Hôm nay,  

Á Châu Lo Sợ Đụng Độ Giữa Mỹ Và Hoa Lục

4/5/200100:00:00(View: 4376)
TOKYO (AP) - Hòa hội giữa Nam và Bắc Hàn. Tranh chấp lãnh thổ ở Đông Nam Á. Hàng tỷ đô-la kinh doanh quốc tế và tuyến hàng hải vận chuyển dầu lửa.

Chính phủ Mỹ của Tổng Thống Bush đã cảnh cáo thế đối đầu về vụ phi cơ do thám Mỹ có thể gây hại đến mối quan hệ Mỹ-Trung Quốc, các nước Á châu đã tính trước cái giá họ phải trả nếu sự căng thẳng leo thang. Nhiều nước hô hào Washington và Bắc Kinh nên giải quyết vụ này mau lẹ trước khi xung đột vuợt ra ngoài tầm kiểm soát.

Phát ngôn nhân của Thủ tướng Nhật Bản Yoshiro Mori nói: “Chúng tôi không muốn có sự leo thang. Chúng tôi rất mong vụ này sẽ được giải quyết một cách thích hợp và...có thể chấp nhận được”.

Căng thẳng đã leo lên một nấc khi Tổng Thống Bush cảnh cáo Trung Quốc chớ gây hai đến quan hệ hai nước. Sáng thứ tư 4-4 Chủ tịch Trung Quốc Giang Trạch Dân chính thức đòi Mỹ xin lỗi.

Chính quyền các nước trong khu vực đang theo dõi thế đôi co này. Họ có lý do: Á châu vốn là nơi có một loạt khá dài về tranh chấp lãnh thổ, những cuộc thương lượng có tầm quan trọng cao và là một mảng lớn của nền kinh tế thế giới.

Một sự đổ vỡ nghiêm trọng giữa Washington và Bắc Kinh sẽ làm lung lay vấn đề quan hệ rất tế nhị với Đài Loan, nơi Trung Quốc vẫn coi là một tỉnh tiền tiêu của Hoa lục. Với tư cách là đồng minh duy nhất của Bắc Hàn, Trung Quốc cũng giữ vai trò then chốt trong cuộc vận động khuyến dụ Bình Nhưỡng từ bỏ thế cô lập kéo dài từ 50 năm qua.

Vùng Nam Hải, nơi chiếc phi cơ do thám EP-3 của Mỹ và một chiến đấu cơ Trung Quốc đụng vào nhau, là nơi có nhiều vụ tranh chấp chủ quyền của Trung Quốc, Việt Nam và Phi Luật Tân. Và từ hơn 10 năm nay các công ty lớn của Mỹ, Âu Châu và Nhật Bản đã bành trướng sự hiện diện của họ ở Trung Quốc.

Nhật Bản đặc biệt lo lắng, mong sớm giải quyết vụ đôi co. Nhật Bản có gần 50,000 quân Mỹ đóng trên lãnh thổ và sự tiếp tế xăng dầu cho Nhật Bản tùy thuộc ở những tuyến đường hàng hải băng qua Nam Hải.

Tại Thái Lan, nhật báo The Nation báo động trong bài Xã luận rằng an ninh trong khu vực sẽ lâm nguy nếu khủng hoảng kéo dài. Báo viết hôm thứ tư 4-4: “Các nước đồng minh của Mỹ, trong đó có Thái Lan, sẽ bị lôi cuốn vào cơn lốc nếu thế đôi co kéo dài”.

Nhưng các giới chức và các nhà phân tích trong khu vực ngày 4-4 nói vụ đôi co chưa gây chấn động - và có lẽ sẽ không có chấn động nếu không có sự leo thang căng thẳng lớn lao. Có lẽ thước đo căng thẳng chính xác nhất là tình hình quân sự ở eo biển Đài Loan. Trong quá khứ, mỗi lần có căng thẳng là chiến đấu cơ Trung Quốc thực hiện những phi xuất hăm dọa, vượt qua lằn biên “trung độ” tưởng tượng trên biển giữa Hoa Lục và Đài Loan. Nhưng cho đến thứ tư, tình hình có vẻ yên lặng. Bộ Quốc phòng Đài Loan cho biết không có vận động quân sự bất thường nào của Hoa Lục từ lúc xẩy ra vụ phi cơ do thám Mỹ phải hạ xuống Hải Nam.

Trên bán đảo Triều Tiên, người ta thấy rõ hơn sự rắc rối. Nhiều nước Á châu mong có tiến bộ mau lẹ trong tiến trình hòa giải giữa Công sản Bắc Hàn và Tư bản Nam Hàn, nay họ thấy cự căng thẳng giữa Trung Quốc và Mỹ chỉ làm cho tiến trình đó khó khăn thêm. Kim Sung-han, một nhà nghiên cứu của Viện Đối Ngoại và An ninh tại Seoul nói vụ đôi co có thể làm hư kế hoạch của Seoul về cuộc hòa đàm bốn chiều giữa Nam và Bắc Hàn, Trung Quốc và Mỹ. Kim nói: “Nếu tình hình Mỹ-Trung tồi tệ thêm, ngay cả việc xây dựng lại đường dây liên lạc để thảo luận hòa bình cũng khó”.

Trong khi đó giới kinh doanh Á châu đang phập phồng theo dõi các chỉ số chứng khoán để tiên liệu những chao đảo có thể xẩy ra theo tình thế. Vụ chứng khoán thụt dốc ở New York hôm thứ ba bị coi như một phần là do vụ phi cơ thám sát Mỹ. Bởi vậy sáng thứ tư chưa biết chứng khoán Á châu bị ảnh hưởng vì thị trường New York hay vì thế căng thẳng Mỹ-Trung.

Send comment
Vui lòng nhập tiếng Việt có dấu.Cách gõ tiếng Việt có dấu ==> https://youtu.be/ngEjjyOByH4
Your Name
Your email address
)
Là cựu điệp viên KGB, Putin lên làm tổng thống Nga vào năm 1999. Trong thời gian cầm quyền, Putin đã nổi tiếng là một nhà lãnh đạo chống lại dân chủ, là người đàn áp một cách tàn nhẫn những người bất đồng chính kiến. Các đối thủ của Putin thường chết theo cách bạo lực hay bí ẩn hoặc bị tổn hại nghiêm trọng, bao gồm cả đầu độc.
“Mọi người cần trợ giúp và có quyền được tiếp cận với sự chăm sóc cần thiết,” theo Đức Giáo Hoàng Francis nói. “Điều này là rõ ràng hơn vào lúc này khi tất cả chúng ta đều được kêu gọi chống lại đại dịch, và các thuốc chích ngừa là phương tiện chính yếu trong cuộc chiến này.” Ngài nói thêm rằng các thuốc chích ngừa và việc phân phối chúng nên phổ biến khắp quốc tế tới cả những nước nghèo nhất.
Những người đã được tiêm chủng đầy đủ sẽ có thể đi mua sắm hoặc đi làm tóc trở lại mà không cần xét nghiệm corona trong những tuần tới. Lý do: Theo RKI, họ hầu như không gây rủi ro trong việc lây truyền virus (vi rút). Bộ trưởng Y tế Jens Spahn (CDU) cho biết: “Bất kỳ ai đã được tiêm chủng (chích ngừa) đầy đủ trong tương lai đều có thể được đối xử như những người có kết quả xét nghiệm âm tính.
Một chiếc tàu lửa chở hành khách chạy tốc hành đã trật đường rầy hôm Thứ Sáu, 2 tháng 4 năm 2021, bên trong đường hầm dưới núi tại miền đông Đài Loan, giết chết ít nhất 51 người và làm bị thương hàng chục người khác trong tai nạn được mô tả là tai nạn xe lửa tệ hại nhất của đảo quốc này, theo bản tin của Đài NPR tường thuật hôm Thứ Sáu.
Quân đội Phi Luật Tân hôm Thứ Năm, 1 tháng 4 năm 2021, nói rằng họ đã khám phá các cấu trúc được xây dựng bất hợp pháp trên các hình thể tại Union Banks, một loạt bãi san hô tại Biển Đông gần nơi Manila nói rằng các tàu dân quân hàng hải Trung Quốc đã được cảnh báo trong những tuần lễ gần đây, theo CNN tường thuật hôm Thứ Năm.
“Nhìn lại 10 năm kể từ hôm nay, lịch sử sẽ phán xét như thế nào về việc không hành động này?” theo Đặc Phái Viên của Tổng Thư Ký là Christine Schraner Burgener đã hỏi các nhà ngoại giao. “Tôi hy vọng quý vị có thể hành động trong lúc vẫn còn có thời gian để tránh hệ quả tệ hại nhất bằng việc khắc phục sự thận trọng và bất đồng.”
Chiếc tàu Ever Given, tàu chuyên chở những thùng hàng rất lớn đã bị mắc cạn tại Kênh Đào Suez và đã làm tắt nghẽn giao thông đường thủy quan trọng gần cả tuần nay, đã được trục lên, theo các viên chức thẩm quyền cho biết hôm Thứ Hai, 29 tháng 3 năm 2021 qua tường thuật của CNBC hôm Thứ Hai.
Hai viên chức hàng đầu của Liên Hiệp Quốc đã lên án nhóm quân đội Miến Điện trong ngày chết chóc nhất của các cuộc biểu tình từ trước tới nay chống nhóm quân đội đảo chánh đã cướp chính quyền dân cử của quốc gia này, khi nhiều người biểu tình đã xuống đường hôm Chủ Nhật, theo CNN tường thuật hôm Chủ Nhật, 28 tháng 3 năm 2021.
Trung Quốc và Iran đã ký thỏa thuận tổng thể nhằm mục đích lập biểu đổ về các quan hệ kinh tế, chính trị và thương mại của họ trong vòng 25 năm tới, theo đài truyền hình nhà nước Iran tường thuật, trong một thách thức đối với chính phủ Biden, theo bản tin của Bloomberg cho biết hôm Thứ Bảy, 27 tháng 3 năm 2021.
Sự tắt nghẽn tại Kinh Đào Suez đang gây căng thẳng ngành xe hơi vốn đã chật vật, và các trì hoãn thêm nữa có thể tạo ra nhiều thiếu hụt tại thị trường Hoa Kỳ, nếu tàu chở hàng khổng lồ Ever Given không nhanh chóng được trục lên, theo bản tin của NBC News tường thuật hôm Thứ Sáu, 26 tháng 3 năm 2021.
DB Derek Trần: Tôi làm tất cả để bảo vệ cộng đồng mình trong vấn đề di trú

NHẬN TIN QUA EMAIL
Vui lòng nhập địa chỉ email muốn nhận.