Hôm nay,  

Câu Chuyện Thầy Lang: Mùa Xuân Và Dị Ứng

26/03/200400:00:00(Xem: 6287)
Hàng năm, khi "Đã thấy Xuân về với gió đông"(1) , thì vạn vật đều hân hoan đón nắng vàng rực rỡ sau mấy tháng âm u tuyết lạnh. Nhưng vào Xuân cũng là thời gian mà nhiều người "chẳng tiếc thương mà lệ nhòa, mũi nghẹt; vì rủi ro mang đến tự thiên nhiên".
Đó là rủi ro Viêm-Mũi-Dị-Ứng.
Nhiều người được Viêm chiếu cố cho hay rất khó mà tránh khỏi dị ứng này, ngoại trừ lang thang nơi sa mạc, vân du trên đỉnh núi tuyết trắng hoặc thu mình trong căn phòng điều hòa nóng lạnh.
Dị Ứng Viêm Mũi (Allergic Rhinitis) hoặc " Sốt Cỏ Khô" (Hay fever) là bệnh rất thông thường, ảnh hưởng tới 15% dân chúng, từ người lớn tới trẻ em.
Bệnh có thể xẩy ra theo mùa hoặc quanh năm. Theo mùa thì vào đầu Xuân, trong Hạ hay sớm Thu mà nguyên nhân là phấn hoa của cây cỏ hoặc do bào tử mốc meo. Còn suốt năm là do bụi rệp trong nhà, lông chó lông mèo.
Cho tới nay, đã có vài giả thuyết nhưng chưa có giải thích thỏa đáng tại sao cùng nô nức đi ngắm hoa anh đào mà nhiều người an toàn thưởng ngoạn, người khác thì ngứa mắt, hắt xì, luôn luôn Kleenex trên tay lau chùi mũi mắt. Hoặc bằng cách nào mà cha hoặc mẹ bị dị ứng thì con cái có 40% nguy cơ mắc bệnh và nếu song thân cùng bị thì rủi ro của con sẽ cao hơn, tới 60%.
Có ý kiến cho là bệnh càng ngày càng thường xảy ra vì đời sống văn minh hơn, con người khỏe mạnh hơn, hệ thống miễn dịch hữu hiệu hơn. Và hệ thống này với lương tâm chức nghiệp quá cao, đã đáp ứng hơi quá đáng với những chất mà bình thường vẫn được coi là vô hại.
Mới đây, Cơ Quan Y Tế Thế Giới cho hay có tới 25% dân số của các quốc gia kỹ nghệ cao bị viêm mũi dị ứng.
Bác sĩ Donald Leung, Trưởng Khoa Dị Ứng của National Jewish Medical and Research Center, Denver đặt vấn đề là " có một cái gì đó ở đời sống Tây phương làm tăng số bệnh dị ứng". Vì dân chúng Ấn Độ, Nam Dương ít bị phản ứng trong khi đó tỷ lệ dị ứng của dân Mỹ tăng tới 31 % từ năm 1985 tới năm 1995.
Nhưng may mắn là khoa học đã làm sáng tỏ một số nguyên do gây dị ứng cũng như đưa ra những biện pháp phòng ngừa, điều trị khá hữu hiệu.
Tác động dị ứng
Tưởng cũng nên phân biệt dị ứng (Allergy) với hiện tượng quá nhạy cảm (Sensitive). Một người thấy khó chịu cay mắt khi ngồi gần khói thuốc lá là người đó quá nhạy với khói thuốc chứ không dị ứng. Còn dị ứng thì phức tạp hơn.
Trong tác động dị ứng, có ít nhất ba thành phần tham dự: chất gây ra dị ứng (allergens) chất kháng thể (Antibody) và hóa chất trung gian Histamine.
a-Chất gây dị ứng là những hạt phấn của cỏ cây hoa lá, hạt bụi bặm và vi sinh vật lởn vởn trong không khí.
b-Chất kháng thể IgE hiện diện trong máu là một thành phần của hệ thống miễn dịch để bảo vệ cơ thể khi chất gây dị ứng xâm nhập.
c-Hóa chất Histamine là sản phẩm của sự tác động giữa chất gây dị ứng và kháng thể. Histamine làm giãn nở các mạch máu ở mũi, chất lỏng thoát ra và đưa đến những dấu hiệu, triệu chứng khó chịu của người bệnh.
Nguyên nhân
Những hạt phấn hoa thường là thủ phạm gây ra phản ứng dây chuyền trong Viêm Mũi Dị Ứng. Tùy địa phương, tùy mùa mà tác nhân này có nhiều hay ít.
Vào đầu Xuân, có phấn từ hoa cây cối; cuối Xuân phấn từ cỏ; rồi vào Hạ có phấn từ cỏ dại phấn hương; mùa Thu có dị ứng do các bào tử của mốc meo. Với thời tiết nắng ấm, phấn lởn vởn trong không khí có khi cả mấy tháng.
Phấn là những hạt nho nhỏ hình tròn hoặc bầu dục mà chức năng chính yếu làsinh sản qua sự thụ phấn, để làm giầu cỏ cây cho trái đất. Thụ phấn có thể trong cùng một cây hoặc nhờ gió và ong bướm trao duyên từ hoa này sang hoa khác.
Điểm đáng lưu ý là phấn hoa không hương thơm của cây cối cần gió đưa đi thụ phấn lại gây nhiều dị ứng hơn làphấn do những ong thợ bay từ hoa này sang hoa khác hút mật. Phấn hoa thường có nhiều vào buổi sáng và chỉ cần vài chục hạt là đủ gây phản ứng.
Hạt phấn theo gió bay đi rất xa, cả mấy trăm dặm, nên muốn chạy trốn cũng khó, mà chặt cây gây dị ứng ở vườn nhà thì còn phấn từ vườn người.
Cỏ dại phấn huơng (ragweed) là thủ phạm gây dị ứng nhiều nhất ở Bắc Mỹ, rồi đến cỏ Bermuda, phấn cây sồi (oak), tần bì (ash), cây du (elm), cây hồ đào (pecan).
Triệu chứng
Phấn hoa bay vào mũi khi ta hít thở không khí, kháng thể chống lại và cơ thể tiết ra Histamine. Hóa chất này gây ra những triệu chứng của dị ứng như: chảy nước mũi, ngứa lỗ mũi và miệng, nghẹt mũi khiến phải thở bằng miệng, hắt xì hơi; mắt ngứa, chảy nước mắt, mí mắt sưng húp. Nghẹt mũi là triệu chứng mà 90% nạn nhân than phiền đồng thời cũng làm họ khó chịu nhất.
Nhiều người ho khan, thở hụt hơi, khò khè trong phổi nhất là ban đêm gây mất ngủ. Trường hợp nặng, có thể đưa tới viêm xoang mũi, viêm tai trong, mệt mỏi toàn thân, nhức đầu, cáu kỉnh, ói mửa, ăn uống không được.
Thực ra những triệu chứng dị ứng không nguy hại lắm nhưng làm ta bực mình, đôi khi cản trở sinh hoạt hàng ngày. Có người hắt xì hơi cả vài chục lần liên tiếp. Cơn dị ứng kéo dài có khi tới nửa giờ, xảy ra nhiều lần trong ngày. Bệnh có thể hành hạ cả vài tuần và là nguyên do nghỉ sở của nhiều người đi làm cũng như nghỉ học của nhiều học sinh.
Điều trị
Việc điều trị có mục đích giảm thiểu các khó chịu do chất histamine gây ra. Dược phẩm thường dùng gồm các thuốc Anti- Histamine uống và xịt mũi; thuốc uống, chích hoặïc xịt mũi có chất steroids; thuốc Pseudoephedrine chống nghẹt mũi; phối hợp thuốc chống Histamine và thuốc chống nghẹt mũi.

Antihistamine là thuốc căn bản được dùng trước tiên để làm giảm các triệu chứng như ngứa ngáy, hắt xì hơi, chẩy nước mũi, ngứa và chẩy nước mắt. Thuốc ngăn sự sinh sản hóa chất histamine nhưng không có công hiệu với nghẹt mũi.
Thuốc cũng được dùng như điều trị phòng ngừa: Bệnh nhân dị ứng theo mùa có thể dùng thuốc trước hoặc ngay đầu mùa dị ứng ; còn dị ứng quanh năm thì dùng trước khi tiếp cận với chất gây bệnh. Cũng không lấy làm lạ khi thấy có người phải uống thuốc quanh năm, tuỳ theo tình trạng bệnh. Và cũng tùy theo ý kiến của thầy thuốc.
Thuốc anti-histamine được mua bán hoặc tự do hoặc cần toa bác sĩ.
Một vài loại anti-histamine thế hệ cũ được dùng từ năm 1930 có thể vào não bộ và gây ra sự ngây ngất, buồn ngủ nên ta cần cẩn thận khi lái xe hơi hay điều khiển máy tự động.
Từ năm 1980, một số anti-histamine không gây ngây ngất được tung ra thị trường, cần toa bác sĩ và cũng khá đắt tiền.
Xin liệt kê tên vài dược phẩm như sau:
a-Thuốc antihistamine gây ngây ngất buồn ngủ như Diphenhydramine (Benadryl), Chlotrimeton.
Benadryl là loại thường dùng nhất. Thuốc có thể gây ra một số tác dụng phụ không tốt nhất là với quý vị trên 60 tuổi. Chẳng hạn: mất định hướng, chóng mặt, xỉu, kém chú ý, ngây ngất buồn ngủ, hay quên, khô miệng, táo bón, đi tiểu khó khăn, mờ mắt. Khi uống Benadryl thì không nên uống rượu, thuốc ngủ vì sẽ ngủ nhiều hơn. Và để tránh kích thích bao tử, nên uống thuốc với chút sữa hoặc ăn chút thực phẩm.
b-Thuốc không gây buồn ngủ: Thuốc uống Allegra, Claritin, Zyrtec. Claritin đã được mua không cần toa bác sĩ. Các thuốc này có lợi điểm là không gây ngây ngất buồn ngủ nên thuận lợi cho người phải lái xe hoặc làm việc trí óc cần nhiều tập trung.
Mới đây, bên Gia Nã Đại có thuốc Aerius không gây ngây ngất, công hiệu cho cả nghẹt mũi lẫn ngứa chẩy nước mắt, nước mũi và không cần đơn thuốc lang y.
Ngoài ra còn các loại huốc xịt mũi Sinarest, Afrin, Astelin, các loại thuốc có chất steroid như Beconase, Vancenase, Nasocort đều rất công hiệu.
Để tránh tác dụng phụ của antihistamine, thuốc chống nghẹt mũi, cũng như các thuốc khác, xin tham khảo ý kiến bác sĩ trước khi dùng nhất là với quý vị bị tăng nhãn áp (glaucoma), viêm sưng nhiếp tuyến, cao huyết áp.
Phòng ngừa
Dị ứng thường do tác nhân từ môi trường gây ra nên sự phòng ngừa nhắm vào việc ngăn chặn tiếp xúc với các tác nhân đó. Sau đây là một vài phương thức:
1-Dị ứng với phấn hoa: Số lượng phấn hoa trong không khí cao nhất từ nửa đêm tới 8 giờ sáng, đặc biệt vào những ngày nắng ấm và khô. Trong khoảng thời gian này cần tránh tối đa việc đi ra ngoài trời; đóng cửa nhà và cửa xe, dùng máy điều hòa không khí. Nếu cần ra ngoài, mang mạng che mũi miệng.
Thời gian an toàn để ra ngoài là sau một cơn mưa, những giọt nước sẽ rửa sạch không khí khỏi những phấn hoa bay lượn.
Không nên phơi quần áo ngoài sân vườn, tránh vướng phấn hoa, mặc vào bị dị ứng.
Nếu ban ngày làm việc ngoài vườn, thì tắm rửa, gội đầu trước khi lên giường chứ chẳng nên nằm ngủ với mớ phấn hoa trên tóc, trên mình.
2- Dị ứng với mốc meo: Trong nhà, mốc meo thường có ở phòng tắm, cầu tiêu nên cần được lau rửa với dung dịch chlorine; tránh làm vườn, cào lá để khỏi hít mốc, bụi.
3- Dị ứng với bụi bặm trong nhà: Giữ cho nhà ít bụi chừng nào hay chừng đó, nhất là ở buồng ngủ; bọc gối, nệm; giặt khăn trải giường hàng tuần với nước nóng để trừ mạt; dùng loại màn cửa giặt được dễ dàng; chạy máy điều hòa không khí để làm giảm độ ẩm trong nhà.
4- Dị ứng với súc vật: đừng nuôi chó mèo trong nhà; tắm chúng hàng tuần; đừng để chó mèo nằm trên thảm trong phòng khách, phòng ngủ.
Tiêm ngừa.
Bác sĩ chuyên khoa dị ứng có thể nghiên cứu, thử nghiệm xem ta có vấn đề với tác nhân nào rồi chích ngừa để tăng cường cơ chế miễn dịch của cơ thể với tác nhân đó.
Nhắc lại miễn dịch là khả năng của cơ thể chống lại bệnh nhiễm hoặc tác nhân gây bệnh bằng kháng thể (antibodies) và bạch cầu trong máu.
Miễn dịch chủ động khi chính các tế bào của cơ thể sản sinh ra kháng thể thích đáng sau khi bị nhiễm bệnh hoặc được kích thích bằng tiêm chủng chất gây nhiễm (vaccin). Còn miễn dịch thụ động là chích kháng thể làm sẵn lấy từ người khác hoặc từ súc vật đã bị nhiễm.
Mới đầu, người bệnh sẽ được chích mỗi tuần lễ một lượng rất nhỏ chất gây dị ứng rồi tăng phân lượng lên từ từ cho tới khi triệu chứng thuyên giảm và để bệnh nhân quen dần với tác nhân này. Lúc đó thay vì có tác động dị ứng thì cơ thể sẽ tạo ra một kháng thể chống lại chất gây dị ứng và chặn không cho chất histamine được sản xuất.
Phương pháp thường được áp dụng cho bệnh nhân không thuyên giảm sau khi dùng dược phẩm hoặc đã tránh tiếp xúc với chất gây dị ứng. Người mang thai không nên khởi sự tiêm ngừa cũng như không nên chích khi đang có bệnh suyễn nặng.
Nếu được thực hiện chính xác, miễn dịch trị liệu khá công hiệu, nhất là với phấn hoa, nhưng rất tốn kém và thời gian thực hiện kéo dài tới vài ba năm mới hoàn tất.
Nhưng để đền đáp lại, ta có thể bình an theo nhà thơ Nguyễn Bính thung dung lần bước vào khung cảnh " Đầy vườn hoa bưởi hoa cam rụng, Ngào ngạt hương bay bướm vẽ vòng". Để vui với cụ Xuân thứ tư của tân thiên kỷ.
Chẳng cũng thích thú lắm sao!
Bác sĩ Nguyễn Ý-ĐỨC
Texas Xuân Phân-2004
(1)- Thơ -Nguyễn Bính

Gửi ý kiến của bạn
Vui lòng nhập tiếng Việt có dấu. Cách gõ tiếng Việt có dấu ==> https://youtu.be/ngEjjyOByH4
Tên của bạn
Email của bạn
)
Ngày nay, có nhiều người lớn hơn bao giờ hết đang phải đối mặt với chứng rối loạn khả năng tập trung- thiếu khả năng chú ý, hay ADHD. Người ta nghi ngờ nguyên nhân chính của vấn đề này là do công nghệ hiện đại đang gây áp lực lên não bộ của họ. Trong khi có gần 10% trẻ em được chẩn đoán mắc chứng ADHD, một phân tích tổng hợp gần đây từ nhiều nghiên cứu cho thấy gần 6.8% người lớn mắc chứng ADHD – tăng từ 4.4% vào năm 2003.
Bộ não của chúng ta thường có khuynh hướng tìm kiếm và phản ứng với những điều mang lại sự hài lòng, gọi là phần thưởng. Khi chúng ta đói, bộ não hiểu rằng thức ăn là một phần thưởng, còn khi ta khát, nước sẽ là phần thưởng. Nhưng lạm dụng các chất gây nghiện như rượu và các loại thuốc có thể ảnh hưởng đến các con đường tìm kiếm phần thưởng tự nhiên trong bộ não, tạo ra những ham muốn khó kiểm soát và làm giảm khả năng kiểm soát hành vi của chúng ta.
Aissam Dam, cậu bé 11 tuổi, lớn lên trong một thế giới im lặng tuyệt đối. Em sinh ra đời đã bị điếc và chưa bao giờ nghe thấy bất kỳ tiếng động nào. Khi sống trong một cộng đồng nghèo ở Maroc, em đã học cách diễn đạt bằng ngôn ngữ ký hiệu do chính mình phát minh ra và không được đi học. Năm ngoái, sau khi chuyển đến Tây Ban Nha, gia đình đưa em đến gặp một chuyên gia về thính giác, người đã đưa ra một gợi ý đáng ngạc nhiên: Aissam có thể đủ điều kiện tham gia thử nghiệm lâm sàng sử dụng liệu pháp gen. Vào ngày 4 tháng 10, Aissam được đưa đến điều trị tại Bệnh viện Nhi đồng Philadelphia, trở thành người đầu tiên được điều trị bằng liệu pháp gen ở Hoa Kỳ cho bệnh điếc bẩm sinh. Mục đích là cung cấp cho em thính giác, nhưng các nhà nghiên cứu không biết liệu phương pháp điều trị này có hiệu quả hay không, và nếu có thì em sẽ nghe được bao nhiêu.
Sau mùa lễ cuối năm là lúc các bậc phụ huynh lo lắng về con đường đại học của con cháu mình. Những con số điểm, những chữ viết tắt như GPA, SAT và ACT sẽ làm phụ huynh nhức đầu và chúng ta sẽ bàn lại về vai trò các điểm này và nhất là tương quan giữa SAT và IQ trong khung cảnh của các thay đổi gần đây ở Mỹ. Năm ngoái, Tối Cao Pháp Viện Hoa Kỳ quyết định cấm dùng màu da, nguồn gốc sắc tộc để quyết định tuyển chọn một ứng viên, từ chối không cho Đại học Harvard thực hành “tác dụng khẳng định” (affirmative action) để tăng sỉ số da màu không được đại diện đúng mức so với tỷ lệ trong dân số nói chung. Một trong những biện pháp được dùng để giảm bớt sỉ số dân Á Châu là gạt bỏ kết quả kỳ thi SAT hoặc giảm bớt tầm quan trọng của SAT, vì người gốc Á Châu có điểm SAT cao hơn nhiều so với các sắc dân khác.
Hội chứng người cứng đơ (Stiff Person Syndrome – SPS) là một căn bịnh có thể gây co thắt dữ dội và làm suy nhược các cơ, nhưng hầu hết mọi người đều không biết gì về nó mãi cho đến cuối năm ngoái, khi nữ danh ca Celine Dion công bố tình trạng bịnh của mình. Chứng rối loạn thần kinh và tự miễn dịch hiếm gặp này được cho là chỉ ảnh hưởng đến 1 hoặc 2 người trong một triệu người – và hai phần ba trong số những người bị là phụ nữ.
Tạp chí Consumer Reports vừa công bố phát hiện rằng nhựa vẫn hiện diện “rộng rãi” trong thực phẩm bất chấp các nguy hại về sức khỏe, và kêu gọi các cơ quan chức trách đánh giá lại mức độ an toàn của nhựa khi tiếp xúc với thực phẩm trong quá trình sản xuất. Tổ chức vô vụ lợi này cho biết rằng 84 trong số 85 mẫu thực phẩm ở siêu thị và thức ăn nhanh mà họ vừa kiểm tra gần đây có chứa “chất hóa dẻo” (plasticizers) được gọi là phthalates, một loại hóa chất được sử dụng để làm cho nhựa bền hơn.
Cách đâu 30-40 năm, lúc người tỵ nạn Việt mới định cư ở Mỹ và bắt đầu làm quen với các tập tục kể những tập quán về y tế ở Mỹ, trong y giới Mỹ cũng như các nước tây phương khác đang tranh cãi rất nhiều về chỉ định có nên cắt bao quy đầu theo thông lệ (routine circumcision) cho trẻ em sơ sinh hay không. Thuật ngữ “circumcision”, gốc latinh “circumcisio”. Từ "cắt bao quy đầu" xuất phát từ các từ Latin circum và caedo (circum: “xung quanh”; caedo: “tôi cắt”), có nghĩa đen là "cắt xung quanh". Từ epitome trong tiếng Hy Lạp cũng có nguồn gốc từ gốc có nghĩa là "cắt" hoặc "vết mổ". Trong tiếng Hebrew (Do Thái), phép cắt bao quy đầu được gọi là “peritomy”, xuất phát từ tiếng Hy Lạp peritomy.
Người ta vẫn thường nói “You are what you eat” (Những gì bạn ăn thể hiện bạn là ai). Nhưng có lẽ sẽ đúng hơn khi nói rằng những gì chúng ta ăn sẽ khiến chúng ta có những cảm xúc gì, bởi vì những tiến bộ trong lĩnh vực dinh dưỡng tâm thần học cho thấy chế độ dinh dưỡng đóng một vai trò quan trọng đối với sức khỏe tâm thần của chúng ta.
Đặng Đình Bách: Tấm gương sáng về tinh thần đoàn kết cộng đồng và câu chuyện đau buồn về sự bất công cần phải khắc phục tại Việt Nam...
Việc thuốc trị béo phì Zepbound mới được thông qua đã bổ sung thêm lựa chọn cho các loại thuốc giúp giảm cân, nhưng nó cũng đi kèm với những thách thức về chi phí và khả năng tiếp cận, giống như các loại thuốc giảm cân khác trong cùng nhóm. Các loại thuốc trong nhóm này gồm chất chủ vận (agonists), hay chất bắt chước các hormone tự nhiên trong ruột có ảnh hưởng đến quá trình trao đổi chất của cơ thể và tín hiệu đói phát ra từ não. Nhưng các loại thuốc đã được chuẩn thuận, các phiên bản tổng hợp của các hormone này, là những phân tử có kích thước lớn nên quá trình sản xuất khá tốn kém và mất thời gian. Điều này khiến cho thuốc có giá cả đắt đỏ và ngày càng khan hiếm
NHẬN TIN QUA EMAIL
Vui lòng nhập địa chỉ email muốn nhận.