Hôm nay,  

Thỉnh Nguyện Thư Về Vụ Csvn Giết Tập Thể

07/08/199900:00:00(Xem: 5184)
Dưới đây là Thỉnh Nguyện Thư của cụ Phan Thanh Nhản.

THỈNH NGUYỆN THƯ
Kính gởi :
-Văn Phòng Quốc Hội Hoa Kỳ
-Các Cơ Quan Lập Pháp & Hành Pháp Hoa Kỳ
Đồng Kính Gởi : Các Cơ Quan Ngôn Luận & Truyền Thông Báo Chí Quốc Tế
-Các Cơ Quan Nhân Quyền Quốc Tế
Tôi nhân danh là một người tỵ nạn chính trị Cộng Sản Việt Nam và cũng là niên lão Phật Giáo Hòa Hảo tại Hoa Kỳ, tôi xin thề những ngôn từ trong thỉnh nguyện thư này hoàn toàn là sự thật.
Tôi tên Phan Thanh Nhãn sanh năm 1915 là cựu sĩ quan VNCH tại VN trước năm 1975. Nay là một người tị nạn chính trị CSVN tại Hoa Kỳ từ năm 1996.
Hiện cư ngụ tại địa chỉ: 12882 Galway # 12, Garden Grove, CA 92841
Kính thưa quý vị, tôi xin đệ trình thỉnh nguyện thư này đến quí vị để bày tỏ nguyện vọng của tôi cũng chính là của hàng triệu người tị nạn CSVN tại hải ngoại và hàng chục triệu người trong quốc nội Việt Nam.

Thưa quý vị:
Tôi xin tóm lược về hoàn cảnh gia đình tôi tất cả tu theo đạo PGHH làm lành, lánh dữ và trường chay, vậy mà đảng Cộng Sản vô thần thảm sát cha mẹ và anh em tôi tất cả là 15 người.
Tôi viết lên thỉnh nguyện thư này gởi đến quý vị để kể lên hoàn cảnh của mình. Hoàn cảnh mất mát của gia đình tôi, đó cũng là sự mất mát đau thương của hàng triệu đồng bào của chúng tôi, họ là những người vô tội chỉ lo tu hiền không phục vụ cho Đảng Cộng Sản bất nhân, vô thần, khát máu và gian manh. Điển hình chúng bắt người ta trói tay ra sau lưng, bằng dây chì bỏ trong ghe, mỗi chiếc ghe là 125 người rồi chúng chở vào rạch Cá Gừa, xã Mỹ Ngãi, quận Cao Lãnh, tỉnh Xa Đéc (cũ) nay là tỉnh Đồng Tháp và chúng đã đào sẵn ở đó 3 hầm lớn rồi đem từng người tới miệng hầm, dùng dao đâm vào cổ rồi xô xuống hầm, nếu ai còn bò dậy thì bọn chúng lấy cây đập vào đầu, và đạp xuống sau cùng chúng lấp đất lại. Riêng mẹ và em gái tôi, chúng bắt em gái tôi thay phiên hãm hiếp và mổ bụng lấy gan nhậu và giết chết mẹ tôi luôn. Cha cùng các anh em ruột và anh em họ của tôi đều bị chúng giết chung số phận như bao nhiêu người khác. Còn ba hầm nữa tại Rạch Cả Điền xã Mỹ Ngãi quận Cao Lãnh tỉnh Sa Đéc bọn chúng giết 180 người về tội tu theo đạo PGHH (hồi thời Pháp tôi và anh tôi làm đúc gạch chung quanh mấy hầm nầy). Còn hai hầm tại xã Tân Thành, Cá Cái, Huyện Tân Hồng có tất cả 652 người. Ngoài ra còn 9 hầm nữa tại đình Long Thuận, xã Long Thuận tỉnh Long Xuyên.
Tôi xin liệt kê dưới đây danh sách những thân nhân trong gia đình tôi vô tội bị bọn CSVN sát hại vào năm 1947 đa số không được biết chính xác ngày họ bị sát hại.

(Tòa soạn bỏ bớt phần tên, tuổi, quan hệ của các nạn nhân trong Thỉnh Nguyện Thư. Độc giả muốn đọc đầy đủ, xin vào trang Web “hoahao.org”.)

Tất cả đều là tín đồ PGHH.

Hiện tại CSVN đang tịch thu của gia đình tôi 1 căn nhà nền đúc 3 gian có sân rộng 1/ 2 công đất tại 12/ 8 Lê Lai stree, Cần Thơ province với lý do tôi là sĩ quan VNCH và tịch thu 4 công đất hương quã của ông bà tôi để lại tại Thị xã Cao Lãnh tỉnh Đồng tháp. CSNV bắt tôi ở tù 5 năm từ 1975 - 1980 tại trại Thanh Cẩm Thanh Hóa, với lý do là sĩ quan VNCH. Đến năm 1983 tiếp tục gán ép cho tôi tội PGHH phản động, bắt tôi ở tù thêm 2 năm tức đến năm 1985, tôi không còn sức chịu đựng nổi sự đày ải, ép buộc tôi lao động nặng nhọc, tàn nhẫn, thậm chí lúc tôi bịnh gần chết vẫn không cho nghỉ ngơi, nên tôi đã trốn trại tù CS và sống cuộc đời vô gia cư nương nơi chùa chiền tá túc, cuộc sống đi đến đường cùng của khổ ải, vợ con tôi đói khổ, gia đình ly tán, đến nổi 2 đứa con gái út của tôi phải chết vì đói, khổ, bệnh, tật. Đến năm 1992 trước làn sóng tị chính trị tôi đã gởi hồ sơ đến Embassy được phỏng vấn và định cư tại Hoa Kỳ 1996.
Đến nay VN chưa có 1 chút tự do thật sự nào về Nhân quyền, CSVN vẫn mạnh tay âm thầm trù dập, bắt bớ, cầm tù, sát hại bất kỳ ai động đến tội lỗi và quyền lợi của chúng.
CSVN hiện đang vơ vét tải sản của nhân dân, tham nhũng, hối lộ, ỷ thế, lạm quyền chiếm lấy đất đai của nhân dân cấp phát cho cán bộ CS. Bằng chứng chỉ hơn 7 năm qua ở tại TPHCM bùng nổ hàng chục vụ tham nhũng, có hàng trăm đãng viên CS tham nhũng hàng chục tỷ đô la (số tiền có thể đủ để mua đất xây dựng 1 nước VN thịnh vượng). Hàng chục cuộc biểu tình tự phát căm phẫn phản ứng việc CSVN cướp đất của dân nghèo. Đại đa số nhân dân thất nghiệp, cuộc sống ở nông thôn hết sức khó khăn, nghèo đói. Chính quyền CSVN ở nông thôn phách lối, hà hiếp dân nghèo, đến bất cứ cơ quan nào cũng bị cán bộ CS làm khó để đòi tiền hối lộ, việc nầy đã trở thành thói quen khó bỏ của bọn cán bộ CSVN.
Tiền viện từ các cơ quan từ thiện quốc tế, các hội đoàn hải ngoại cho nạn nhân thiên tai hoạc đói khổ tại VN thường bị CSVN liễm trích, tiêu phí riêng, không chuyển đến tay người nhận.
Hơn 50 năm qua CSVN luôn luôn có ý định triệt tiêu các tôn giáo, chúng thẳng tay đàn áp, đánh phá, đồng hóa các tôn giáo theo tư tưởng của chúng. CSVN đã giết hại nhiều tín đồ PGHH, Cao Đài, Khắc Sĩ Tăng Già, Thiên Chúa và các tôn giáo khác.
Kính thưa quý vị, tôi xin gởi đến quý vị những thỉnh nguyện sau đây:
Yêu cầu đảng CSVN phải trả lời trước công luận quốc tế về hành động thảm sát tàn ác của chúng đối với những người vô tội, và CSVN phải có trách nhiệm trả lại sự công bằng cho những người vô tội bị sát hại oan ức kể trên, trong đó có 15 người thân của gia đình tôi.
Yêu cầu đảng CSVN thật sự biết lỗi với toàn thể nhân dân VN ở khắp năm châu về những sai phạm của họ. Từ nay phải trả các quyền tự do cơ bản cho nhân dân VN được thật sự tự do ngôn luận, tín ngưỡng, bầu cử, đa đảng, v..v..
Đối với hải ngoại nói chung và Hoa Kỳ nói riêng, CSVN không được hiện diện dưới bất kỳ hình thức văn hóa nào, vì tôi cũng như toàn thể đồng bào tôi tại Hải ngoại không bao giời chấp nhận bất kỳ sự hiện diện nào của CSVN coi nó như 1 mũi dao đâm sâu đâm sâu vào vết thương đau đớn của chúng tôi.
Tiếng nói và sự can thiệp tích cực của các cơ quan Nhân quyền Quốc tế , các Cộng đồng, Tôn giáo Quốc tế và người anh em tốt Hoa Kỳ là niềm tin tưởng tuyệt đối của tôi và của đồng bào tôi.
Tôi vô cùng cám ơn sự tiếp nhận bản thỉnh nguyện thư này. Xin nhận nơi đây lòng tri ân quí quốc.

Gia đình chúng tôi đồng đứng đơn
Phan Thanh Nhãn
Santa Ana ngày 25 tháng 7 năm 1999

Gửi ý kiến của bạn
Vui lòng nhập tiếng Việt có dấu. Cách gõ tiếng Việt có dấu ==> https://youtu.be/ngEjjyOByH4
Tên của bạn
Email của bạn
)
Một bản tin khác của AP hôm Chủ Nhật cho biết rằng các lãnh đạo của những nền kinh tế lớn nhất thế giới đã đồng ý hôm Chủ Nhật sẽ ngưng tài trợ các nhà máy điện chạy bằng than đá tại những nước nghèo và đưa ra lời cam kết mơ hồ tìm cách ngưng thải khí carbon “vào khoảng giữa thế kỷ” khi họ thu xếp thượng đỉnh tại La Mã trước khi cuộc họp khí hậu lớn hơn của Liên Hiệp Quốc diễn ra tại Glasgow, Ái Nhĩ Lan. Trong khi Thủ Tướng Ý Mario Draghi và Tổng Thống Pháp Emmanuel Macron mô tải thượng đỉnh Nhóm 20 là thành công, kết quả đã làm thất vọng các nhà hoạt động khí hậu, người đứng đầu LHQ và lãnh đạo Anh.
Thỏa thuận nói trên ít hơn mức thuế tối thiểu 21% lúc ban đầu của Tổng Thống Joe Biden. Nhưng Biden đã viết tweet nói ông thỏa mãn. “Ở đây tại G20, các lãnh đạo đại diện 80% Tổng Sản Lượng Toàn Cầu – các đồng minh và những quốc gia cạnh tranh – đã làm rõ sự ủng hộ của họ đối với mức thuế tối tiểu toàn cầu mạnh mẽ,” theo tổng thống viết trên tweet. “Điều này còn hơn một thỏa thuận về thuế -- đó là chính sách ngoại giao đang tái định hình nền kinh tế toàn cầu của chúng ta và mang lại lợi ích cho người dân của chúng ta.”
Trong năm 2018, Trump đã công bố thuế 25% lên hàng thép nhập cảng và 10% thuế lên nhôm làm cho các kỹ nghệ khó khăn, tạo ra sự chỉ trích gay gắt từ các nhà sản xuất các sản phẩm làm bằng thép và nhôm của Mỹ, mà duy trì các mức thuế đó sẽ làm mất việc làm trong các hoạt động của họ và gia tăng giá tiêu thụ. Hôm Thứ Bảy, Sullivan gọi các mức thuế đó là “một trong những việc gây khó chịu cả hai bên lớn nhất trong quan hệ Mỹ-Liên Âu.”
Những người biểu tình tại London, được tham gia bởi nhà hoạt động khí hậu Thụy Điển Greta Thunberg cũng như nhiều nhà vận động trẻ khác từ khắp thế giới tới, là một phần của một ngày toàn cầu hành động trước khi các nhà lãnh đạo tới Glasgow để dự Hội Nghị Biến Đổi Khí Hậu của Liên Hiệp Quốc lần thứ 26, được biết với tên tắt là COP26. Nhiều nhà vận động môi trường gọi cuộc tập họp từ ngày 31 tháng 10 đến ngày 12 tháng 11 là cơ hội tốt nhất sau cùng của thế giới để lật ngược chiều hướng trong trận chiến chống biến đổi khí hậu.
Biden và Macron đã chào đón nhau với những cú bắt tay và vịn vai trước khi họ họp mặt đối mặt lần đầu kể từ vụ thỏa thuận được công bố vào tháng 9, đánh dấu nỗ lực mới nhất của Mỹ để cố gắng xoa dịu sự tổn thương tình cảm của Pháp. Biden đã không chính thức xin lỗi Macron, nhưng thừa nhận Hoa Kỳ không nên làm một đồng minh kỳ cựu ngỡ ngàng. “Tôi nghĩ điều đã xảy ra là – để dùng một thành ngữ tiếng Anh – điều chúng tôi đã làm là vụng về,” theo Biden nói, thêm rằng thỏa thuận tàu ngầm “đã không được làm với nhiều uyển chuyển.” “Tôi cứ đinh ninh rằng Pháp đã được thông báo từ lâu trước đó,” theo Biden nói thêm.
Nói với CNN trong một cuộc phỏng vấn độc quyền hôm Thứ Ba, Tổng Thống Thái Anh Văn cho biết Đài Loan, nằm cách bờ biển đông nam của Hoa Lục chưa tới 200 kilometers, là một “ngọn hải đăng” của dân chủ cần được bảo vệ để giữ niềm tin trên toàn cầu trong những giá trị dân chủ. “Đây là hòn đảo của 23 triệu người đang cố gắng khó nhọc mỗi ngày để tự bảo vệ và bảo vệ nền dân chủ của chúng tôi và bảo đảm rằng người dân của chúng tôi có loại tự do mà họ xứng đáng được,” theo bà nói.
Hôm Thứ Hai các viên chức nói rằng Hoa Kỳ tin rằng Iran đã cung cấp nguồn lực và đã khuyến khích cuộc tấn công, nhưng các máy bay robot đã không được phóng đi từ Iran. Chúng là các máy bay robot của Iran, và Iran có vẻ đã tạo điều kiện cho việc sử dụng chúng, theo các viên chức cho biết với điều kiện ẩn danh vì điều đó chưa được phổ biến. Các viên chức nói rằng họ tin là các cuộc tấn công liên quan tới 5 chiếc máy bay robot chở đầy chất nổ, và chúng đã đánh vào đồn trú al-Tanf của lính Mỹ và một nơi mà các lực lượng chống Syria trú đóng.
Quân đội Sudan đã chiếm quyền hôm Thứ Hai, 25 tháng 10 năm 2021, giải tán chính quyền chuyển tiếp nhiều giờ sau khi quân đội bắt giam thủ tướng, và hàng ngàn người đã tràn ra các con đường để phản đối đảo chánh đe dọa tiến trình hướng tới dân chủ của đất nước, theo Hãng Tin Mỹ AP tường thuật hôm Thứ Hai. Lực lượng an ninh đã nổ súng vào một số người biểu tình, và 3 người biểu tình đã bị giết chết, theo Ủy Ban Bác Sĩ Sudan, cũng nói có 80 người bị thương.
Afghanistan sắp rơi vào sự hỗn loạn ngoại trừ cộng đồng quốc tế hành động nhanh chóng, theo các bộ trưởng Thụy Điển và Pakistan cảnh báo hôm Thứ Bảy, qua bản tin của CNN tường thuật hôm Chủ Nhật, 24 tháng 10 năm 2021. Afghanistan đã rơi vào khủng hoảng sau khi phong trào Taliban Hồi Giáo cứng rắn đánh đuổi chính quyền do Tây Phương hậu thuẫn vào tháng 8 đưa tới việc chấm dứt đột ngột hàng tỉ đô la tài trợ cho nền kinh tế lệ thuộc ngoại viện của nước này.
Tổng thống Thổ Nhĩ Kỳ nói thêm rằng những đại sứ này nên rời khỏi đất nước Thổ nếu họ không hiểu Thổ Nhĩ Kỳ. Nếu Bộ Ngoại Giao nhận lệnh, họ có thể tiến hành mà không cần phải có sự chấp thuận thêm. Bước này có thể dọn đường cho các cuộc trục xuất của họ. Hành động này đến vài ngày sau khi Thổ Nhĩ Kỳ đã triệu tập các đại sứ của Hoa Kỳ, Đức, Pháp, Gia Nã Đại, Đan Mạch, Hòa Lan, Phần Lân, Tân Tây Lan, Na Uy, và Thụy Điển về tuyên bố chung của họ kêu gọi trả tự do cho Kavala vào năm thứ 4 ông bị ngồi tù.
NHẬN TIN QUA EMAIL
Vui lòng nhập địa chỉ email muốn nhận.