật để vừa trong hình nón mũi hỏa tiễn. Nếu không, viễn vọng kính quan sát sẽ không thể quay ngược thời gian 13.7 tỉ năm như được dự kiến, chỉ trong 100 triệu năm kể từ khi vụ nổ Big Bang hình thành vũ trụ.
Đức Giáo Hoàng Francis hôm Thứ Bảy, 25 tháng 12 năm 2021, đã cầu nguyện cho sự kết thúc đại dịch vi khuẩn corona, sử dụng bài diễn văn Ngày Lễ Giáng Sinh của ngài để thúc giục việc chăm sóc sức khỏe cho tất cả mọi người, thuốc ngừa cho người nghèo và đối thoại để giải quyết các xung đột trên thế giới, theo Hãng Thông Tấn Mỹ AP tường thuật hôm Thứ Bảy. Giữa lúc gia tăng kỷ lục trong các trường hợp bị lây nhiễm Covid-19 tại Ý trong tuần này, chỉ vài ngàn ngừa đứng dưới mưa tại Quảng Trường Thánh Peter để nghe diễn văn Lễ Giáng Sinh gửi đi cho toàn thế giới hàng năm của Đức Giáo Hoàng Francis.
Trong bài giảng, Đức Giáo Hoàng Francis đã thúc giục tín đồ tập trung vào “sự nhỏ bé” của Chúa Jesus, và nhớ rằng Ngài sinh vào nơi nghèo khổ của thế giới này, không có ngay cả một chiếc nôi đàng hoàng. “Đó là nơi Chúa có mặt, trong sự nhỏ bé,” theo Đức Giáo Hoàng Francis giảng. “Đây là thông điệp: Chúa không vươn lên cao lớn, mà tự hạ mình xuống bé nhỏ. Sự nhỏ bé là con đường mà Ngài chọn để đến với chúng ta, để chạm vào trái tim của chúng ta, để cứu chúng ta và mang chúng ta trở lại với những gì quan trọng thực sự.”
Tòa Bạch Ốc cho biết, Tổng thống Hoa Kỳ Joe Biden đã ký ban hành đạo luật cấm nhập cảng hàng hóa từ khu vực Tân Cương của Trung Quốc vì vấn đề lao động cưỡng bức, theo trang Reuters đưa tin ngày Thứ Năm, 23 tháng 12 năm 2021. Đạo luật Ngăn chặn Lao động Cưỡng bức người Duy Ngô Nhĩ (The Uyghur Forced Labor Prevention Act) là một phần trong nỗ lực của Hoa Kỳ chống lại những hành động của chính quyền Bắc Kinh đối với cộng đồng thiểu số Hồi giáo Duy Ngô Nhĩ ở khu vực Tân Cương, mà Washington coi là tội diệt chủng.
NHẬN TIN QUA EMAIL
Vui lòng nhập địa chỉ email muốn nhận.