Hôm nay,  

1 Nhạc Sĩ Gốc Việt Vượt Trở Lực, Nổi Tiếng Lớn

23/01/200100:00:00(Xem: 4690)

PARIS (KL) – Theo tin của ký giả Mike Zwerin, báo International Herald Tribune, theo lịch sử, nhạc jazz là một nghệ thuật theo dạng Hoa kỳ, nghệ thuật này không có nghĩa là nó phải đứng một chỗ mãi mãi.
Các tay cự phách chơi nhạc jazz của mỗi thế hệ đã cho căng rộng cái truyền thống của các ông tổ về nhạc. Hiện nay nhạc jazz hình như không còn chỗ để tiến nữa, giới trẻ tuổi đang hướng về chân trời của những truyền thống có sự giao lưu văn hóa.
Các trường dạy nhạc jazz còn mở thêm ra nhiều nữa, trường International Association of Jazz Educator càng ngày càng rộng ra và như có những thỏa thuận ngầm về giao lưu văn hóa cho từng năm.
Những người tốt nghiệp cho biến âm thanh trỗi dậy đi theo một mẫu số chung. Dân Hoa kỳ được dạy để chơi theo nhịp điệu kỳ lạ quá thông thường đối với nền nhạc của thế giới còn lại. Ai cũng biết bản nhạc “Summertime”. Bất cứ người nào cũng có thể chơi được nhịp điệu trầm buồn của‘blue’ thoát thai từ Nam Mỹ.
Nguyễn Lễ là người Việt có quốc tịch Pháp đã trở thành một tay chơi Tây Ban Cầm rất hoàn chỉnh, Lễ là một trong những nhà chơi nhạc jazz có óc sáng tạo, khai thác nhạc cổ điển của Hoa kỳ đề hoà lẫn với nhạc truyền thống của bất cứ nơi nào trên thế giới, nhưng Lễ đã tập trung vào để hoà lẫn nhạc này với nhạc chính gốc Việt Nam.
Nhưng Lễ không dừng ở nơi đây. Cái cá tính riêng của bộ đĩa và băng nhạc “Bakida” của Lễ còn chứa đựng các nhạc khác nữa như tiếng trumpet Paolo Fresu của Ý, tiếng sáo Kudsi Erguner của Thổ Nhĩ Kỳ, và tiếng saxophone âm tenor Chris Potter của Hoa kỳ .
Trong phần tựa đề của tập nhạc, Lễ đã viết : “Tôi thích cho nhạc được ghi này tựa như một dạ yến mỗi khách tìm một lối riêng của mình để nói chuyện gần xa, ngọt bùi hay chua chát. Sau đó sự xúc cảm được hoà vào nhạc, những liên kết âm thầm trong tâm tư diễn ra và nhạc điệu có thể trở thành một ngôn ngữ vũ trụ.”
Sinh tại Paris năm 1959 trong một gia đình mà cả cha và mẹ là những sinh viên Việt Nam đi du học tại Pháp (“Cha tôi có cả đống văn bằng”), Lễ nói tiếng Anh lưu loát.
Điều này xin nhấn mạnh, làm thân người nước ngoài thường được coi mình như là một tên có khuyết tật, nhiều người đã nghĩ như thế theo như một công ty Hoa kỳ cho biết. Về mặt khác, tiếng Anh giúp Lể đã tạo được ra chính con người của anh, anh đã dùng lới của nhà phê bình Anh Chris Parker “refreshingly broad based and multi-faceted” (Trau dồi cho rộng và thành muôn mặt).


Lễ ít ra cũng đã dọn nhà về New York góp nhạc của anh như một phần trong “Các dạng văn hóa đương thời của Paris”
“Nhạc của tôi phải ở đây,” theo như lời Lễ nói : “Pháp là xứ để tôi gặp mặt các nhà nhạc sĩ của khắp nơi tới như từ Phi châu, từ Á châu, cũng như từ Nam Mỹ.
Phần lớn nhạc của tôi đều do những cuộcï gặp gỡ của các văn hóa mà ra. Mặt khác, tôi phải chấp nhận sự thật, có lẽ tôi sẽ khôngđược thuộc vào hạng người thành công nổi tiếng thế giới tại đây.
“Trong khi đó New York vẫn là trung tâm khuyến mại và phân phối, Paris được gọi như thủ đô của nhạc Phi châu,” theo như Lễ đã nói với Parker: “Tôi đi sâu vào nhạc Phi châu. Bao giờ tôi cũng tìm thấy cái hay trong quan hệ giữa nhạc Phi châu của người da đen và và người Bắc Phi.”
Cheb Mami là dân Algeria, một thân chủ thích tập nhạc “Maghreb and Friends” dành cho Bắc Phi qua giọng ca của nữ ca sĩ Hương Thanh, người Việt nam.
Nhạc của Lễ hướng về nhịp điệu ‘Blue’ trầm buồn với những nốt nhạc giáng (bemol) thứ ba, thứ năm, thứ bẩy và thứ chín – nốt điệu ‘blue’- ở khắp mọi nơi. (Lễ rất ghét dùng các âm giai trưởng, coi như là trẻ con.). Tập nhạc “Tales of Việt Nam” được soạn cho giọng ca của Hương Thanh và tiếng nhạc gõ gỗ Trilok Gurtu của dân Ấn Độ. Lễ đã cho biết : “Nhạc Việt Nam là nhạc Trung hoa pha lẫn nhạc Ấn Độ, y hệt như trong địa dư. Ngay cả cách nấu ăn cũng tựa tựa như nhau.”
Lễ giải quyết các vấn đề không thích hợp giữa thang âm của Việt Nam và Tây Phương bằng cách bẻ cong các nốt nhạc và dùng điệu ‘Vibrato’ chơi thiệt nhanh. Được biết các âm giai Flamenco của Lễ đã nằm trong các hoà điệu Hendrixian.
Để đi khắp các đại lục, Lễ cho chuyển từ nhạc điệu Pygmy sang nhạc điệu Rock Strut. Vũ điệu Tây Phi có thể đi chung những trang điểm bằng hoa lá với nhạc điệu bebop thời gian gấp hai.
Tất cả những loại nhạc đó, Lễ công nhận không được ăn khách mấy tại Hanoi. Vì Lễ đã tìm ra như trong mỗi quốc gia, sự ưa thích nhạc của người Tây phương không giống sự ưa thích nhạc của người bản xứ.
Giới trẻ ở đâu cũng nghe nhạc Madonna. Nhạc này không dễ gì tìm thấy trong nhạc truyền thống tại Việt Nam. “Nhạc Việt Nam và nhạc jazz không bao giờ kết hợp với nhau được. Âm giai của bebop đã cho thay đổi không có vẻ Đông phương chút nào.”

Gửi ý kiến của bạn
Vui lòng nhập tiếng Việt có dấu. Cách gõ tiếng Việt có dấu ==> https://youtu.be/ngEjjyOByH4
Tên của bạn
Email của bạn
)
NHẬN TIN QUA EMAIL
Vui lòng nhập địa chỉ email muốn nhận.