Hôm nay,  

Quân Phí Xài Tăng Toàn Cầu: Mỹ 611 Tỉ, Nga 69 Tỉ, TQ 215 Tỉ

4/25/201700:00:00(View: 3463)
STOCKHOLM - Phúc trình mới nhất của Stockholm International Peace Research Institute (hay SIPRI) ghi: ngân sách quốc phòng 2016 tăng cao chưa từng thấy khắp thế giới - vận động ngoại giao lùi bước.

Chi phí quốc phòng tăng lần đầu tiên từ 2011, theo World Expenditure Report của SIPRI, gồm 1680 tỉ MK về vũ khí, tăng 0.4% so với năm 2015.

Dẫn đầu thế giới là Hoa Kỳ, Trung Cộng và Nga. 1 số quốc gia có truyền thống chi tiêu lớn về quốc phòng, như Saudi Arabia, giảm quân phí trong năm qua, không vì động lực chính trị mà vì giá dầu thô hạ làm giảm nguồn thu.

Quân phí tăng là khuynh hướng chung trong năm qua – khoa học gia chính trị Marius Bales của Bonn International Center for Conversion (Đức) giải thích: không như các thập niên trước, nhiều đối thủ không còn trông cậy vào nỗ lực ngoại giao và các định chế quốc tế – thay vào đó, mỗi nước đầu tư về vũ khí và chiến cụ để tự vệ.


Theo lời ông Bales, vụ sáp nhập Crimea, xung đột tại Biển Đông và bất ổn tại Trung Đông (gồm nội chiến Syria) là những động lực thúc đẩy quân phí leo thang, cả với những nước có ngân sách quốc phòng lớn.

Hoa Kỳ tăng 1.6%, đạt mức 611 tỉ MK, Nga 69.2 tỉ (tăng 5.9%) và Trung Quốc 215 tỉ (tăng 5.4%).

Trung Đông tiếp tục là điểm nóng, đưa tới quân phí tăng tại các quốc gia liên quan – Nga chi ước luợng 464 triệu MK về Syria. Chuyên gia Bales nhận xét: các phe không kỳ vọng vào vận động ngoại giao, đặt niềm tin vào giải pháp quân sự.

Quân phí cũng tăng với châu Âu – SIPRI ghi nhận mức tăng là 2.6%, động lực chính là Trung Âu, nơi các nước cảm thấy mối đe dọa xâm lấn từ Nga. Vẫn theo lời ông Bales, rất ít bằng chứng ám chỉ quân phí tăng đưa tới ổn định.

Send comment
Vui lòng nhập tiếng Việt có dấu.Cách gõ tiếng Việt có dấu ==> https://youtu.be/ngEjjyOByH4
Your Name
Your email address
)
Thủ Tướng Áo Sebastian Kurz đã nói với CNN rằng đất nước của ông không chỉ truy lùng để đánh những tên khủng bố, mà còn lý tưởng dựa lưng cho họ nữa, sau khi một vụ tấn công khủng bố đã xảy ra tại Vienna vào tối Thứ Hai, 2 tháng 11 năm 2020 qua tường thuật của CNN hôm Thứ Ba.
Một kẻ tấn công có vũ khí với súng ngắn hôm Thứ Bảy đã bắn bị thương một giáo sĩ Chính Thống Giáo Hy Lạp trong vụ nổ súng tại thành phố Lyon của Pháp, theo cảnh sát cho biết qua tường thuật của AFP hôm 31 tháng 10 năm 2020.
Ít nhất 14 người chết hôm Thứ Sáu, 30 tháng 10 năm 2020, tại Thổ Nhĩ Kỳ và Hy Lạp sau một trận động đất lớn làm rung chuyển ngoài khơi một đảo Hy Lạp tại phía đông của Biển Aegean Sea, theo bản tin của NPR cho biết hôm Thứ Sáu.
Một người đàn ông dùng dao tấn công nhiều người tại Nhà Thờ Notre Dame Basilica ở thành phố Nice của Pháp, hôm Thứ Năm, 29 tháng 10 năm 2020, giết chết 3 người, theo các viên chức chính quyền cho biết qua bản tin của NPR.
Hoa Kỳ hôm Thứ Sáu, 23 tháng 10 năm 2020, nói rằng họ sẽ điều động các tàu tuần tra Bảo Vệ Bờ Biển vào phía tây Thái Bình Dương để chống lại các hoạt động ‘gây bất ổn’ bởi Trung Quốc tại các vùng đánh cá tranh chấp của Biển Đông, theo bản tin của AP cho biết.
Đức Giáo Hoàng Francis đã kêu gọi ra luật để bảo vệ các cặp đồng tính, theo bình luận mà ngài đã đưa ra trong một phim tài liệu mới đánh dấu sự đột phá từ giáo điều Công Giáo, theo bản tin của NPR cho biết hôm Thứ Tư, 21 tháng 10 năm 2020.
Cuối cùng thì Phi Luật Tân cũng phải chịu khuất phục trước sức ép của Trung Cộng để cho họ dự phần chia chát quyền lợi dầu hỏa tại Biển Đông mà điển hình là việc công ty năng lược của Phi Luật Tân đang thương lượng với công ty Dầu Khí Quốc Gia TQ để khai thác dầu khí chung trên Biển Đông, theo bản tin của Đài Tiếng Nói Hoa Kỳ (VOA) cho biết hôm 19 tháng 10 năm 2020.
Hàng ngàn người đã tham dự các cuộc biểu tình khắp nước Pháp để ủng hộ Samuel Paty, thầy giáo bị chặt đầu sau khi đưa ra hình cartoon của Tiên Tri Muhammad cho học sinh của ông xem, theo bản tin của BBC Tiếng Anh cho biết hôm Chủ Nhật, 18 tháng 10 năm 2020.
Tại Bangkok, Thái Lan, hôm Thứ Bảy, 17 tháng 10 năm 2020, hàng chục ngàn người đã tiếp tục biểu tình ủng hộ dân chủ theo sau một cuộc đàn áp của chính quyền hôm Thứ Sáu, mà đã chứng kiến cảnh sát chống bạo loạn xịt vòi nước có chứa chất kích ứng hóa học vào đám đông đang kêu gọi Thủ Tướng Prayuth Chan-ocha từ chức, theo bản tin của VOX tường thuật.
Một người tị nạn Nga 18 tuổi gốc Chechen đã được xác nhận là nghi can trong vụ chặt đầu một thầy giáo hôm Thứ Sáu tại một vùng ngoại ô Paris, theo chính quyền Pháp cho biết hôm Thứ Bảy, 17 tháng 10 năm 2020 qua bản tin CNN.
NHẬN TIN QUA EMAIL
Vui lòng nhập địa chỉ email muốn nhận.