Hôm nay,  

Hollywood Học Làm Phim Ơû Tq: Thuế Cao, Kiểm Duyệt Quá Kỹ

14/06/199900:00:00(Xem: 5883)
THƯỢNG HẢI — Kỹ nghệ điện ảnh Trung Quốc được nhà nước bảo vệ rất kỹ trước làn sóng xâm lăng của Hollywood: Chỉ tối đa khoảng 10 phim Mỹ vào được thị trường Trung Quốc mỗi năm, và năm nay thì chỉ có 6 phim Mỹ vào được, trong khi năm ngoái là 7 phim và một năm trước đó nữa là 9 phim, theo tường trình của Los Angeles Times hôm Chủ Nhật.
Một phần của lý do xiết lại số phim Mỹ bởi vì sự thành công của phim Titanic đã thu tới 40 triệu đô, tức 10 lần con số thu của phim Trung Hoa thành công nhất. Thế nên nhà nước mới tạo ra bốn khoảng thời gian không cho chiếu phim nước ngoài — những tuần lễ nghỉ lễ và tế nhị chính trị nhất, như ngày 4.6, kỷ niệm 10 năm Thiên An Môn.
Còn vì tiền nữa. Sau khi trao 60% tiền thu từ vé bán cho đối tác Trung Hoa China Film, và trả đủ thứ thuế, chi phí in ấn, hãng Mỹ 20th Century Fox chỉ lấy về được có 12% tiền thu từ vé bán— trong khi tại các nước khác phải là con số 50%.
Chiếu phim Mỹ ở Hoa Lục còn tùy theo mùa chính trị. Hồi tháng 5, sau khi NATO thả bom trúng tòa đại sứ Trung Quốc ở Belgrade, Nam Tư, chính phủ Trung Quốc dẹp liền các phim Mỹ “Saving Private Ryan” và “Enemy of the State,” thay chúng ngay bằng các phim chiến tranh Nam Tư.
Walt Disney và Sony Pictures đã bị lạnh nhạt sau khi phổ beín phim Kundun và “Seven Years in Tibet”, các chuyện về đời Đức Đạt Lai Lạt Ma mà Bắc Kinh không ưa. Quan hệ còn căng cả với nhà đại hồ cầm Mỹ gốc Hoa Yo-Yo Ma, người bị cấm trình diễn ở Hoa Lục cho tới năm nay sau khi góp phần chơi nhạc đệm trong phim “Seven Years in Tibet.”

Nữ diễn viên trở thành đạo diễn Joan Chen đã quay phim đầu tiên của bà, “Xiu Xiu: The Sent Down Girl,” tại Tây Tạng không có phép. Kết quả: bị phạt 100,000 Mỹ Kim và bị cấm một năm làm việc ở Hoa Lục.
Nhưng nhiều hãng Mỹ đã học được cách chen vào Hoa Lục: họ phải hợp tác với các hãng địa phương, nhỏ, cùng sản xuất để tránh trả thuế nhập cảng và nhiều thứ thuế, và được tăng phần thu về lên tới 30% hay 40%.
Universal Studios tuần trước mới loan báo rằng đã bắt đầu quay phim chung với Trung Quốc, phim “The Women’s Pavillion,” với các vai do Willem Dafoe và nữ tài tử và nah sản xuất Trung Quốc Yan Luo, về một phụ nữ gây chấn động dư luận khi bà nhân ngày sinh nhật 40 của bà đã mua tặng chồng một cô vợ bé và rồi bà yêu một nhà truyền giáo Mỹ (do Dafoe đóng). Bối cảnh phim là năm 1937.
Luo, cũng như các nhà sản xuất ở Trung Hoa, phải trình phim bản cho nhà nước trước khi quay, và phải có tất cả các phần được thuận bởi một hội đồng kiểm duyệt trước khi kết thúc phim. Mặc dù quy luật điện ảnh cấm các đề tài như ngoại tình, đồng tính, Luo và các đạo diễn khác né được chính sách này bằng cách đưa bối cảnh này ra trước khi đảng CSTQ nắm chính quyền năm 1949.
Sau khi đọc phim bản, Sở Điện Ảnh TQ “có bình phẩm và lời khuyên, nhưng họ không cho đó là kiểm duyệt chính thức,” theo Luo. “Cứ hệt như là nói chuyện góp ý giữa thân hữu... Và họ nói là họ muốn có đoạn kết êm đẹp.”

Gửi ý kiến của bạn
Vui lòng nhập tiếng Việt có dấu. Cách gõ tiếng Việt có dấu ==> https://youtu.be/ngEjjyOByH4
Tên của bạn
Email của bạn
)
NHẬN TIN QUA EMAIL
Vui lòng nhập địa chỉ email muốn nhận.