Hôm nay,  

30 Năm: Cách Biệt Tuổi Thọ Giữa Dân Nước Giàu Và Nghèo

09/09/200700:00:00(Xem: 2278)

Khoảng cách tuổi thọ của dân những nước giàu nhất và những nước nghèo nhất hiện nay là 30 năm. Khoảng cách này xảy ra ở khắp nơi trên thế giới với những nước Tây Phương, một số nước Châu Mỹ Latin và vùng Đông Á đang bỏ xa khoảng cách đối với những nước ở Châu Phi hay những nước thuộc Liên Bang Sô Viết cũ.

Thu hẹp khoảng cách về sức khỏe này đòi hỏi giải pháp vượt xa giới hạn những nguyên nhân trước mắt như nghèo đói, bịnh tật, vệ sinh và nhiễm trùng, mà chú ý đến giai cấp xã hội của dân cư.

Ngài Tiến Sĩ Michael Marmot, giám đốc ủy ban Tổ Chức Y Tế Thế Giới "World Health Organization" cho biết địa vị trong xã hội là then chốt cho tình trạng sức khỏe thiếu cân xứng này.

Trong thập niên 80, một loạt những nghiên cứu đối với những công chức cho thấy xác suất tử vong của những người có địa vị thấp kém cao gấp 4 lần những người có địa vị cao vì nó liên quan đến mức độ họ kiểm soát cuộc sống của họ.

Nguyên tắc trên cũng được áp dụng đối với những nước nghèo. Nếu con người có địa vị cao trong xã hội thì họ cảm thấy bớt lệ thuộc vào yếu tố kinh tế và môi trường, có nghĩa là họ dễ kiễm soát đời sống hơn và do đó sức khỏe cũng được cải thiện theo.

Theo một bản tin mới đăng trên mạng y khoa The Lancet thì ảnh hưởng của "hội chứng địa vị" này lan tỏa ra khắp thành phần xã hội, ví dụ như ở những người Thụy Điển trưởng thành có bằng Tiến Sĩ thì số người tử vong lại ít hơn số người có bằng Thạc Sĩ. Vẫn bản tin trên cho biết, đáp số cho vấn đề sức khỏe nằm ở chỗ tự tạo sức mạnh cho bản thân, cho cộng đồng, và cho quốc gia. Lẽ dĩ nhiên việc cung cấp đầy đủ dịch vụ và trang thiết bị y tế vẫn quan trọng nhưng điều đó vẫn chưa đủ. Theo Tiến Sĩ Marmot thì để có được sức mạnh đó, con người trước hết phải được đáp ứng việc ăn mặc, sau đó tinh thần phải được thoải mái, phải kiểm soát được cuộc sống và sau cùng phải có tiếng nói chính trị.

Cách đây một thế kỷ ở Anh, số trẻ em giàu tử vong là 10% so với số 25% trẻ nghèo tử vong. Ngày nay, tỉ lệ đó đã giảm đáng kể vì cứ 7 em trong số 1,000 em trong gia đình nghèo bị tử vong thì có 3.5 bé sơ sinh qua đời trong số 1,000 trẻ em sinh ra trong gia đình giàu.

Marmot nói "Chúng ta đã có những tiến bộ vượt bực. Tuy vậy cũng không có nghĩa là chúng ta có thể vĩnh viễn loại bỏ các tầng lớp xã hội. Thay vào đó chúng ta có thể nhận dạng được những ảnh hưởng tai hại của tầng lớp xã hội để ngày một hoàn thiện cuộc sống."

Gửi ý kiến của bạn
Vui lòng nhập tiếng Việt có dấu. Cách gõ tiếng Việt có dấu ==> https://youtu.be/ngEjjyOByH4
Tên của bạn
Email của bạn
)
NHẬN TIN QUA EMAIL
Vui lòng nhập địa chỉ email muốn nhận.