Báo Time ấn bản Á Châu số cuối tháng 8 (August 23/30, 1999) đã ghi lời Bùi Tín nhận xét rằng rất khó xét đoán đúng đắn về ông Hồ Chí Minh, bởi vì có rất nhiều điều chưa thể xác minh về ông Hồ.
Bài ký tên Bùi Tín đăng trong số báo chủ đề “Những Người Quyền Lực Nhất Á Châu Trong Thế Kỷ” (The Most Influential Asians of the Century) do Phuong Nga và Barry Hillenbrand dịch.
Báo Time đã trang trọng giới thiệu Bùi Tín là người tị nạn sống tại Pháp, cựu Đại Tá Bắc Việt và cựu Phó Tổng Biên Tập Nhân Dân, tiếng nói của Đảng CSVN.
Bùi Tín viết: “Theo tiểu sử chính thức, ông Hồ Chí Minh đã rời Sài Gòn năm 1911 để ra đi tìm đường cứu nước. Nhưng những nghiên cứu gần đây cho thấy là ông đã xuất dương vì những động cơ khác hẳn. Ông Hồ Chí Minh ra đi vì phẫn chí khi thấy cha bị cách chức khỏi ngành quan lại vì tội giết người trong một cơn say rượu và vì ông đã viết thư xin phục hồi chức vụ cho cha nhưng không được. Sau khi làm nhiều nghề khác nhau, chỉ đến năm 1918 Hồ Chí Minh mới bắt đầu hoạt động chính trị khi gia nhập các câu lạc bộ của đảng Xã Hội Pháp.”
Ông Bùi Tín cho biết là trong tiểu sử chính thức không thấy nói đến thời kỳ 1934-1938 khi ông Hồ Chí Minh bị Stalin kỷ luật vì bị coi là thiếu tinh thần giai cấp, coi nặng dân tộc hơn là quốc tế vô sản.
Tuy nhiên, bài báo in trên tờ Time mà Việt Báo có đã không nói gì về tiết lộ sau đây trên Đài BBC rằng: Trong thời kỳ này ông Hồ Chí Minh sống chung với bà Nguyễn Thị Minh Khai, và chính điều này làm cho đảng cộng sản hết sức lo ngại một khi phải nói ra sự thật.
Theo các văn bản sử chính thức của Đảng CSVN, bà Nguyễn Thị Minh Khai là vợ của Lê Hồng Phong, một Tổng Bí Thư Đảng CSVN. Người ta vẫn không biết chính xác có phải là ông Hồ đã chỉ ở với bà Khai sau khi ông Phong bị Pháp sát hại hay là trước đó.
Bùi Tín vẫn ghi công cho ông Hồ: Theo ông Bùi Tín, thật ra Hồ Chí Minh không phải là người chịu trách nhiệm chính cho cuộc chiến tranh huynh đệ tương tàn mà ông đã làm đủ mọi cách để tránh cho cuộc chiến này nổ ra. Nhưng Hồ Chí Minh lại phạm những sai lầm khi áp dụng một mô hình kinh tế và chính trị kiểu Stalin ở Việt Nam dẫn đến tình trạng thê thảm ngày nay. Ông Bùi Tín cho rằng giới lãnh đạo cộng sản Việt Nam hiện nay dùng tên của Hồ Chí Minh nhằm biện minh cho các chính sách của họ và để nhằm chống lại những nhà ly khai như tiến sĩ địa vật lý Nguyễn Thanh Giang, hay nhà toán học Phan Đình Diệu. Sau đây là nguyên văn câu trả lời của ông Bùi Tín với Đài BBC: “Bởi vì một người đã chết mà lại nói là rất tán thành đường lối đổi mới hiện nay theo tư tưởng Bác Hồ thì tôi nghĩ thật là phi lý”.
Bùi Tín trong bài viết kể rằng ông Hồ là bạn của bố ông Bùi Tín, họ sống bên nhau trong rừng thời kháng chiến.
Bùi Tín cũng tiết lộ rằng một cuốn sách nhỏ viết năm 1948 dưới bút hiệu Trần Dân Tiên để đánh bóng ông Hồ thực sự là do chính ông Hồ viết. Và “năm 1990, sau khi tôi tiết lộ rằng Trần Dân Tiên là bút hiệu của ông Hồ để tự đánh bóng, tôi đã bị gọi là tên phản quốc muốn bôi đen hình ảnh ông Hồ.”
Một quan sát viên tại Quận Cam nhận xét: Chuyện bồ bịch là bình thường, xin tha tội cho cha cũng là bình thường, bị kỷ luật vì coi trọng dân tộc hơn giới vô sản cũng là điều tốt. Nếu không như thế mới thật là bệnh hoạn vậy.
Bài ký tên Bùi Tín đăng trong số báo chủ đề “Những Người Quyền Lực Nhất Á Châu Trong Thế Kỷ” (The Most Influential Asians of the Century) do Phuong Nga và Barry Hillenbrand dịch.
Báo Time đã trang trọng giới thiệu Bùi Tín là người tị nạn sống tại Pháp, cựu Đại Tá Bắc Việt và cựu Phó Tổng Biên Tập Nhân Dân, tiếng nói của Đảng CSVN.
Bùi Tín viết: “Theo tiểu sử chính thức, ông Hồ Chí Minh đã rời Sài Gòn năm 1911 để ra đi tìm đường cứu nước. Nhưng những nghiên cứu gần đây cho thấy là ông đã xuất dương vì những động cơ khác hẳn. Ông Hồ Chí Minh ra đi vì phẫn chí khi thấy cha bị cách chức khỏi ngành quan lại vì tội giết người trong một cơn say rượu và vì ông đã viết thư xin phục hồi chức vụ cho cha nhưng không được. Sau khi làm nhiều nghề khác nhau, chỉ đến năm 1918 Hồ Chí Minh mới bắt đầu hoạt động chính trị khi gia nhập các câu lạc bộ của đảng Xã Hội Pháp.”
Ông Bùi Tín cho biết là trong tiểu sử chính thức không thấy nói đến thời kỳ 1934-1938 khi ông Hồ Chí Minh bị Stalin kỷ luật vì bị coi là thiếu tinh thần giai cấp, coi nặng dân tộc hơn là quốc tế vô sản.
Tuy nhiên, bài báo in trên tờ Time mà Việt Báo có đã không nói gì về tiết lộ sau đây trên Đài BBC rằng: Trong thời kỳ này ông Hồ Chí Minh sống chung với bà Nguyễn Thị Minh Khai, và chính điều này làm cho đảng cộng sản hết sức lo ngại một khi phải nói ra sự thật.
Theo các văn bản sử chính thức của Đảng CSVN, bà Nguyễn Thị Minh Khai là vợ của Lê Hồng Phong, một Tổng Bí Thư Đảng CSVN. Người ta vẫn không biết chính xác có phải là ông Hồ đã chỉ ở với bà Khai sau khi ông Phong bị Pháp sát hại hay là trước đó.
Bùi Tín vẫn ghi công cho ông Hồ: Theo ông Bùi Tín, thật ra Hồ Chí Minh không phải là người chịu trách nhiệm chính cho cuộc chiến tranh huynh đệ tương tàn mà ông đã làm đủ mọi cách để tránh cho cuộc chiến này nổ ra. Nhưng Hồ Chí Minh lại phạm những sai lầm khi áp dụng một mô hình kinh tế và chính trị kiểu Stalin ở Việt Nam dẫn đến tình trạng thê thảm ngày nay. Ông Bùi Tín cho rằng giới lãnh đạo cộng sản Việt Nam hiện nay dùng tên của Hồ Chí Minh nhằm biện minh cho các chính sách của họ và để nhằm chống lại những nhà ly khai như tiến sĩ địa vật lý Nguyễn Thanh Giang, hay nhà toán học Phan Đình Diệu. Sau đây là nguyên văn câu trả lời của ông Bùi Tín với Đài BBC: “Bởi vì một người đã chết mà lại nói là rất tán thành đường lối đổi mới hiện nay theo tư tưởng Bác Hồ thì tôi nghĩ thật là phi lý”.
Bùi Tín trong bài viết kể rằng ông Hồ là bạn của bố ông Bùi Tín, họ sống bên nhau trong rừng thời kháng chiến.
Bùi Tín cũng tiết lộ rằng một cuốn sách nhỏ viết năm 1948 dưới bút hiệu Trần Dân Tiên để đánh bóng ông Hồ thực sự là do chính ông Hồ viết. Và “năm 1990, sau khi tôi tiết lộ rằng Trần Dân Tiên là bút hiệu của ông Hồ để tự đánh bóng, tôi đã bị gọi là tên phản quốc muốn bôi đen hình ảnh ông Hồ.”
Một quan sát viên tại Quận Cam nhận xét: Chuyện bồ bịch là bình thường, xin tha tội cho cha cũng là bình thường, bị kỷ luật vì coi trọng dân tộc hơn giới vô sản cũng là điều tốt. Nếu không như thế mới thật là bệnh hoạn vậy.
Ông Bùi Tín đã chết từ lâu, nhưng ý tưởng của ông ấy vẫn còn đây!