Hôm nay,  

Toàn Cầu Còn 40% Đất Trồng Sợ Đói Vì Hết Đất Phì Nhiêu

12/11/200500:00:00(View: 6472)
Các bản đồ mới cho thấy rằng địa cầu đang mất đi rất nhanh đất mầu mỡ và sản lượng thực phẩm sắp không nuôi nổi dân số trên thế giới. Các bản đồ cho thấy rằng hơn 1/3 đất đai trên thế giới được dùng để trồng trọt hoặc để nuôi trâu bò.

Các nhà khoa học tại trường University of Wisconsin-Madison đã kết hợp những hình ảnh về đất đai từ vệ tinh với con số thống kê điều tra về nông nghiệp từ các nước trên thế giới để hoàn thành các bản đồ chi tiết về sự sử dụng đất đai toàn cầu.

Bản đồ hiện tại cho thấy một ảnh chụp đất đai toàn cầu sử dụng trong năm 2000, nhưng các nhà khoa học cũng có dữ liệu sử dụng đất đai từ năm 1700 trở lại đây, cho thấy mọi vật đã bị thay đổi như thế nào.

"Các bản đồ cho thấy, một vùng rộng rất nổi bật của hành tinh của chúng ta (áng chừng 40%) được sử dụng để hoặc trồng các vụ mùa hoặc để trâu bò ăn cỏ," theo Tiến sĩ Navin Ramankutty, thành viên của nhóm Wisconsin-Madison. Khi so sánh thì chỉ 7% đất đai thế giới được sử dụng cho nông nghiệp vào năm 1700.

Vùng Amazon (Nam Mỹ) đã có một số thay đổi lớn lao nhất trong thời gian gần đây, với đồng cỏ vĩ đại của rừng nhiệt đới bị đốn hạ để trồng đậu nành.

"Một trong những sự thay đổi chính yếu mà chúng tôi thấy được là sự mở rộng nhanh chóng các vùng trồng đậu nành ở Ba Tây và Á Căn Đình, trồng để xuất cảng sang Trung Quốc và Liên Au," Tiến Sĩ Ramankutty nói.

Sự mở rộng vùng nông nghiệp này cũng bằng với sự hao hụt rừng nhiệt đới ở cả hai nước này.

Trong khi đó, cách làm nông nghiệp thâm canh có nghĩa các vùng đất trồng trọt đã bị giảm dần tại Hoa Kỳ và Liên Âu và đất đai ngày bị mất dần vì đô thị hóa.

"Chỉ có châu Mỹ Latinh và châu Phi, hơn tất cả mọi nơi khác trên thế nơi, là nơi chúng ta có thể trồng các vụ mùa, sẵn sàng để trồng trọt. Những nơi còn lại hoặc quá lạnh hoặc quá khô để có thể trồng trọt được," Tiến Sĩ Ramankutty nói.

Cũng theo Tiến Sĩ Ramankutty, "Câu hỏi thực tế là, làm cách nào để chúng ta có thể tiếp tục sản xuất thực phẩm từ đất đai, trong khi việc ngăn chặn những hậu quả gây hại môi sinh bị vô hiệu, chẳng hạn như nạn phá rừng, nhiễm độc nước và sự ăn mòn đất ""

Send comment
Vui lòng nhập tiếng Việt có dấu.Cách gõ tiếng Việt có dấu ==> https://youtu.be/ngEjjyOByH4
Your Name
Your email address
)
KIEV - Vào ngày 5 tháng 9, 1 nhân chứng trong nghi án phi cơ dân sự Malaysia bị bắn rơi trên không phận Ukraine năm 2014 vừa được tòa Ukraine phóng thích.
TEHRAN - Bước kế tiếp của Cộng Hòa Hồi Giáo Iran làm giảm các hạn chế của thỏa ước nguyên tử Vienna 2015 là phát triển 1 hệ thống ly tâm, dùng vào việc tinh chế uranium.
CHENGDU - Video ghi lại cảnh 1 phụ nữ tạo thủ hiệu gợi ý “cần giúp” được chia sẻ rộng rãi trên mạng xã hội TikTok, gây quan ngại nhà cầm quyền Hoa Lục
LONDON - Thủ Tướng Anh Boris Johnson đang tìm cách tổ chức tổng tuyển cử sớm vào giữa Tháng 10.
TEHRAN - 7 thủy thủ của tàu dầu Stena Impero của Anh bị Iran bắt giữ từ Tháng 7 sẽ được trả tự do vì lý do nhân đạo.
JERUSALEM - Sau trận đụng độ giữa lực lượng Israel và tổ chức vũ trang Hizbollah cuối tuần qua, dư luận ngờ rằng căng thẳng giữa 2 đối thủ này tạo điều kiện thuận lợi cho cuộc vận động tái tranh cử của Thủ Tướng Netanyahu trước tổng tuyển cử ngày 17-9.
HONG KONG - Vào ngày 4 tháng 9, đặc khu trưởng Hong Kong Carrie Lam loan báo chính thức rút lại đề luật dẫn độ, là lý do châm ngòi phong trào chống chính quyền từ 13 tuần qua.
Sau 13 tuần người dân Hong Kong biểu tình, tranh đấu liên tục, đặc khu trưởng Carrie Lam đã chính thức tuyên bố thu hồi dự luật dẫn độ.
WASHINGTON - Khi Hoa Kỳ tổ chức tuần tiễu để bảo vệ quyền tự do hàng hải tại vùng Vịnh Persia, chính quyền Trump đã nhận diện vùng biển bất an.
GENEVA - Các nhà điều tra của 1 ủy ban độc lập LHQ cho hay: các cường quốc Mỹ, Anh, Pháp có thể gián tiếp can dự tội ác chiến tranh tại Yemen,
NHẬN TIN QUA EMAIL
Vui lòng nhập địa chỉ email muốn nhận.