Hôm nay,  

Cia Giúp Các Đại Công Ty Mỹ Ký Hợp Đồng Làm Ăn

18/09/200000:00:00(Xem: 5417)
LONDON - Báo London Independent tiết lộ: Tháng Giêng 1994, Thủ Tướng Pháp Edouard Balladur đã bay tới Riyadh để kết thúc một vụ mua bán lớn trị giá 6 tỉ MK với Saudi Arabia, gồm vũ khí, phi cơ Airbus và dịch vụ bảo trì phi cơ, đã phải về nước tay không, vì bị Mỹ phỗng tay trên.

Sau đó không lâu, báo Mỹ Baltimore Sun đưa tin Cơ Quan An Ninh Quốc Gia của Hoa Kỳ (NSA) trộm được tất cả những nội dung điện đàm và fax giữa Saudi Arabia và tập đoàn sản xuất phi cơ Airbus, theo đó Airbus sẵn sàng hối lộ các viên chức cao cấp Saudi.

Tin này liền được chuyển cho các viên chức Hoa Kỳ phụ trách tranh thầu cho Boeing. Kết quả là Boeing giựt được hợp đồng béo bở. “Advocacy Center” đã thực hiện được hàng trăm vụ thành công tương tự, giựt mối của các nhà cạnh tranh Anh, Tây Âu và Nhật.

Thật vậy, các cơ quan tình báo Mỹ, trước nguy cơ bị thu nhỏ sau ngày kết thúc Chiến Tranh Lạnh, đã tìm ra việc làm mới cho họ là do thám các công ty ngoại quốc để giúp nền kinh tế Mỹ cạnh tranh trên thị trường toàn cầu hóa. Có thể nói: một cuộc Chiến Tranh Lạnh Mới đã bắt đầu. Mục tiêu: các công ty Anh và Liên Hiệp Âu Châu.

Theo hai ký giả Duncan Campbell và Paul Lashmar của tờ London Independent, chủ tâm đưa tình báo Mỹ vào giúp các doanh nghiệp được giải quyết sau ngày TT Clinton đắc cử, năm 92. Ông cử một trong những nhà vận động gây quỹ tích cực, trong số này gồm cố Bộ Trưởng Thương Mại Ron Brown, vào những chức vụ quan trọng và khởi đầu chính sách ủng hộ mạnh mẽ các cuộc tranh thầu toàn cầu. Không lâu sau đó, mỗi Bộ, cơ quan CIA và cơ quan NSA, đều đóng một vai trò trong cuộc giành giựt những hợp đồng lớn cho nền kinh tế đang bùng nổ của Hoa Kỳ.

Trong một bài báo tựa đề “Tại Sao Chúng Ta Do Thám các Đồng Minh” hồi Tháng 3 đăng trên tờ Wall Street Journal, cưu giám đốc CIA James Woolsey, cho biết “Đa số kỹ thuật của Tây Âu không đáng để chúng ta đánh cắp. Sản phẩm của họ giá thành cao hơn, kỹ thuật không mới hơn, hoặc cả 2 yếu tố đó, so với sản phẩm các công ty Mỹ. Chúng ta do thám vì họ đút lót.”

Một trong những vụ tranh giựt sớm nhất trong “triều đại Clinton” và sử dụng thủ đoạn hối lộ xẩy ra năm 1994. Theo bài báo ký giả Bob Windrem (của NBC) tổng hợp với thông tin của tờ London Independent, một ngày đẹp trời nọ trong năm 1994, TT Clinton ký chấp thuận một loạt hợp đồng giữa các công ty Mỹ và công ty Indonesia tổng trị giá 40 tỉ đô chỉ trong 1 ngày, trong số đó có dự án xây dựng nhà máy điện Paiton (trên đảo Java).

Thời gian đó, Washington biết rằng một trong những con gái của TT Suharto (đương quyền) nhận được cổ phần 150 triệu đô trong nhà máy điện trên. Trong số các viên chức Hoa Kỳ dự phần vào các cuộc thương lượng đó, 5 người là CIA, 3 trong 5 người này làm việc tại nơi gọi là “Sở Yểm Trợ Điều Hành” của Bộ Thương Mại - một cơ sở an ninh ở cấp cao, nhân viên là những người đã được sưu tra an ninh cặn kẽ, và được móc liên lạc trực tiếp với các cơ quan tình báo Hoa Kỳ. Gần đây, Sở Yểm Trợ Điều Hành được biết tới với tên “Sở Liên Lạc Tình Báo”.

Trước vụ nhà máy điện Paita (và những hợp đồng cùng năm 94), một phúc trình đệ nạp Ủy Ban Tình Báo Hạ Nghị Viện Hoa Kỳ nêu ra rằng “Giới tình báo kỹ nghệ Hoa Kỳ đã báo động các nhà hoạch định chính sách ở Washington về tình trạng vận động giữa chính phủ với chính phủ gây bất lợi cho các công ty Hoa Kỳ hải ngoại”.

Theo phân tích tình báo thời kỳ 1986-1994, đã có 250 trường hợp có sự điều đình ở cấp chính phủ, đại diện các công ty của họ, để tranh giành các hợp đồng lớn ở ngoại quốc. Theo phúc trình này, từ đầu nhiệm kỳ của TT Clinton, 72 trường hợp liên quan đến những hợp đồng trị giá 30 tỉ đô có sự theo dõi của tình báo.

Đối với gián điệp Mỹ, công cụ nghe lén của họ là hệ thống nghe lén điện thoại vệ tinh, điện thư (fax), thư điệỳn tử (e-mail), ám hiệu là Echelon. Tiến sĩ Brian Gladwell, cựu chuyên viên cơ quan NASA, nói “Việc tôi làm tương tự như hải tặc ở đại dương trước đây 250 năm”, và cho biết “Chính phủ không bao giờ có thể thừa nhận rằng họ đỡ đầu các vụ trộm cắp thông tin được, nhưng họ đứng ở hậu trường”. Theo ông, không thể có một nền thương mại điện tử (e-commerce) chừng nào các chính phủ chưa ngưng đỡ đầu hoạt động gián điệp thương mại.

Gửi ý kiến của bạn
Vui lòng nhập tiếng Việt có dấu. Cách gõ tiếng Việt có dấu ==> https://youtu.be/ngEjjyOByH4
Tên của bạn
Email của bạn
)
NHẬN TIN QUA EMAIL
Vui lòng nhập địa chỉ email muốn nhận.