Hôm nay,  

Cần Cán Bộ Biến Chất

15/01/201600:00:00(Xem: 3389)

Câu hỏi nên nêu ra: có phải Đảng CSVN tự hào vì lạc hậu, và vì không muốn thay đổi bản chất lạc hậu đó?

Có phải Đảng CSVN tự hào vì là một trong 4 con khủng long cuối cùng trên địa cầu: Trung Quốc, Cuba, Bắc Hàn, Việt Nam? Phải chăng con số 4 tiền định này cũng có nghĩa là “tứ trụ” hay “bộ tứ” của thiên đường xã hội chủ nghĩa nằm mơ?

Đó cũng là nỗi lo của người cộng sản: sợ “biến chất” sang hướng đi tự do dân chủ?

Bản tin VOV nêu ngay ở tựa đề bản tin “Một cán bộ biến chất vào Trung ương có thể làm đảo lộn cả đất nước”...

Bản tin VOV ghi rằng đó là tuyên bố của PGS.TS Nguyễn Trọng Phúc: "Để lọt một cán bộ biến chất vào Trung ương sẽ rất nguy hiểm. Họ có thể làm đảo lộn đất nước"...

Thoáng nghe là biết ngay phe bảo thủ đang thắng thế?

VOV viết:

“Chuẩn bị nhân sự cho Ban chấp hành Trung ương khóa XII, Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng nhấn mạnh: Kiên quyết không để lọt vào Ban Chấp hành Trung ương những người có một trong các khuyết điểm, như: Bản lĩnh chính trị không vững vàng, không kiên định đường lối, quan điểm của Đảng, có biểu hiện cơ hội chính trị, nói và làm trái Cương lĩnh, đường lối, nguyên tắc của Đảng; tham vọng quyền lực, xu nịnh, chạy chọt, vận động cá nhân, tư tưởng cục bộ, phe cánh, lợi ích nhóm... Nhiều cán bộ, đảng viên đồng tình với quan điểm này và kỳ vọng sẽ chọn được những người xứng đáng vào Ban Chấp hành Trung ương khóa mới để đảm trách việc lãnh đạo đất nước trong bối cảnh hội nhập ngày càng sâu rộng.

Tham gia giảng dạy 6 lớp dự nguồn cán bộ cao cấp, Phó Giáo sư, Tiến sỹ Nguyễn Trọng Phúc, Học viện Chính trị Quốc gia Hồ Chí Minh cho rằng: cán bộ và nhân dân rất đồng tình với những tiêu chuẩn này, những tiêu chuẩn rất cần thiết đối với cán bộ lãnh đạo trong Ban chấp hành trung ương Đảng, Bộ Chính trị và Ban Bí thư. Khi có bản lĩnh chính trị, người lãnh đạo sẽ nâng cao trình độ, trí tuệ và lý luận.

Phó Giáo sư, Tiến sỹ Nguyễn Trọng Phúc nhận định: “Để lọt một cán bộ mắc khuyết điểm vào BCH Trung ương sẽ rất nguy hiểm. Họ có thể làm đảo lộn đất nước, tham vọng quyền lực, lợi ích nhóm. Tôi tin với cách làm như thế này khó có thể lọt vào trung ương. Trong xây dựng Đảng là then chốt, thì then chốt nhất của xây dựng Đảng là công tác cán bộ. Kỳ này nếu chọn được đội ngũ cán bộ tốt thì đất nước phát triển....”(ngưng trích)

Phát triển tới đâu, nếu sợ biến chất? Có phải đất nước đang cần thật nhiều cán bộ biến chất để đẩy cái đảng ù lỳ cộng sản này vào quá khứ?

Trang mạng lề dân Bauxite VN có bài viết của Đinh Minh Đạo, tựa đề “Nhân Dân Sẽ Thất Vọng” bày tỏ bi quan về cái đảng khủng long kia.


Trong tiểu mục “Lạc hậu về tổ chức” nhà bình luận Đinh Minh Đạo viết, trích:

“...Theo dõi các hoat động và sinh hoạt của ĐCSVN, thật khó tin được đây là một đảng chính trị lãnh đạo một quốc gia 90 triệu dân, trong thời đại văn minh của tin học, của internet, của điện thoại thông minh, của ô tô thông minh, của người máy giống người thật...

Đảng có gần 4 triệu đảng viên, với một bộ máy hành chính cồng kềnh, quan liêu, hoạt động bằng tiền thuế do dân đóng góp. Bộ máy của Đảng giống như một chính phủ cấp trên để chỉ huy một chính phủ cấp dưới. Trụ sở các cơ quan Đảng từ trung ương đến địa phương đều xây dựng bề thế. Chưa có một thống kê chính thức nào về ngân sách chi phí hàng năm cho bộ máy Đảng và tổng số giá trị các bất động sản mà Đảng đang chiếm dụng, nhưng chắc không dưới con số tỷ Dollar.

Từ đại hội XI, họp tháng 01-2011 đến nay, trong 5 năm Đảng đã họp 14 kỳ Hội nghị Ban Chấp hành Trung ương, hội nghị họp ngắn nhất là hội nghị lần thứ 11 họp vào tháng 05-2015 kéo dài 4 ngày, dài nhất là hội nghị lần thứ sáu họp14 ngày. Tính trung bình, mỗi kỳ họp Đại hội Đảng hay Hội nghị Ban Chấp hành Trung ương kéo dài 8 ngày. Trong nhiệm kỳ 5 năm, ban chấp hành trung ương họp 126 ngày, bình quân một năm họp 25 ngày. Nếu làm một con tính, Đảng có 200 Ủy viên Trung ương, nếu ước tính chi cho mỗi đại biểu họp một ngày gồm ăn ở, đi lại... là 200 USD, mỗi năm Đảng chi cho họp là 1 triệu USD. Chưa hết, sau mỗi kỳ Đại hội hay Hội nghị Trung ương, các cấp ủy Đảng, chính quyền từ Trung ương đến 63 tỉnh thành, các huyện, xã phải triển khai học tập nghị quyết, hàng triệu đảng viên, viên chức nhà nước cứ vô tư nghỉ làm việc để họp hành. Họp xong, người giảng bài và người nghe đều quên ngay, nghị quyết lại trở về nằm im lặng trên các giá gỗ, dưới những lớp bụi của thời gian.

Nếu Đảng đưa tầm mắt nhìn ra thế giới văn minh ngày nay, các đảng cầm quyền ở hầu hết các quốc gia trên thế giới đều phải cạnh tranh gay gắt để được nhân dân lựa trọn bằng lá phiếu, họ chỉ có vài chục ngàn đảng viên, phải tự lo ngân sách để hoạt động, hệ thống tổ chức gọn nhẹ, Đại hội Đảng của họ chỉ họp trong một hai ngày, có đảng tổ chức để toàn thể đảng viên bầu chủ tịch đảng qua internet. Với bộ máy gọn nhẹ, hiện đại hoạt động hiệu quả, họ cầm quyền để thực hiện những gì họ đã hứa với dân, nhân dân sẽ thay họ nếu họ không thực hiện lời hứa...”(ngưng trích)

Câu hỏi cho từng cán bộ nên là: có muốn khủng long sống mãi hay không? Hay nên để khủng long biến chất, may ra có cơ hội biến thành rồng, thành cọp?

Ý kiến bạn đọc
16/01/201600:08:00
Khách
Đảng chỉ là một lũ độc tài điên loạn chỉ biết đi theo con đường mà người ta đã vạch ra lợi dụng con đương đó đễ áp bức ,bốc lột nhân dân ,bán rẽ đất nước ,làm tay sai cho trung cộng cái băng nhóm tội phạm đó tại sao có thể tồn tsị trong thế kỷ này ?hãy liệng chúng vào lò thiêu đưa chúng ra vành móng ngựa đễ xét xử và truy tố.
Gửi ý kiến của bạn
Vui lòng nhập tiếng Việt có dấu. Cách gõ tiếng Việt có dấu ==> https://youtu.be/ngEjjyOByH4
Tên của bạn
Email của bạn
)
Thượng đỉnh được dự kiến sẽ mang lại tiến bộ về thuốc chích ngừa Covid-19, hạ tầng cơ sở và hợp tác kỹ thuật. Trong khi TQ đã không được nhắc tới trong các phát biểu công khai bởi 4 nhà lãnh đạo, Bắc Kinh rõ ràng là ưu tiên hàng đầu. “Chúng tôi đứng chung ở đây, tại khu vực Ấn Độ-Thái Bình Dương, một khu vực mà chúng tôi mong muốn luôn luôn thoát khỏi sự áp bức, nơi mà quyền chủ quyền của tất cả các quốc gia được tôn trọng và nơi mà các tranh chấp được dàn xếp một cách ôn hòa và tuân theo luật pháp quốc tế,” theo Thủ Tướng Úc Scott Morrison phát biểu khai mạc hội nghị.
Trung Quốc ngày càng bị sức ép từ các nước trong vùng Á Châu-Thái Bình Dương chống đối về tham vọng xâm chiếm vùng Biển Đông để làm của riêng mà cụ thể gần nhất là việc hai nhà lãnh đạo Ấn Độ và Nhật Bản đã cùng lên tiếng phản đối TQ tìm cách thay đổi hiện trạng ở Biển Đông và cùng lúc Mỹ lại đưa nhóm tác chiến hàng không mẫu hạm Ronald Reagan vào Biển Đông, theo bản tin của Đài Á Châu Tự Do (RFA) tường thuật hôm Thứ Sáu, 24 tháng 9 năm 2021.
Sự rạn nứt nghiêm trọng nhất trong nhiều thập niên giữa Hoa Kỳ và Pháp dường như đang được vá lại hôm Thứ Tư, 22 tháng 9 năm 2021, sau khi Tổng Thống Pháp Emmanuel Macron và Tổng Thống Joe Biden có cuộc điện đàm hôm Thứ Tư để làm liền lạc mọi thứ, theo bản tin của Hãng Thông Tấn Mỹ AP tường thuật hôm Thứ Tư. Trong nửa giờ điện đàm mà Bạch Ốc mô tả là “thân thiện,” 2 nhà lãnh đạo đã đổng ý gặp mặt vào tháng tới để thảo luận phương cách đi tới sau khi Pháp chống đối mạnh mẽ khi Hoa Kỳ, Úc và Anh tuyên bố hiệp ước quốc phòng mới Ấn Độ-Thái Bình Dương vào tuần rồi làm Pháp mất một hợp đồng tàu ngầm trị giá hàng chục tỉ đô la. Pháp cũng đồng ý sẽ gửi đại sứ của họ trở lại Washington.
Tổng Thống Joe Biden đã kêu gọi các nước trên thế giới giải quyết một cách mạnh mẽ các vấn đề nhức nhói trên toàn cầu về đại dịch Covid-19, biến đổi khí hậu và vi phạm nhân quyền trong bài diễn văn đầu tiên của ông trước Đại Hội Đồng Liên Hiệp Quốc hôm Thứ Ba, 21 tháng 9 năm 2021, theo Hãng Thông Tấn Mỹ AP tường thuật hôm Thứ Ba. Ông đã chê bai xung độc quân sự và nhấn mạnh rằng Hoa Kỳ sẽ không tìm kiếm “Chiến Tranh Lạnh mới” với Trung Quốc.
Úc ngày càng dấn thân nhiều hơn vào các hoạt động bảo vệ vùng tài nguyên và con đường hàng hải huyết mạch Biển Đông và cùng lúc muốn trấn an các nước Đông Nam Á về việc Úc gia nhập hiệp ước AUKUS với Mỹ và Anh để chống lại TQ mà cụ thể mới đây nhất là việc 3 tàu chiến Úc đến Cảng Cam Ranh của Việt Nam hôm 20 tháng 9 năm 2021 để thực hiện nhiều cuộc tập dợt được phối hợp giữa 2 nước, theo bản tin của Đài Á Châu Tự Do (RFA) tường thuật hôm Thứ Ba, 21 tháng 9.
Giải thưởng được coi là một trong những giải thưởng quan trọng nhất trong nghiên cứu y học cơ bản. Nhiều người trong số những người đoạt giải này sau đó đã nhận được giải Nobel Y học. Tuereci, người lớn lên ở Lastrup thuộc quận Cloppenburg và cộng sự của bà là Sahin đã làm việc để phát triển Vaccine chống ung thư từ những năm 1990, dựa vào mRNA, theo Hội đồng quản trị. Để áp dụng nghiên cứu của mình, họ đã thành lập công ty Biontech vào năm 2008 để có thể áp dụng cho nghiên cứu của mình. Karikó đã tham gia vào năm 2013.
Hoa Kỳ đã chở những người Haiti đã cắm trại tại một thị trấn biên giới Texas trở về lại quê nhà của họ hôm Chủ Nhật, 19 tháng 9 năm 2021, và cố gắng chận những người khác vượt biên từ Mexico trong một cuộc biểu thị lực lượng lớn ra dấu hiệu của việc bắt đầu điều có thể là một cuộc trục xuất di dân hay những người đi tìm tị nạn quy mô, nhanh chóng nhất của nước Mỹ trong nhiều thập niên, theo Hãng Tin Mỹ AP tường thuật hôm Chủ Nhật.
Đồng minh lâu năm của Mỹ là Pháp đã triệu hồi đại sứ Pháp tại Hoa Kỳ hôm Thứ Sáu, 17 tháng 9 năm 2021, trong một thái độ chưa từng có cho thấy sự giận dữ mà nhiều thập niên không có, theo bản tin của AP tường thuật hôm Thứ Sáu. Mối quan hệ có được trong các cuộc cách mạng của thế kỷ 18 có vẻ ở vào thời điểm nghiêm trọng sau khi Mỹ, Úc và Anh đã xa lánh Pháp trong việc lập ra liên minh an ninh Ấn Độ-Thái Bình Dương. Đây là lần đầu tiên từ trước tới nay Pháp đã triệu hồi đại sứ tại Mỹ của họ, theo bộ ngoại giao Pháp cho biết. Paris cũng đã triệu hồi đại sứ tại Úc.
Ngũ Giác Đài hay Bộ Quốc Phòng Mỹ đã rút khỏi sự biện hộ của họ về cuộc không kích do máy bay không người lái đã giết nhiều thường dân tại Afghanistan trong tháng rồi, tuyên bố hôm Thứ Sáu, 17 tháng 9 năm 2021, rằng việc duyệt xét cho thấy rằng chỉ có các thường dân bị giết trong cuộc tấn công, không có kẻ cực đoan của Nhà Nước Hồi Giáo như đã được tin trước đây, theo bản tin của Hãng Thông Tấn Mỹ AP tường thuật hôm Thứ Sáu.
Pháp sẽ mất thỏa thuận trị giá 100 tỉ đô la để chế tạo các tàu ngầm chạy bằng dầu diesel cho Úc theo các điều khoản của sáng kiến, mà sẽ thấy Hoa Kỳ và Anh giúp Úc chế tạo các tàu ngầm chạy bằng nguyên tử lực. Như thế, sự giận dữ của Pháp trên bình diện thương mại là điều dễ hiểu, đặc biệt bởi vì Pháp, kể từ khi Anh trao Hồng Kông lại cho TQ vào năm 1997, là nước Châu Âu duy nhất sở hữu lãnh thổ đáng kể hay hiện diện quân sự thường trực tại Thái Bình Dương. Nhưng các viên chức Pháp và Liên Âu đã đi xa hơn, nói rằng thỏa thuận nêu ra nghi vấn về nỗ lực hợp tác toàn diện để giảm ảnh hưởng đang gia tăng của TQ và nhấn mạnh sự quan trọng của việc trì hoãn các kế hoạch tăng cường các khả năng phòng thủ và an ninh của chính Châu Âu.
NHẬN TIN QUA EMAIL
Vui lòng nhập địa chỉ email muốn nhận.