Hôm nay,  

Kinh Tế Tq Tăng Tốc Ào Ạt, Đẩy Giá Dầu Thế Giới Lên

16/05/200400:00:00(Xem: 4666)
LONDON (KL) – Dưới mắt nhà báo Will Hutton, một nền kinh tế của 1, 3 tỷ dân cứ tăng cỡ gấp đôi mỗi thập niên, cái nền kinh tế này không chóng thì chầy cũng ảnh hưởng tới những người như chúng ta.
Trong tuần qua, các chủ nhà và những dân lái xe tại Anh quốc bắt đầu nghĩ ngay tới Trung quốc sau khi tiền lời mortgage và giá xăng dầu, cả hai thứ đều leo thang.
Trung quốc cam kết trong vòng mười năm, cái nền kinh tế lớn nhất đứng hàng thứ hai trên thế giới sau Hoa kỳ sẽ kéo 300 triệu dân Trung quốc ra khỏi cảnh khốn khổ của sự nghèo khó.
Trung quốc thành công, không có quốc gia nào khác bì đuợc. Trung quốc còn có một thách thức sâu xa đối với các nước còn lại trên thế giới.
Điển hình là hàng xuất cảng của Trung quốc đã tăng gấp đôi chưa đầy 5 năm. Cái nền kinh tế thần kỳ của Nhật Bản vào thập niên 1970 cũng đã là một kỳ công, kỳ công này phải mất tới bẩy năm; còn Đức quốc phải mất muời năm trong thập niên 1960, Anh quốc đã đi mất 12 năm sau đó kết thúc bằng cuộc Đại Triển Lãm tại Crystal Palace năm 1938 – thời gian kiêu hùng nhất trong lịch sử Anh quốc cũng đã làm được kỳ công như thế.
Ngày nay chuyện này cũng đang xẩy ra tại Trung quốc.
Đồng bằng sông Châu kề bên Hong Kong có thể nói lên cái vành đai đang thành hình cái cơ xưởng mới toanh cho thế giới – cái làm người ta bị hôn mê là những nhà máy công kỹ có sự liên hợp loại nhân công rẻ tiền có tay nghề cao với kỹ thuật tiền tiến mà không một liên hợp nào làm được như thế. Thượng Hải và Bắc Kinh cũng không thua gì mấy.
Điển hình là cái quốc gia này, nơi mà hãng Volkswagen lại bán đuợc nhiều xe hơi hơn là tại Đức quốc.
Sự bùng lên của Trung quốc là cần phải có xăng dầu, năm nay Trung quốc đã trở thành quốc gia cho nhập cảng xăng dầu nhiều nhất, đứng hàng thứ hai trên thế giới sau Hoa kỳ.
Trung quốc không ngừng khao khát. Trung quốc đang mua hàng khối kim loại đồng, hàng khối xi-măng và sắt thép.
Nếu như các bạn muốn tìm hiểu tại sao giá hàng hóa đã vọt cao 60% trong hai năm qua, và tại sao giá dầu lơ lửng trên 40 Mỹ kim một thùng, xin hãy nhìn vào Trung quốc.
Cái tin mừng của giá hàng hóa lên cao, có nghĩa là nền kinh tế thế giới đang mạnh lại, đẩy cho nền kinh tế Hoa kỳ hồi phục và kinh tế Trung quốc tiếp tục phát triển. Cái tin phải lo là ảnh hưởng lạm phát không có thể nào tránh được, bằng chứng mà Ngân hàng Anh quốc đã ra quyết định để tăng lãi xuất lên một phần tư của một phần trăm trong tuần vừa qua.
Giá xăng dầu đã tăng gấp đôi sau Tháng chạp năm 2001.
Giá xăng dầu thực sự bao giờ cũng thấp hơn cái giá cao tuyệt đối của nó, theo như năm 1979, giá xăng dầu lên cao như kiểu này đã xẩy ra trong quá khứ bao giờ cũng cấu kết với nền kinh tế chạy chậm và giá cả mọi thứ lên cao.
Giáo sư Andrew Oswald tại đại học Warwick University đã lập được sự tuơng quan rất gần về sự đong đưa giữa giá xăng dầu đi lên với nạn thất nghiệp; hãy nói cho đơn giản, giá xăng dầu thấp kích thích nền kinh tế, giá xăng dầu lên cao làm cho kinh tế bị trì trệ, cứ như thế hoạt động thay đổi với nhau, cũng như việc thuế đánh tổng quát được cắt giảm hay gia tăng là do việc tiêu thụ xăng dầu không thể nào tránh được.
Giáo sư nói là chúng ta đang nằm trong vùng nguy hiểm, nếu như giá xăng dầu cứ nằm tại 40 Mỹ kim, một thùng trong khi kinh tế phát triển và thất nghiệp cứ tiếp tục, cái này trầm trọng nhất tại Hoa kỳ, nhưng có ảnh hưởng sang tận Tây phương, chuyện không có thể nào tránh được.
Theo lời nói khác trong tuần vừa qua, kinh tế thế giới đang đi qua một lằn quan trọng: mặt tốt là giá xăng dầu lên cao cho biết kinh tế phát triển, đã bắt đầu bù lại để cho mọi thứ đạt được mức cao của nó.
Lẽ cố nhiên nó phải xuống trở lại, nhưng sự xuống lại hãy còn xa khó mà nghĩ ra được, nhìn nhu cầu của Trung quốc là thấy chuyện này ngay.

Mặt khác, đang nhìn thấy những gì đang đe dọa xăng dầu thế giới. Nếu như Hoa kỳ hốt hoảng rút ra khỏi Iraq đang bị phân hóa trong sáu tháng tới vì những cuộcï đánh bom cảm tử vào các cơ sở xăng dầu tại Kuwait và Saudi Arabia, sau đó là việc cung cấp xăng dầu sẽ đi xuống, hơn là nằm đó kiểm soát để cho giá dầu lên cao hơn.
Sau này giá xăng dầu vẫn lên cao hơn, lãi xuất tại Anh quốc sẽ vẫn cao bất cứ trong trường hợp nào, tột đỉnh chỉ tới 5 phần trăm thôi.
Vào trường hợp này, cuộc bàn cãi như thị trường nhà cửa tại Anh quốc sẽ từ từ đi xuống hay bị đo ván vì sự nhất quyết của giới bi quan. Giá nhà đã tăng gấp đôi trong 5 năm qua, chỉ có đồng tiền bị mất giá và chi phí dịch vụ mortgage dài hạn đi xuống theo sự ra đi hàng loạt của giới kiếm tiền trung bình.
Việc mortgage dài hạn trở lại như xưa là việc giá nhà hạ xuống khoảng một phần tư, tính ra con số này nhỏ vì đồng tiền vẫn bị mất giá.
Biến cố thình lính xẩy ra tại Trung Đông kết hợp vào sự bùng lên của Trung quốc làm cho xác xuất lên cao, thị truờng nhà cửa tại Anh quốc quả nhiên gặp khó khăn.
Trung quốc phát triển và việc khao khát xăng dầu sẽ không còn nữa. Theo ông Joshua Ramo, nguyên chủ biên về nước ngoài của báo Times và là tác giả của tập sách mỏng “Beijing Consensus” do nhà in Foreign Policy Center cho xuất bản vào tuần tới. Tạp sách này nói về có quá nhiều người giải thích để tìm hiểu Trung quốc theo các cung cách của Tây phương.
Trung quốc không phải là caí bong bóng kinh tế như việc bùng lên của dot.com hay phần về thị truờng nhà cửa tại Anh quốc để cho kim chích và giải tỏa áp lực giá cả xăng dầu trên thế giới. Nền kinh tế Trung quốc phát triển nhanh không thể ngờ tới, có bước chậm lại và sau phát triển cuồng loạn trong mấy năm qua, sự căng thẳng giảm đi không có thể nào đừng được, nhưng hướng đi của Trung quốc rất rõ ràng.
Trung quốc là một lục địa mở rộng ra và còn triển khai hơn nữa và hơn cả Hoa kỳ của thế kỷ thứ 19; tiến trình phát triển của Trung quốc hoàn toàn không thay đổi, cứ triển khai trong khi làm bạn với chủ nghĩa tư bản hoàn theo bản sắc Trung quốc.
Trung quốc là một kinh tế mô hình mới kết hợp với động năng của giới tư bản, nhưng luôn luôn hướng dẫn để đi theo sự cảnh giác của nhà nước là cần phải nâng cao mực sống của người dân và tạo ra cuộc sống có chất lượng cho hàng trăm triệu người dân một lúc hay là chịu hình phạt trước pháp lý.
Thủ tướng On Gia Bảo của Trung quốc đi tham quan Luân Đôn ngày thứ hai, thủ tuớng này không nói tới kinh tế tăng trưởng, mà chỉ nói tới sự hợp tác để phát triển kinh tế.
Thang đầu tư hạ tầng cơ sở của Trung quốc như lập các đường ống dẫn dầu, các bến tầu thuyền, các xa lộ cho nguời lái xe và các phi cảng, tất cả những yêu cầu đầu tư này làm cho đầu của ngài quay cuồng, nhưng tất cả chỉ có một mục đích là để đẩy mạnh việc phát triển kinh tế của Trung quốc, các ngài có ăn thì Trung quốc cũng được hưởng cái lợi.
Thế giới phát triển hiện nay đều nhìn vào Trung quốc như một mẫu của “Bắc Kinh Nhất Trí” theo tư bản mà không dừng bước tại đó mà còn có ý đi tới đích cuối cùng. Vì tư hữu hóa mà các ngài đòi, vì luật về tài chánh không phá, các ngài phải tiến hành thận trọng.
Trên hết việc đầu tư giáo dục của Trung quốc trong một thời gian ngắn là một biến cố của thế giới khi một lục địa đang đi trên một con đường đặc biệt dẫn tới tư bản chủ nghĩa.
Sự thành công mà Trung quốc đạt được rất đáng kể, ảnh hưởng tới nền kinh tế thế giới ngày hôm nay được toàn thể hoan nghênh.
Nhưng dân Trung quốc không nghĩ gì tới các sừ như ông Bush hay ông Blair mà chỉ nghĩ tới hình như có cái gì lầm lẫn trong chính sách đối ngoại tồi tệ sau thế chiến thứ hai.
Hành hạ và bạc đãi các tù nhân Iraq đã đưa lên hàng đầu các báo trong tuần qua, chỉ là một bi kịch khác có tính toán để tự bầy ra ván cờ mới trong cuộc chiến xăng dầu trên thế giới.
Iraq phải được quốc tế hóa và bình thường hóa cho nhanh, giá xăng dầu phải làm cho hạ xuống. Đó là chuyện ai cũng thấy.

Gửi ý kiến của bạn
Vui lòng nhập tiếng Việt có dấu. Cách gõ tiếng Việt có dấu ==> https://youtu.be/ngEjjyOByH4
Tên của bạn
Email của bạn
)
✱ Tân Hoa Xã, TQ: Trung Quốc sẵn sàng làm việc với Hoa Kỳ để tìm ra cách thức phù hợp nhằm hòa hợp với nhau - chung sống hòa bình và hợp tác cùng có lợi. ✱ Al Jazeera, Qatar: Chính quyền Biden cho biết Trung Quốc là đối thủ cạnh tranh duy nhất của Hoa Kỳ “với mục đích định hình lại trật tự quốc tế và ngày càng có sức mạnh kinh tế, ngoại giao, quân sự và công nghệ để thúc đẩy mục tiêu đó” ✱ Kyodo News, Jp: Bộ Thương mại Hoa Kỳ cho biết việc thắt chặt kiểm soát xuất khẩu nhằm hạn chế khả năng Trung Quốc tiếp cận một số chip cao cấp được Bắc Kinh sử dụng để sản xuất các hệ thống quân sự tiên tiến. ✱ Global Times, CN: Cuộc chiến chip ngày càng leo thang của Mỹ chống lại Trung Quốc đã tạo ra sự bất ổn to lớn cho ngành công nghiệp chip thế giới và đặt các nhà sản xuất chip hàng đầu vào tình thế cực kỳ khó khăn có thể dẫn đến thiệt hại nghiêm trọng. ✱ Asia Nikkei, Jp: Những hạn chế sẽ khiến Bắc Kinh khó khăn hơn nhiều trong việc mua hoặc chế tạo chất bán dẫn tiên tiến cho một quân đội...
✱ Declassified Uk.: Các hồ sơ giải mật cho thấy, Vương quốc Anh đã dự đoán về một "cuộc đối đầu nghiêm trọng giữa Nga và Ukraine" từ năm 1992. ✱ The Grayzone: Bài thuyết trình vào tháng 4 năm 2022 dành cho các sĩ quan tình báo cao cấp của Anh, vạch ra một kế hoạch phức tạp để làm nổ tung Cầu Kerch ở Crimea. ✱ TASS Ru.: Các nhân viên thuộc các cơ quan tình báo của Mỹ và Anh trực tiếp tham gia vào các hoạt động bí mật với Cơ quan An ninh Ukraine (SBU) và đào tạo nhân viên để thực hiện công tác ✱ Yahoo News: CIA đã bí mật đào tạo các lực lượng Ukraine tại vùng tiền tuyến phía đông của Ukraine - CIA huấn luyện các đối tác Ukraine về các kỹ thuật bắn tỉa, cách vận hành tên lửa chống tăng Javelin và các thiết bị khác...
Trước khi ngưng đọc vì cho rằng chúng ta đã nói rất nhiều về những điều tương tự trong nhiều tháng qua, xin hãy để tôi nói rõ: Tôi không nói về Nga. Không, đây là một vấn đề lớn hơn. Nó mang tên Trung Quốc...
Sáng thứ Hai 10/10/22 vùa qua, phải chăng Putin đã thay đổi bản chất cuộc chiến ở Ukraine khi phóng 83 hỏa tiễn nhằm thẳng 11 cơ sở vật chất dân sự và nhà cửa dân chúng? Putin đã áp dụng đúng lý thuyết chiến tranh của cộng sản là tiêu diệt sự sống xã hội của quốc gia địch khi mục tiêu không đạt được. Nhưng có người cho rằng oanh tạc Ukraine hôm thứ Hai thực chất không phải Putin thay đổi chiến thuật mà đó chỉ để vớt vát thể diện trước dân chúng Nga và thế giới sau nhiều thất bại liên tiếp ở Ukraine và, đau đớn hơn nữa, « cầu Putin » (Kertch) bị đặc công Ukraine phá hỏng...
Vào giữa tháng 3, chưa đầy một tháng sau khi Nga xâm lăng Ukraine, nhà khoa học chính trị Francis Fukuyama đã đưa ra một dự đoán nổi bật: Ukraine sẽ chiến thắng. Sáu tháng sau, Ukraine đang trên đà tấn công và tái chiếm lãnh thổ quan trọng giữa nhiều dấu hiệu là quyết tâm của Nga đang suy yếu. Các bản tường thuật chỉ ra rằng vũ khí và thông tin tình báo do Hoa Kỳ và các quốc gia đồng minh khác cung cấp đang mang lại cho cuộc phản công của Ukraine một sự thúc đẩy nghiêm trọng. Liên minh NATO vẫn bền vững và đoàn kết đứng sau Ukraine, bất chấp nỗ lực của Nga nhằm làm suy yếu sự thống nhất đó bằng cách hạn chế xuất khẩu khí đốt tự nhiên sang châu Âu...
Trong thời đại kinh tế toàn cầu hoá dựa vào tri thức và thông tin, thì kiến thức trở thành sức mạnh và Internet là phương tiện kết nối. Các kiến thức mới đang được phổ biến tự do trên khắp thế giới và mọi người có thể truy cập được dễ dàng hơn. Trước các chuyển biến dông bão này, tình hình cạnh tranh giữa các cường quốc không chỉ còn nằm trong các lĩnh vực chính trị, kinh tế và an ninh mà còn canh tân kỹ thuật và nhiều quốc gia cảm thấy đang bị đe dọa bởi sự tụt hậu về kiến thức và trang bị kỹ thuật số...
Cả hai nhà lãnh đạo nữ này đều là những nhân vật xuất chúng, những phụ nữ đầu tiên giữ các vị trí lãnh đạo cao cấp bậc nhất trên đất nước họ. Hình ảnh hai bà kề vai sát cánh trên trường thế giới bất chấp một siêu cường do đàn ông thống trị chuyên đi bắt nạt các quốc gia nhỏ hơn, quả là một thách thức tương phản và là một biểu tượng dũng cảm của thời đại...
Chuyến thăm của bà Chủ tịch Hạ viện Mỹ Nancy Pelosi ở Đài Loan tạo thêm sự đe doạ mới của Trung Quốc đối với hòn đảo này, nó được tạo ra do nhu cầu duy trì việc kiểm soát đối với tình hình ở eo biển Đài Loan sau những chiến thắng bầu cử liên tục của đảng ủng hộ sự độc lập của Đài Loan...
Bản đồ thứ ba về thế giới thời hậu Chiến tranh Lạnh bắt nguồn từ cái thường được gọi là “Lý thuyết Hiện thực” (Realist Theory) về quan hệ quốc tế. Theo lý thuyết này, các quốc gia thực sự là chủ thể quan trọng duy nhất trong các vấn đề thế giới, mối quan hệ giữa các quốc gia là một mối quan hệ hỗn loạn (anarchy), và do đó để đảm bảo sự tồn tại và an ninh của họ, các quốc gia luôn cố gắng tối đa hóa quyền lực của mình... Một cái nhìn viễn kiến về mối hiểm họa xung đột giữa các quốc gia trên thế giới, của nhà Chính trị học lừng danh Samuel P. Huntington, do Bác sĩ Hồ Văn Hiền chuyển ngữ và chú thích. Việt Báo trân trọng giới thiệu.
✱ MI5: ĐCSTQ áp dụng cách tiếp cận cấp nhà nước, trong đó các doanh nghiệp và cá nhân bị pháp luật TQ buộc phải hợp tác với Đảng ✱ SHU Yenjoon, sĩ quan tình báo Trung Quốc đã bị kết án về tội đánh cắp bí mật thương mại trong lĩnh vực hàng không Hoa Kỳ ✱ MI5: Để ngăn chặn, năm 2020, Hoa Kỳ ngừng cấp thị thực mới cho các nhà nghiên cứu từ các trường đại học Quân đội PLA ✱ ALJ: Giám đốc FBI Cảnh báo các công ty phương Tây rằng Bắc Kinh quyết tâm đánh cắp công nghệ của họ để đạt được lợi ích cạnh tranh. ✱ ĐS Trung Quốc tại London đã bác bỏ các cáo buộc của McCallum (MI5) và Wray (FBI), là "hoàn toàn vô căn cứ”. ✱ AFP: TMT Liên Quân Mỹ cáo buộc ông Tập Cận Bình thất hứa...
NHẬN TIN QUA EMAIL
Vui lòng nhập địa chỉ email muốn nhận.