Hôm nay,  

Dò Tìm Qua Niên Giám Ở Mỹ, Hoa Lục Chiêu Dụ Hoa Kiều

04/07/200400:00:00(Xem: 4905)
SAN FRANCISCO (KL) – Nhà báo Vanessa Hua viết, Hoa kiều Hải ngoại không bao giờ đánh mất quê hương của mình.
Từ Hoa kiều Hải ngoại hàm ý nghĩa một người khách trú vĩnh viễn hay một người có lòng thực sự trung thành với quê hương hay đất nước của mình, dù rằng người này sống bất cứ ở đâu. Các vấn đề chính trị đã làm đứt quan hệ giữa Trung quốc với cộng đồng người Hoa tại nước ngoài sau khi Cộng sản Trung quốc thắng thế với chiến luợc lấy nông thôn bao vây thành thị để chiếm toàn bộ lục địa năm 1949.
Chính quyền Quốc gia phải bỏ lục địa để lưu vong tại Đài Loan, tiếp tục tranh đấu và tìm sự ủng hộ của các Hoa kiều tha hương tại vùng Bay Area và khắp nơi trên thế giới.
Chính quyền cộng sản làm hầu hết dân Hoa kỳ gốc Hoa đều phẫn nộ, trước chính sách cướp đất đai, tài sản của các gia đình và cấm buôn bán hay kinh doanh năm 1950, chính quyền này còn hành hạ và đầy đọa bạn bè hay gia đình của Hoa kiều hải ngoại trong cuộc Cách mạng Văn hóa cả chục năm dòng dã.
Cả hàng chục năm chính quyền cộng sản đã có thái độ nghi ngờ đối với các Hoa kiều Hải ngoại, coi các Hoa kiều này như những phần tử thuộc loại gián điệp của tư bản. Cộng sản nắm chắc lý luận của thuyết Mác-Lê là phải tận dịệt ngay tất cả con cháu của những người mà chúng gán là thuộc thành phần bóc lột như địa chủ, tư sản, tư bản và phong kiến để không cho ngóc đầu lên mà nổi dậy.
Nhiều người bị gán vào các thành phần này đã bị cộng sản giết chết trong vòng lao lý như đấu tố, tù đầy tại các hầm mỏ và những vùng mà chúng gọi là lao cải hay mỹ miều như kinh tế mới.
Trung quốc đuợc cởi mở vào năm 1980, những thái độ nghi kỵ và kỳ thị giai cấp bắt đầu thay đổi khi chính quyền Hoa lục bắt đầu cho đổi mới hay cải tổ.

Ngày nay các cán bộ Trung quốc thăm dò các làng mạc và tìm xem những ai đã ra đi và hiện giờ đang ở đâu. Các cán bộ khác của Trung quốc lại theo dõi các Hoa kiều qua các bản niên giám của nước ngoài, năn nỉ và chào mới những người Hoa đứng đầu cộng đồng và những người Hoa đứng đầu kinh doanh tại xứ người.
Hiện nay có khoảng một triệu người Hoa đang sinh sống tại Taishan, một quận mà ông Hong Mah, một người từ tâm và hằng sản có cơ xuởng tại San Francisco, đều được các người gốc Hoa hoan nghênh. Một số khoảng 1, 3 triệu sắc dân Taishan đang sinh sống tản mác trên thế giới.
Từ nhiều năm qua, thổ ngữ Taishan đã trở thành một ngôn ngữ chung cho giới Hoa kiều tại khu thương mại của San Francisco.
Giải đồng bằng Tây Nam của sông Châu tại Trung quốc gồm có các quận như Taishan, Xinhui, Kaiping, Engping và Heshan là nguồn gốc của những người Hoa ngày xưa di cư tới Hoa kỳ. Có khoảng 80% dân Hoa kỳ gốc Hoa di sang Hoa kỳ trước năm 1950 đều phát xuất từ giải đồng bằng này, theo như ông Marlon Hom, chuyên gia nghiên cứu dân Hoa kỳ gốc Á châu của đại học San Francisco State University.
Đổ xô đi tìm vàng và các viễn vọng khác, dân số Hoa kiều tại San Francisco ( tức Cựu Kim Sơn) năm 1848 có khoảng 100 người đã tăng vọït lên 110 ngàn người vào năm 1882.
Các đạo luật trục xuất hay loại bỏ đã ngăn cấm Hoa kiều đưa gia đình sang Hoa kỳ, các đạo luật này cắt bỏ hẳn các thế hệ di dân này với gia đình tại Trung quốc cho tới năm 1943.
Sau đó , một đạo luật năm 1965 của Hoa kỳ đã bãi bỏ các hàng rào cản về di trú đối với người Hoa để cho toàn thể gia đình được đoàn tụ tại Hoa kỳ.
Tại San Francisco cứ 5 cư dân có một người gốc Hoa hay là 160.947 người gốc Hoa đang cư trú tại đây. Riêng tại vùng Bay Area, dân Hoa kỳ gốc Hoa chiếm 7,6 phần trăm dân số của vủng này.

Gửi ý kiến của bạn
Vui lòng nhập tiếng Việt có dấu. Cách gõ tiếng Việt có dấu ==> https://youtu.be/ngEjjyOByH4
Tên của bạn
Email của bạn
)
NHẬN TIN QUA EMAIL
Vui lòng nhập địa chỉ email muốn nhận.