OTSU City (KL) - Theo tin phái viên Howard W. French của báo New York Times, vừa tới tuổi 50 chàng Masaka Takagi đã gặp phải vấn đề cũng như hàng loạt đàn ông Nhật trong lứa tuổi 30 và 40 là chưa lập được gia đình.
Trong một nền văn hóa mà giới thanh niên có một số ít lo tận hưởng cuộc sống cho thỏa thích vì gần đây những vụ ly dị thường xẩy ra, còn các đám cưới giữa độ trung tuần càng ngày càng hiếm đi, chàng Takagi có lẽ phải ở vậy suồt đời. Nhưng vì theo tập tục Á Đông, phải có con cái nối dòng, anh đã mầy mò khắp vùng Á Đông qua Internet và cuối cùng đã quyết định cứơi một nàng ờ miền Hoa lục phía Bắc xa xôi.
Cả hai không nói chung một ngôn ngữ. Họ đã sinh ra từ những nền nếp khác nhau, nàng thì sinh ra trong một xã hội chẳng lấy gì làm giàu có cho lắm tại một thành phố xa như Wuchang, còn chàng thì xuất thân từ tầng lớp trung lưu của Nhật Bản tại một thị trấn gần Kyoto.
Sau một cuộc tỏ tình cách biệt, phiền phức, họ đã hợp hôn hồi tháng mười năm ngoái. Sau đó, cả hai đã hân hoan tự nói ra là họ sống rất hạnh phúc.
Nếu Hoa kỳ có cái huyền thoại là một nơi hội nhập văn hóa, thì Nhật Bản vốn xưa nay tự hào là một quốc gia thuần chủng. Nhưng trước vấn đề dân số đang teo lại, nhiều người Nhật đang cần lấy vợ nước ngoài để giải quyết cuộc sống lẻ loi của mình, kết quả là họ đang làm áp lực để mở cửa cái quốc đảo thuần chủng này.
Cái ngạc nhiên hơn ai hết là Trung quốc, một nước vốn hay tạo thêm ra các thành kiến và những nghi kỵ đối với Nhật Bản hơn bất cứ quốc gia nào khác, Trung quốc nay đã trở thành một quốc gia để cho đàn ông Nhật chọn người phối ngẫu.
"Vào cái độ tuổi 40 như tôi, thiệt là không thể nào kiếm được một ý trung nhân gốc Nhật trong lứa tuổi 20 hay gần 30," theo lời của chàng Takagi, một người bảo dưỡng đất đai cho một công ty công nghiệp tại Otsu, anh đã giải thích lý do tại sao anh quyết định lấy vợ người nước ngoài. "Ngoài ra , đối với các phụ nữ Nhật Bản ngày nay, họ đòi hỏi phu quân phải có một nếp sống cao sang."
"Cái mà tôi tìm thấy nơi người phụ nữ Trung quốc là họ có chút nào giống như người Nhật Bản: thực phẩm có phần tương tự, họ dùng đũa ăn cơm, còn về ngôn ngữ thì chữ viết, đa số chữ có cùng nghĩa với người Nhật."
Tagaki đã tỏ tình qua một cơ sở mai mối trên Internet, anh đã phải trả gần 20 ngàn Mỹ kim trong vài lần tới thăm nàng. Anh cho biết anh chỉ e dè về việc Nhật hoàng lấn chiếm Mãn châu năm 1930, nơi nằm ngay trong thị trấn vợ anh đang ở, anh lo ngại có thể làm gia đình của nàng ghét anh.
Bẽn lẽn trong một cuộc nói chuyện dài riêng của hai người, khi nàng phải nói qua một thông dịch viên người Trung quốc, cô dâu Yang Takgi đã cho biết, cô đã có thành kiến đối với dân tộïc Nhật trước khi tới đây, nhưng té ra cả hai đều cùng có ý nghĩ như thế. Cặp này nói chuyện với nhau qua những câu văn đứt đoạn với những từ viết bằng chữ Trung hoa mà theo ngôn ngữ của cả hai quốc gia đều có chung một ý nghĩa.
Sự thân mật như thế văng vẳng lên tiếng bài ngoại của một chính trị gia có khuôn mặt quen thuộc, đó là nhà thống đốc Shintaro Ishihara của Tokyo, ông này gọi di dân Trung quốc là một cái gốc thường ô nhiễm.
Hàng ngày báo chí đổ tội cho dân Trung quốc gây tội lỗi tại Nhật, thường ra những chuyện này không có thực. Những việc cưới người nước ngoài thường bị báo chí bêu riếu. Các bài báo thường tập trung vào những người giả làm chồng để gian giảo chiếu khán cho người Trung quốc như trong những vụ lạm dụng chiếu khán du học (phần lớn là những tân di dân Trung quôc), sau đó làm giấy tờ ly dị, gia đình đổ vỡ vì chàng đã có vợ.
Nhưng sự tiêu cực này cũng chẳng làm gì được để thay đổi người Nhật lấy vợ người nước ngoài. Trong năm 2000, có 36.263 cuộc hôn nhân với người nước ngoài tại Nhật, hay chiếm 4,5% trong những đám cưới đã được đăng ký, theo như tài liệu của chính quyền Nhật. Con số này so với con số tại Hoa kỳ hay tại các quốc gia Âu châu, nó chẳng thấm tháp gì mấy, nhưng con số này đã tăng lên gấp sáu lần rưỡi trong 30 năm qua.
Theo ông Kimiaki Kogure, người lập công ty mai mối trên Internet mà chàng Takagi đã nhờ, việc cưới vợ người nước ngoài hiện đang mới bắt đầu bùng ra tại Nhật.
"Hiện nay đã có tất cả trên 200 cơ sở mai mối lấy vợ người nước ngoài tại Nhật, ít nhất cũng có 107 cơ sở chuyên mai mối phụ nữ Trung quốc," theo như ông Kogure đã cho biết, ông đã gả ghép được 10 cặp Trung-Nhật trong 18 tháng vừa qua.
Cưới vợ người nước ngoài đã bắt đầu tăng lên từ năm 1980 để chám vào chỗ trống tại nông thôn khi dân Nhật càng ngày càng trở nên giàu có. Nông gia trồng lúa không tài nào kiếm được một bà vợ người gốc Nhật, họ đã bắt đầu lấy vợ là những người từ các quốc gia Á châu nghèo hơn, nhất là các phụ nữ Phi Luật Tân.
Tuy nhiên việc gia tăng cưới vợ nguời nước ngoài ngày nay hầu hết đều xẩy ra tại thành thị trong việc trao đổi sinh viên qua những duyên tình lãng mạn.
Phần đông phu nữ Nhật lấy chồng người nước ngoài là do du học hay làm việc tại Hoa kỳ hay tại Âu châu. Mặc dầu không có thống kê chính xác về các vụ hôn nhân này, người ta thấy hầu hết các phụ nữ Nhật này nay quyết định sống vĩnh viễn tại các nước ngoài.
Nhật Bản có 1,5 triệu người nước ngoài, một con số bé tí teo so với dân số 126 triệu người Nhật.
Hầu hết những người nước ngoài này là dân Đại Hàn và dân Trung quốc. Tất cả những người nước ngoài này đều có gia đình, họ đã sống tại Nhật từ nhiều thế hệ, nhưng vì tập tục Nhật và luật nhập tịch khắt khe, họ vẫn bị coi như là người xa lạ.
"Trên quan điểm hành chánh của nhà nước, Trung quốc là một thách thức quan trọng đối với Nhật Bản," theo lời của J. Sean Curtin, một chuyên gia khảo cứu về gia đình cho Đại học Thập tự đỏ của Nhật tại đảo Hokkaido.
"Nhưng theo quan điểm của phần đông giới thanh niên, Trung quốc là một nơi đáng chú ý với một hình ảnh tương đối khá. Chúng ta nhìn thấy các cuộc hôn nhân này như đang bắt đầu làm cho Nhật Bản có thêm mầu đa sắc dân, chỉ có cách này mới làm cho Nhật thoát khỏi cảnh cô lập."
Trong một nền văn hóa mà giới thanh niên có một số ít lo tận hưởng cuộc sống cho thỏa thích vì gần đây những vụ ly dị thường xẩy ra, còn các đám cưới giữa độ trung tuần càng ngày càng hiếm đi, chàng Takagi có lẽ phải ở vậy suồt đời. Nhưng vì theo tập tục Á Đông, phải có con cái nối dòng, anh đã mầy mò khắp vùng Á Đông qua Internet và cuối cùng đã quyết định cứơi một nàng ờ miền Hoa lục phía Bắc xa xôi.
Cả hai không nói chung một ngôn ngữ. Họ đã sinh ra từ những nền nếp khác nhau, nàng thì sinh ra trong một xã hội chẳng lấy gì làm giàu có cho lắm tại một thành phố xa như Wuchang, còn chàng thì xuất thân từ tầng lớp trung lưu của Nhật Bản tại một thị trấn gần Kyoto.
Sau một cuộc tỏ tình cách biệt, phiền phức, họ đã hợp hôn hồi tháng mười năm ngoái. Sau đó, cả hai đã hân hoan tự nói ra là họ sống rất hạnh phúc.
Nếu Hoa kỳ có cái huyền thoại là một nơi hội nhập văn hóa, thì Nhật Bản vốn xưa nay tự hào là một quốc gia thuần chủng. Nhưng trước vấn đề dân số đang teo lại, nhiều người Nhật đang cần lấy vợ nước ngoài để giải quyết cuộc sống lẻ loi của mình, kết quả là họ đang làm áp lực để mở cửa cái quốc đảo thuần chủng này.
Cái ngạc nhiên hơn ai hết là Trung quốc, một nước vốn hay tạo thêm ra các thành kiến và những nghi kỵ đối với Nhật Bản hơn bất cứ quốc gia nào khác, Trung quốc nay đã trở thành một quốc gia để cho đàn ông Nhật chọn người phối ngẫu.
"Vào cái độ tuổi 40 như tôi, thiệt là không thể nào kiếm được một ý trung nhân gốc Nhật trong lứa tuổi 20 hay gần 30," theo lời của chàng Takagi, một người bảo dưỡng đất đai cho một công ty công nghiệp tại Otsu, anh đã giải thích lý do tại sao anh quyết định lấy vợ người nước ngoài. "Ngoài ra , đối với các phụ nữ Nhật Bản ngày nay, họ đòi hỏi phu quân phải có một nếp sống cao sang."
"Cái mà tôi tìm thấy nơi người phụ nữ Trung quốc là họ có chút nào giống như người Nhật Bản: thực phẩm có phần tương tự, họ dùng đũa ăn cơm, còn về ngôn ngữ thì chữ viết, đa số chữ có cùng nghĩa với người Nhật."
Tagaki đã tỏ tình qua một cơ sở mai mối trên Internet, anh đã phải trả gần 20 ngàn Mỹ kim trong vài lần tới thăm nàng. Anh cho biết anh chỉ e dè về việc Nhật hoàng lấn chiếm Mãn châu năm 1930, nơi nằm ngay trong thị trấn vợ anh đang ở, anh lo ngại có thể làm gia đình của nàng ghét anh.
Bẽn lẽn trong một cuộc nói chuyện dài riêng của hai người, khi nàng phải nói qua một thông dịch viên người Trung quốc, cô dâu Yang Takgi đã cho biết, cô đã có thành kiến đối với dân tộïc Nhật trước khi tới đây, nhưng té ra cả hai đều cùng có ý nghĩ như thế. Cặp này nói chuyện với nhau qua những câu văn đứt đoạn với những từ viết bằng chữ Trung hoa mà theo ngôn ngữ của cả hai quốc gia đều có chung một ý nghĩa.
Sự thân mật như thế văng vẳng lên tiếng bài ngoại của một chính trị gia có khuôn mặt quen thuộc, đó là nhà thống đốc Shintaro Ishihara của Tokyo, ông này gọi di dân Trung quốc là một cái gốc thường ô nhiễm.
Hàng ngày báo chí đổ tội cho dân Trung quốc gây tội lỗi tại Nhật, thường ra những chuyện này không có thực. Những việc cưới người nước ngoài thường bị báo chí bêu riếu. Các bài báo thường tập trung vào những người giả làm chồng để gian giảo chiếu khán cho người Trung quốc như trong những vụ lạm dụng chiếu khán du học (phần lớn là những tân di dân Trung quôc), sau đó làm giấy tờ ly dị, gia đình đổ vỡ vì chàng đã có vợ.
Nhưng sự tiêu cực này cũng chẳng làm gì được để thay đổi người Nhật lấy vợ người nước ngoài. Trong năm 2000, có 36.263 cuộc hôn nhân với người nước ngoài tại Nhật, hay chiếm 4,5% trong những đám cưới đã được đăng ký, theo như tài liệu của chính quyền Nhật. Con số này so với con số tại Hoa kỳ hay tại các quốc gia Âu châu, nó chẳng thấm tháp gì mấy, nhưng con số này đã tăng lên gấp sáu lần rưỡi trong 30 năm qua.
Theo ông Kimiaki Kogure, người lập công ty mai mối trên Internet mà chàng Takagi đã nhờ, việc cưới vợ người nước ngoài hiện đang mới bắt đầu bùng ra tại Nhật.
"Hiện nay đã có tất cả trên 200 cơ sở mai mối lấy vợ người nước ngoài tại Nhật, ít nhất cũng có 107 cơ sở chuyên mai mối phụ nữ Trung quốc," theo như ông Kogure đã cho biết, ông đã gả ghép được 10 cặp Trung-Nhật trong 18 tháng vừa qua.
Cưới vợ người nước ngoài đã bắt đầu tăng lên từ năm 1980 để chám vào chỗ trống tại nông thôn khi dân Nhật càng ngày càng trở nên giàu có. Nông gia trồng lúa không tài nào kiếm được một bà vợ người gốc Nhật, họ đã bắt đầu lấy vợ là những người từ các quốc gia Á châu nghèo hơn, nhất là các phụ nữ Phi Luật Tân.
Tuy nhiên việc gia tăng cưới vợ nguời nước ngoài ngày nay hầu hết đều xẩy ra tại thành thị trong việc trao đổi sinh viên qua những duyên tình lãng mạn.
Phần đông phu nữ Nhật lấy chồng người nước ngoài là do du học hay làm việc tại Hoa kỳ hay tại Âu châu. Mặc dầu không có thống kê chính xác về các vụ hôn nhân này, người ta thấy hầu hết các phụ nữ Nhật này nay quyết định sống vĩnh viễn tại các nước ngoài.
Nhật Bản có 1,5 triệu người nước ngoài, một con số bé tí teo so với dân số 126 triệu người Nhật.
Hầu hết những người nước ngoài này là dân Đại Hàn và dân Trung quốc. Tất cả những người nước ngoài này đều có gia đình, họ đã sống tại Nhật từ nhiều thế hệ, nhưng vì tập tục Nhật và luật nhập tịch khắt khe, họ vẫn bị coi như là người xa lạ.
"Trên quan điểm hành chánh của nhà nước, Trung quốc là một thách thức quan trọng đối với Nhật Bản," theo lời của J. Sean Curtin, một chuyên gia khảo cứu về gia đình cho Đại học Thập tự đỏ của Nhật tại đảo Hokkaido.
"Nhưng theo quan điểm của phần đông giới thanh niên, Trung quốc là một nơi đáng chú ý với một hình ảnh tương đối khá. Chúng ta nhìn thấy các cuộc hôn nhân này như đang bắt đầu làm cho Nhật Bản có thêm mầu đa sắc dân, chỉ có cách này mới làm cho Nhật thoát khỏi cảnh cô lập."
Gửi ý kiến của bạn