Hôm nay,  

1,4 Tỉ Dân Hồi Giáo Đông Nhất Tỉ Lệ Học Thua Sút Toàn Cầu

11/06/200600:00:00(Xem: 2921)

Theo tiến sĩ Farrukh Saleem, ước tính có hơn 1,4 tỉ người Hồi Giáo trên hành tinh: 1 tỉ người ở châu Á, 400 triệu ở châu Phi, 44 triệu ở Liên Âu và 6 triệu ở châu Mỹ. Như vậy, cứ 5 người thì có 1 người Hồi Giáo, và cứ mỗi một người Hindu độc thân thì có 2 người Hồi Giáo, cứ mỗi một người Phật Giáo thì có 2 người Hồi Giáo và cứ mỗi người Jew thì có 100 người Hồi Giáo. Nhưng có khi nào người ta tự hỏi là vì sao người Hồi Giáo đang bị yếu thế như hiện nay"

Đây là lý do: thế giới hiện có 57 nước thành viên của Tổ chức Hồi Giáo (Organisation of Islamic Conference-OIC), và tất cả các nước này tập họp chung quanh 500 trường đại học; một trường đại học cho mỗi 3 triệu người Hồi Giáo. Hoa Kỳ có 5,758 trường đại học và Ấn Độ có 8,407. Năm 2004, trường Đại Học Shanghai Jiao Tong xếp hạng các trường đại học trên thế giới trong danh sách 'Academic Ranking of World Universities.' Điều gây tò mò là không có một trường đại học nào của các nước có phần đông dân số là người Hồi Giáo lọt vào danh sách 500 trường đại học hàng đầu.

Theo các số liệu được UNDP thu thập, người Cơ Đốc Giáo có kiến thức văn hóa (biết đọc, biết viết) chiếm tới 90% và tại 15 nước mà người Cơ Đốc Giáo chiếm đa số, dân số biết đọc biết viết lên tới 100%. Trong khi đó, ở một nước mà người Hồi Giáo chiếm đa số, sự tương phản rất rõ nét, tỉ lệ biết đọc biết viết trung bình khoảng 40% và không có nước đông dân Hồi Giáo nào chiếm tỉ lệ biết đọc biết viết 100%. Trong cộng đồng Cơ Đốc Giáo dân số học xong bậc trung học chiếm tỉ lệ 98%, trong khi tỉ lệ này trong thế giới Hồi Giáo chưa tới 50%. Khoảng 40% người Cơ Đốc Giáo theo học đại học trong khi người Hồi Giáo chưa tới 2%.

Các quốc gia đông dân Hồi Giáo có 230 nhà khoa học trên mỗi 1 triệu người. Hoa Kỳ có 4,000 nhà khoa học trên mỗi 1 triệu dân, Nhật có 5,000 nhà khoa học trên mỗi 1 triệu dân. Trong thế giới Ả Rập, tổng số nhà nghiên cứu làm việc toàn phần là 35,000 và chỉ có 50 nhà kỹ thuật trên mỗi 1 triệu dân Ả Rập, trong khi trong thế giới Cơ Đốc Giáo có 1,000 nhà kỹ thuật trên mỗi 1 triệu dân. Điều này giúp đưa tới kết luận: Thế giới Hồi Giáo thiếu khả năng tạo ra kiến thức.

Ở Pakistan, có 23 tờ nhật báo/1,000 dân trong khi Singapore là 360 tờ báo/1,000 dân. Ở Anh, số tựa sách trên mỗi 1 triệu dân là 2,000, trong khi ở Ai Cập là 20 tựa sách/1 triệu dân.

Đáng chú ý nữa là tổng sản phẩm quốc gia hàng năm của 57 nước OIC tổng hợp lại chưa tới 2 ngàn tỉ đô. Trong khi chỉ riêng Hoa Kỳ đã tới 12 ngàn tỉ đô; Hoa Lục: 8 ngàn tỉ đô, Nhật: 3.8 ngàn tỉ đô và Đức là 2.4 ngàn tỉ đô.

Vậy đó, vì sao người Hồi Giáo đang bị yếu thế" Câu trả lời là 'vì thiếu học vấn.'

Gửi ý kiến của bạn
Vui lòng nhập tiếng Việt có dấu. Cách gõ tiếng Việt có dấu ==> https://youtu.be/ngEjjyOByH4
Tên của bạn
Email của bạn
)
Chỉ vài ngày trước, một đề nghị bất thường đã thu hút rất nhiều người đến chích ngừa ở miền nam Thueringen (Thuringia): Một trung tâm tiêm chủng ở thành phố Sonneberg đã thưởng cho những người sẵn sàng tiêm vắc-xin (vaccine) "Bratwurst" miễn phí. Chiến dịch đã thành công tốt đẹp, rất nhiều người đã chọn liều chích ngừa của họ chỉ với chút đồ ăn vặt đó.
Các cuộc họp nảy sẽ là các cuộc họp cấp bộ của Hoa Kỳ-ASEAN, Thượng Đỉnh Đông Á (EAS), Diễn Đàn Khu Vực ASEAN (ARF), Đối Tác Mekong-Hoa Kỳ, và Những Người Bạn Mekong. Trong các cuộc họp này, Ngoại Trưởng Mỹ sẽ tham dự với các lãnh đạo từ khắp khu vực Ấn Độ-Thái Bình Dương về các vấn đề cấp bách của khu vực và quốc tế. Ngoại Trưởng Mỹ sẽ tái khẳng định cam kết của Hoa Kỳ đối với sự trung lập của ASEAN để làm việc với ASEAN và các đối tác quốc tế để chống lại đại dịch Covid-19 và ủng hộ việc phục hồi kinh tế.
Một vận động viên chạy nước rút người Belarus cáo buộc nhóm Olympic của cô đã cố bứng cô ra khỏi Nhật Bản trong một tranh luận dẫn tới bế tắc vào chiều tối Chủ Nhật, 1 tháng 8 năm 2021 tại phi trường chính của Tokyo, theo bản tin của AP tường thuật hôm Chủ Nhật. Nhóm hoạt động ủng hộ Krystsina Tsimanouskaya nói rằng cô tin là cuộc sống của cô đã gặp nguy hiểm tại Belarus và sẽ tìm tị nạn với Tòa Đại Sứ Áo tại Tokyo.
Hoàn toàn ngập tràn trong cảm xúc hạnh phúc, Alexander Zverev ăn mừng thành công lớn nhất trong sự nghiệp của mình tại Thế vận hội Olympic. Alexander Zverev đã giành được Huy Chương Vàng quần vợt đơn nam tại Thế vận hội Olympic 2021- với tư cách là người Đức đầu tiên. Đó là thành công lớn nhất trong sự nghiệp của anh ấy. Khi đã đạt được mục tiêu trong mơ, Alexander Zverev khuỵu gối như thể đang quay phim chậm và nắm lấy tay trước mặt. Rồi những giọt nước mắt chiến thắng của anh trào ra.
Vì đạo tràng tu học không phải toạ lạc trên một quốc gia nào như trước đây, mà đạo tràng chỉ là khoảng không gian ảo, vì vậy không có sự sinh hoạt tập thể hằng ngày như là; Toạ Thiền - Tụng Thần Chú Lăng Nghiêm buổi sáng sớm, rồi Tảo Thực (điểm tâm), các ban Hành Đường, Trai Soạn và Vệ Sinh chấp tác, Học Pháp, Quá Đường Kinh Hành, Tụng Kinh Cầu An buổi trưa, Học Pháp và Vãn Thực (dùng chiều) rồi dạo quanh khung viên đạo tràng trước khi vào buổi học pháp cuối cùng trong ngày, rồi cùng chỉ tịnh chung trong một căn phòng từ 10 đến 20 người hoặc hơn và chính vì vậy mà mọi người được thưởng thức tiếng nhạc trong đêm khuya với đủ loại nhạc cụ và âm điệu, được phát ra từ mỗi học viên, nhưng kỳ 32 này chỉ có Học Pháp và tương tác với nhau trên màn ảnh nhỏ.
Phát biểu tại Singapore như là một phần của chuỗi Fullerton Lecture được bảo trợ bởi Viện Nghiên Cứu Chiến Lược Quốc Tế (IISS), Austin nhấn mạnh rằng Hoa Kỳ là đối tác đáng tin cậy đối với các quốc gia Đông Nam Á và nêu chi tiết về tư duy của người Mỹ về môi trường trong khu vực chiến lược này.
Ngoại Trưởng Hoa Kỳ Antony Blinken đã gặp đại diện của Đức Đạt Lai Lạt Ma tại New Delhi, Ấn Độ, hôm Thứ Tư, 28 tháng 7 năm 2021, một hành động có thể làm Bắc Kinh giận dữ vì xem nhà lãnh đạo tinh thần Tây Tạng là nhà ly khai nguy hiểm, theo bản tin của Reuters tường thuật hôm Thứ Tư.
Thiếu nữ Nishiya Momiji của Nhật Bản đã thắng môn trượt ván đường phố của phụ nữ tại Thế Vận Hội Tokyo 2020, theo CNN tường thuật hôm Thứ Hai, 26 tháng 7 năm 2021. Ở tuổi 13, cô bé hiện là một trong những người đoạt huy chương vàng trẻ nhất trong lịch sử Thế Vận Hội. Cô này chỉ già hơn 1 tháng so với bé gái giữ kỷ lục hiện nay, là tay lặn người Mỹ Marjorie Gestring, đã 13 tuổi và 267 ngày khi cô thắng huy chương vàng tại Thế Vận Hội Berlin vào năm 1936.
Hàng ngàn người đã chiếm các đường phố của Sydney và nhiều thành phố khác ở Úc hôm Thứ Bảy, 24 tháng 7 năm 2021, để chống các hạn chế phong tỏa giữa đợt gia tăng các trường hợp lây nhiễm Covid-19 khác, và cảnh sát đã bắt giữ nhiều người sau khi các đám đông phá những hàng rào cản trở và ném chai nhựa và cây cối, theo bản tin của Đài NPR tường thuật hôm Thứ Bảy.
Tuyên bố được phổ biến bởi lãnh sự quán TQ ở New York nói rằng NBC “đã làm tổn thương phẩm cách và tình cảm của người dân TQ” qua việc chiếu “bản đồ không đầy đủ” trong lúc các lực sĩ của nước này đến dự Thế Vận Hội. “Chúng tôi thúc giục NBC nhận ra bản chất nghiêm trọng của vấn đề này và thực hiện các biện pháp sửa đổi lỗi lầm,” theo tuyên bố nói trên cho biết.
NHẬN TIN QUA EMAIL
Vui lòng nhập địa chỉ email muốn nhận.