Hôm nay,  

Toàn Cầu Còn 40% Đất Trồng Sợ Đói Vì Hết Đất Phì Nhiêu

12/11/200500:00:00(View: 6484)
Các bản đồ mới cho thấy rằng địa cầu đang mất đi rất nhanh đất mầu mỡ và sản lượng thực phẩm sắp không nuôi nổi dân số trên thế giới. Các bản đồ cho thấy rằng hơn 1/3 đất đai trên thế giới được dùng để trồng trọt hoặc để nuôi trâu bò.

Các nhà khoa học tại trường University of Wisconsin-Madison đã kết hợp những hình ảnh về đất đai từ vệ tinh với con số thống kê điều tra về nông nghiệp từ các nước trên thế giới để hoàn thành các bản đồ chi tiết về sự sử dụng đất đai toàn cầu.

Bản đồ hiện tại cho thấy một ảnh chụp đất đai toàn cầu sử dụng trong năm 2000, nhưng các nhà khoa học cũng có dữ liệu sử dụng đất đai từ năm 1700 trở lại đây, cho thấy mọi vật đã bị thay đổi như thế nào.

"Các bản đồ cho thấy, một vùng rộng rất nổi bật của hành tinh của chúng ta (áng chừng 40%) được sử dụng để hoặc trồng các vụ mùa hoặc để trâu bò ăn cỏ," theo Tiến sĩ Navin Ramankutty, thành viên của nhóm Wisconsin-Madison. Khi so sánh thì chỉ 7% đất đai thế giới được sử dụng cho nông nghiệp vào năm 1700.

Vùng Amazon (Nam Mỹ) đã có một số thay đổi lớn lao nhất trong thời gian gần đây, với đồng cỏ vĩ đại của rừng nhiệt đới bị đốn hạ để trồng đậu nành.

"Một trong những sự thay đổi chính yếu mà chúng tôi thấy được là sự mở rộng nhanh chóng các vùng trồng đậu nành ở Ba Tây và Á Căn Đình, trồng để xuất cảng sang Trung Quốc và Liên Au," Tiến Sĩ Ramankutty nói.

Sự mở rộng vùng nông nghiệp này cũng bằng với sự hao hụt rừng nhiệt đới ở cả hai nước này.

Trong khi đó, cách làm nông nghiệp thâm canh có nghĩa các vùng đất trồng trọt đã bị giảm dần tại Hoa Kỳ và Liên Âu và đất đai ngày bị mất dần vì đô thị hóa.

"Chỉ có châu Mỹ Latinh và châu Phi, hơn tất cả mọi nơi khác trên thế nơi, là nơi chúng ta có thể trồng các vụ mùa, sẵn sàng để trồng trọt. Những nơi còn lại hoặc quá lạnh hoặc quá khô để có thể trồng trọt được," Tiến Sĩ Ramankutty nói.

Cũng theo Tiến Sĩ Ramankutty, "Câu hỏi thực tế là, làm cách nào để chúng ta có thể tiếp tục sản xuất thực phẩm từ đất đai, trong khi việc ngăn chặn những hậu quả gây hại môi sinh bị vô hiệu, chẳng hạn như nạn phá rừng, nhiễm độc nước và sự ăn mòn đất ""

Send comment
Vui lòng nhập tiếng Việt có dấu.Cách gõ tiếng Việt có dấu ==> https://youtu.be/ngEjjyOByH4
Your Name
Your email address
)
HONG KONG - Trong lúc phong trào chống chính quyền tiếp diễn tại đặc khu Hong Kong, đơn vị trú đóng của “quân giải phóng” từ lục địa được điều động luân phiên.
TOKYO - Chính phủ Nhật đang cân nhắc khả năng thay đổi thủ tục báo cáo chủ quyền của ngoại kiều tại doanh nghiệp
BEIJING - Ủy hội thuế quan của HĐ Nhà Nước TC loan báo: sắp nhận đơn xin miễn trừ thuế bổ túc đợt 2 với hàng nhập cảng từ Mỹ - doanh nghiệp, hội đoàn, phòng thương mại có thể bắt đầu nộp đơn từ ngày 2-9 đến ngày 18-10.
SEOUL - Tòa tối cao tách riêng cáo trạng chống lại cựu TT Park Geun-hye để xử tội ăn hối lộ và giao cho tòa cấp dưới thụ lý.
TRIPOLI - Cao ủy tị nạn LHQ (tức UN-HCR) Clements hô hào cộng đồng quốc tế cứu giúp dân tị nạn Libya, 1 xứ sở chứng kiến chiến tranh sứ quân kéo dài kể từ ngày lãnh tụ Gadhafy bị lật đổ và bị giết năm 2011.
BAGHDAD - Sứ giả Trung Cộng loan báo: Beijing tiếp tục dự phần tái thiết Iraq. Ông Wu Haitao, là phó đại diện thường trực tại LHQ, tuyên bố “Các nước nên thực hiện các cam kết với Iraq.
BOGOTA - Chưa tới 3 năm sau ngày loạn quân FARC ký hòa ước với chính quyền, cựu thủ lãnh Ivan Marquez hô hào các chiến hữu cầm súng nổi dậy.
BERLIN - Thủ Tướng Angela Merkel tiếp lãnh tụ ôn hòa Palestine Mahmoud Abbas.
LONDON - Quyết định gia hạn đình chỉ hoạt động của QH của Thủ Tướng Boris Johnson đưa tới phản ứng bất bình trong quần chúng
OTTAWA - Cựu bất đồng chính kiến Yang Wei gốc Hoa Lục can dự hàng loạt bạo động trong thời gian gần đây, đe dọa an toàn cộng đồng, là đáng bị trục xuất.
NHẬN TIN QUA EMAIL
Vui lòng nhập địa chỉ email muốn nhận.