Hôm nay,  

Mỹ Xin G-7 Giúp Imf Ngừa Khủng Hoảng Tài Chánh

21/02/200100:00:00(Xem: 3717)
PALERMO, Sicily (KL) – Tin của AP – Ủy viên Ngân khố Hoa kỳ Paul O’Neil là người được coi trọng trong việc thành công làm sống lại công ty Alcoa chuyên sản xuất nhôm, hiện nay ủy viên này đã tập trung vào một mục tiêu lớn hơn như tổng duyệt hệ thống tài chánh quốc tế.

O’Neil là người đã gây ra nhiều lo âu cho những kế hoạch của tân nội các Hoa kỳ trong lãnh vực này, ông đã khởi sự buớc vào vũ đài quốc tế tuần này để họp mặt với các vị bộ trưởng tài chánh và các vị tổng giám đốc của ngân hàng trung ương của nhóm G-7, nhóm bẩy quốc gia giầu có nhất trên thế giới.

Nhóm bẩy quốc gia này đã họp nhau lại giống như một hôi đồng của các giám đốc nhóm họp về kinh tế toàn cầu với nhà ủy viên ngân khố của Hoa kỳ, nhà ủy viên này làm việc trên danh nghĩa là người đứng đầu của nhóm G-7 của bẩy quốc gia để trình bầy về nền kinh tế lớn nhất trên thế giới.

Trước khi ngồi họp, O’Neil đã đưa ra chỉ trích một số việc như nhóm G-7 và IMF (Qũy Tiền Tệ Quốc Tế) đã đáp ứng như thế nào về các cuộc khủng hoảng tài chánh trước đây. Ông cũng đã tỏ vẻ ra hoài nghi về những phiên họp của nhóm G-7, nhóm này gặp nhau ba lần trong một năm, có giá trị gì để bỏ thời gian di chuyển từ các đô thị xa xôi tới gặp mặt nhau.

Nhưng O’Neil đã cho các phóng viên báo chí được biết vào lúc kết thúc cuộc họp báo, ông đã có ấn tượng riêng về tính chất của các cuộc bàn thảo kín. “Cuộc bàn thảo đi thẳng ngay vào các chi tiết. Cuộc bàn thảo này không đúng như những gì có thể biết được khi đọc các báo,” theo như lời của ông O’Neil đã nói ra.

Ông O’ Neil cũng đã tuyên bo,á ông hài lòng về nhóm quốc gia này chịu nhận những lời đưa ra của ông, họ thăm dò các cách để làm các cơ quan đại diện như IMF có thể được tin tưởng hơn trong việc giải quyết các cuộc khủng hoảng tài chánh tương lai.

Các người chỉ trích cố hữu đã kết tội cơ quan IMF, cơ quan đã tom góp trên 100 tỷ Mỹ kim cho vào gói bãi nợ trong cuộc khủng hoảng tài chánh toàn cầu năm 1997-98, họ đã trông thấy số tiền đó bị phí phạm bởi vì cơ quan này đã thất bại để chặn đứng sự hoảng sợ về tài chánh của một số quốc gia.

O’Neil là nhân vật lãnh lương 59 triệu Mỹ kim cùng với các cổ phần thương quyền (stock options) của công ty Alcoa hồi năm ngoái, ông đã phấn đấu vào tháng đầu tiên trong nội các của ông Bush để đưa ra kiểu trách nhiệm không hẳn vô mục đích đối với công việc làm của chính quyền. Ông đã cho biết các giới chức của nhóm quốc gia G-7 đã đàm phán về các chủ đề thực sư quan trọng … các vấn đề về uy tín và trách nhiệm.

Tân nội các Hoa kỳ chưa đặt ra các đề nghị cải tổ cho quỹ IMF dành riêng cho 183 quốc gia và các chị em của qũy này đang cho các cơ quan đại diện mượn tiền của Ngân hàng Thế giới, nhưng trong loạt phỏng vấn của báo chí, ông O’Neil đã bàn cãi các sáng kiến này như yêu cầu qũy IMF phải thổi còi sớm hơn báo cho các quốc gia không thi hành theo như tin cậy, yêu cầu cho lập lại thang nợ được bãi và cho tìm ra một nhân vật nào đó đáng tin cậy trường hợp công cuộc cứu nguy không có kết quả.

Ông O’Neil cũng đã hoài nghi về việc can thiệp của chính quyền vào thị trường của hệ thống tiền tệ đang lưu hành để ổn định đồng bạc như là đồng đô-la, và tập trung tổng quát vào quan điểm mà ông Bush là sẽ cho đeo đuổi một chính sách ít có người can thiệp hơn trong thời gian ông Bush chấp chánh khi tiền tệ trở thành nền kinh tế quốc tế.

Trong khi các đồng minh của Hoa kỳ vẫn còn phải quan tâm về chiều hướng của tân nội các Hoa kỳ đang đi, các đồng nghiệp của O’Neil là những người bổ túc cho O’Neil sau các phiên họp để được làm quen trong tuần này.

Wim Duisenberg là người đứng đầu của ngân hàng trung ương Âu Châu, ông đã cho biết “ông O’Neil tới đây để học hỏi nhiều hơn là chỉ dạy … Tôi có cảm tưởng chúng ta có thể tiếp tục làm việc này trong cùng một trạng thái hợp tác mà chúng ta đã từng có kinh nghiệm trong những năm qua.” Phó bộ trưởng tài chánh của Đức là ông Caio Koch-Weiser, ông này đã cho biết O’Neil là người biết nghe theo và là người trực tiếp tham dự vào các cuộc bàn cãi này.

Một trong những điều nằm trên đầu của nghị trình được để xuống bàn là sự bất thần chậm lại trong sự tăng trưởng của nền kinh tế Hoa kỳ, sự chậm lại này đã nêu ra các mối lo ngại có sự suy thoái của nền kinh tế Hoa kỳ.

Lời nói ra cuối cùng của nhóm này là kêu gọi Hoa kỳ phải áp dụng các việc cho giảm lãi xuất và định lại chính sách tài khoản hàng năm như cắt giảm thuế để chống kinh tế đi xuống ma ønội các Bush phải cam đoan để áp dụng, có sự tán thành khác cần thiết để lấy được phê chuẩn của quốc hội Hoa kỳ trong việc cắt giảm 1,6 ngàn tỷ thuế (trillion) trong vòng 10 năm.

O’Neil đã cho biết, ông ta đã cho rằng Hoa kỳ hình như bắt đầu có một sự hồi phục mạnh mẽ vào cuối năm nay và ông ta đã cảm thấy dễ chịu về việc bán xe ô-tô đã bắt kịp được trong tháng giêng mặc dầu ông ta đã thận trọng về con số đọc được như quá nhiều cho dữ kiện của một tháng.

Hứa trước khi họp, ông O’Neil đã tìm cách để thay đổi giọng ngoại giao của Hoa kỳ đối với Nhật Bản. Ông đã gọi cuộc bàn thảo của ông với bộ trưởng tàïi chánh Nhật Kiichi Miyazawa là cuộc bản thảo tốt và trong sáng, ông cho biết ông muốn tránh chuyện hô hào Nhật cần phải đẩy mạnh hơn nữa việc tăng trưởng kinh tế cho một quốc gia đã từng đau khổ cho thay đổi hoạt động kinh tế cả chục lần.

Gửi ý kiến của bạn
Vui lòng nhập tiếng Việt có dấu. Cách gõ tiếng Việt có dấu ==> https://youtu.be/ngEjjyOByH4
Tên của bạn
Email của bạn
)
NHẬN TIN QUA EMAIL
Vui lòng nhập địa chỉ email muốn nhận.