Hôm nay,  

Mỹ Bắn Tin Sắp Ký Mậu Dịch, Dọa Vn Để Trễ Sẽ Thê Thảm

25/06/199900:00:00(Xem: 5511)
HANOI (Tổng Hợp) — Theo các nguồn tin tổng hợp từ Hà nội và Washington, Việt Nam và Hoa Kỳ đang tiến rất gần tới chỗ ký kết hiệp ước mậu dịch. Tin này do các viên chức Hoa Kỳ ở Washington và ở Hà Nội tiết lộ, cùng một lúc với việc phổ biến bản tin của Sở Thông Tin Hoa Kỳ USIS trong phần Washington File ngày 24.6.1999.
Vòng thứ 8 thương thuyết ở Washington tuần trước đã không đạt được hiệp ước, nhưng các nguồn tin thân cận cuộc thương thuyết đã nói là hai phía đang rất gần tới chỗ thỏa hiệp về các lĩnh vực quan trọng. Một nguồn tin nói, điều còn lại chỉ là tìm ra một thời khóa biểu cho VN cắt giảm thuế quan.
“Ly nước bây giờ đầy tới bảy phần tám rồi,” theo lời một nguồn tin từ Washington DC liên hệ tới cuộc thương thuyết. Bà đoán là hiệp ước có thể ký vào cuối mùa hè này.
Phát ngôn nhân Bộ Ngoại Giao CSVN, Phan Thủy Thanh, không cung cấp chi tiết về các buổi họp. Tuy nhiên bà chỉ nói là ở vòng họp cuối “VN đưa các đề nghị mới thích hợp với tiêu chuẩn mậu dịch thế giới và phản ánh nỗ lực của VN trong việc bình thường hóa quan hệ giao thương và kinh tế Mỹ-Việt.”
Một viên chức Mỹ nói là vòng họp mới có thể chưa được ấn định, nhưng trưởng đoàn thương thuyết Joseph Damond sẽ tới Hà Nội để họp và hai phía sẽ tiếp tục làm việc về các vấn đề “kỹ thuật.”
Các doanh gia và giới ngoại giao tại Hà Nội, những người không liên hệ tới các buổi họp, vẫn không tin là hiệp ước sẽ có năm nay. Hà Nội vẫn không muốn hạ thấp rào thuế quan và mở thị trường, và họ không thấy dấu hiệu nào là CSVN sẵn sàng đổi lập trường sớm.
Xuất cảng từ VN sang Mỹ khoảng 600 triệu đô năm ngoái, và Ngân Hàng Thế Giới ước tính là hiệp ước có thể cộng thêm 800 triệu đô một năm vào con số trên.
Theo bản tin hôm 23.6.1999 của Sở Thông Tin Hoa Kỳ USIS thì lạc quan hơn nhiều: cựu cố vấn cao cấp Hội Đồng An Ninh Quốc Gia Hoa Kỳ Sandra Kristoff — cũng là phụ tá đại diện mậu dịch Hoa Kỳ tại Đông Á, Phụ Tá Thứ Trưởng Ngoại Giao về Đông Á Thái Bình Dương Sự Vụ, giám đốc Đông Á Vụ của Hội Đồng Kinh Tế Quốc Gia (NEC) và Điều Hợp Viên Hoa Kỳ của Khối APEC — tin là sẽ có hiệp ước mậu dịch năm nay, khi trả lời phóng viên Steve La Rocque của USIS.

Bà đưa ra hai lý do mà VN muốn ký hiệp ước mậu dịch song phương càng sớm càng tốt. “Thứ nhất, càng trì trệ việc mở cửa kinh tế, thì càng mất nhiều thì giờ hơn cho sức tăng kinh tế của họ khởi động. Chúng ta vừa mới bước ra khỏi khủng hoảng tài chánh Á Châu với tiên đoán về sức tăng kinh tế mạnh mẽ sẽ tiếp tục trong khu vực. Nếu VN muốn bước vào đợt tăng trưởng chung của vùng, thì họ phải theo tiêu chẩun quốc tế. Bởi vì khủng hoảng tài chánh này đã xuống tận đáy rồi và hướng kinh tế bắt đầu lên lại, VN phải sẵn sàng lợi dụng cơ hội này.”
Lý do thứ hai, Kristoff nói, là vì vòng họp năm 2000 của Tổ Chức Mậu Dịch Thế Giới WTO về luật lệ mậu dịch bắt đầu từ tháng 12 tới, “VN sẽ hưởng lợi lớn khi nhảy vào tiến trình này, thay vì phải chờ thêm 2 hay 4 năm nữa để phải thực hiện các luật lệ mà VN không góp phần soạn thảo.”
Bà Kristoff giải thích thêm, lợi ích tức khắc cho VN là vào được thị trường Mỹ, và lợi ích tức khắc thứ nhì là họ sẽ thấy giới đầu tư nước ngoài, đặc biệt là Mỹ, nhảy vào VN làm ăn. Trong lĩnh vực dịch vụ tài chánh, lúc đó thị trường VN sẽ thu hút được các dự án lớn — như về hạ tầng cấu trúc, điện lực, mạng lưới viễn thông. Nghĩa là cả hai nước cùng có lợi.
Trả lời câu hỏi, tại sao phía VN cứ chần chờ trong việc ký hiệp ước, bà Kristoff nói có phần chính là do tâm thức mặc cảm của VN với ý nghĩ rằng “Mỹ đã đòi hỏi chúng ta như vậy, và chúng ta không muốn nhượng bộ” và thêm nữa cũng là nỗi lo rằng “Việc mở cửa lĩnh vực bảo hiểm sẽ gây hại gì cho các hãng bảo hiểm VN"” hay là “Nếu hạ thấp thuế quan thì những hãng sản xuất máy điều hòa không khí nội hóa thì sao" Làm sao cạnh tranh nổi"”
Nhưng bà Kristoff trấn an rằng sau khi ký hiệp ước thì, “Sẽ có thêm nhiều việc làm cho dân VN. Bạn sẽ thấy mức tiêu xài dịch vụ và hàng hóa tăng vọt, cũng như tiền đầu tư dài hạn đổ vào để có thể tạo ra một thị trường địa ốc. Đó có thể là sự kiện ý nghĩa nhất để tạo ra một giai cấp trung lưu...”
Cuối cùng bà Fristoff hăm dọa, “Nếu VN không ký bây giờ thì sẽ trở thành nạn nhân của nghị trình chính trị Hoa Kỳ khi năm tuyển cử đến. Và tôi nghĩ là bất kỳ Tổng Thống nào lên nắm quyền cũng luôn luôn có một thời hạn ngưng đọng. Và không ai thấy là có thể xong hiệp ước trong nửa đầu năm 2001. Phải tốn một khoảng thời gian cho Tân Tổng Thống tính toán lập trường riêng của ông ta về quan hệ Mỹ-Việt.”

Gửi ý kiến của bạn
Vui lòng nhập tiếng Việt có dấu. Cách gõ tiếng Việt có dấu ==> https://youtu.be/ngEjjyOByH4
Tên của bạn
Email của bạn
)
NHẬN TIN QUA EMAIL
Vui lòng nhập địa chỉ email muốn nhận.