Hôm nay,  

Hiệp Ước Mậu Dch: Họp Lần Cuối - Peterson: Xong Trước Năm 2000

09/06/199900:00:00(Xem: 5637)
HÀ NỘI (Reuters) - Việt Nam và Mỹ sẽ hội kiến tại Washington từ 14 đến 18-6 trong một nỗ lực lần chót để đạt được một thỏa ước bao quát về thương mại song phương. Các nguồn tin của cả hai bên hôm thứ ba 8-6 cho biết như trên.
Một nguồn tin nói thời gian cấp bách và thỏa hiệp còn nghiêng ngửa, nhưng có hy vọng là vòng hội đàm thứ 8 này sẽ giải quyết được phần lớn những bất đồng lớn nhất.
Nguồn tin này nói: "Phía Việt Nam hiểu rằng đây có lẽ là vòng hội đàm chót. Họ muốn có thành công nhưng họ vẫn còn bị kiềm chế bởi nhiều thứ".
Cơ hội chót để tiến đến thỏa hiệp hoàn toàn là nếu Bộ trưởng Thương mại VNCS Trương Đình Tuyên và Đại diện Thương mại Mỹ Charlene Barshefsky hội kiến với nhau như đã dự định vào cuối tháng 6 ở Tân Tây Lan.
Một thỏa hiệp về thương ước sẽ đưa Việt Nam lên đường đi đến ghế hội viên của Tổ chức Thương mại Thế giới (WTO) và được hưởng quy chế gọi là "quan hệ thương mại bình thường", quy chế này trước đây gọi là "tối huệ quốc".

Khi kết thúc vòng hội đàm lần trước ở Hà Nội hồi tháng 3 vừa qua, một giới chức Thương mại Mỹ nói những chỗ bất đồng giữa hai nước đã thu hẹp nhưng có nhiều vấn đề còn có sự khác biệt khá xa trong lập trường của hai bên.
Một thương ước bao quát sẽ gồm cả các lãnh vực như mua bán hàng hóa và dịch vụ, tài sản trí tuệ và các vấn đề đầu tư. Giới chức thương mại Mỹ nói điểm bế tắc là vấn đề hàng rào quan thuế và không quan thuế biểu.
Mỹ và Việt Nam đã bắt đầu thương lượng về thương ước vào tháng 9 năm 1996 và vào tháng 4 năm 1997, Mỹ đã trao cho Việt Nam một dự án thương ước.
Đại sứ Mỹ Pete Peterson tại Hà Nội hồi tháng 5 đã nói ông hy vọng hai bên sẽ có thỏa hiệp năm nay và thương ước nên được ký kết và được Quốc hội Mỹ chấp thuận trước khi nền Lập pháp Mỹ đi vào cuộc bầu cử năm 2000.
Ông Peterson còn nói ông hy vọng thành tích nhân quyền của Việt Nam sẽ không làm trở ngại đến việc chấp thuận thương ước khi bản văn này được đưa đến tòa nhà Quốc hội Mỹ, mặc dù ông tin là vấn đề nhân quyền sẽ được Quốc hội nêu ra.

Gửi ý kiến của bạn
Vui lòng nhập tiếng Việt có dấu. Cách gõ tiếng Việt có dấu ==> https://youtu.be/ngEjjyOByH4
Tên của bạn
Email của bạn
)
NHẬN TIN QUA EMAIL
Vui lòng nhập địa chỉ email muốn nhận.