Hôm nay,  

Tập Khí Công Tâm Pháp, Tăng Sức Khỏe, Lòng Bình An

21/06/200300:00:00(Xem: 6575)
Khí Công Tâm Pháp là cách tập tám thế khí công Thiếu Lâm để khai thông các kinh mạch và chuyển chân khí đến lục phủ ngũ tạng như tim, gan, bao tử , lá lách, phổi, ruột, non, ruột già, v.v…Sau đó tập tám thế Dưỡng Sinh Tâm Pháp, tay chân cử động thoải mái, lập đi lập lại các động tác theo ý nghĩa của tám thế dưỡng sinh Bát Chành Đạo phối hợp với lời niệm Nam Mô A Di Đà Phật. Sự tập luyện này rất dễ dàng nhưng kết quả rất tốt đẹp. Cuốn sách Khí Công Tâm Pháp trình bày rõ ràng về nền tảng Đông Y của các thế tập liên quan đến sự vận chân khí, các đường kinh mạch cùng ảnh hưởng tốt đẹp của sự tập luyện. Nơi đây, chúng ta thử tìm hiểu thêm về nền tảng Tây Y của Khí Công Tâm Pháp.
THIỀN THẮP SÁNG BỘ NÃO NGƯỜI PHẬT TỬ
Trong một bản tin vào tháng năm, 2003 được thông tấn xã Reuters ở Anh Quốc gởi đi khắp thế giới với tựa đề Thiền Thắp Sáng Bộ Não Người Phật Tử (Meditation Shown to Light Up Brains of Buddhists) cho biết khi các nhà khoa học nghiên cứu bộ não của những người Phật tử thực hành sự tu tập thì thấy rõ họ là những người thật sự hạnh phúc, bình an và thanh thản.
Thông tấn xã Reuters cũng nói rõ các chuyên viên về thần kinh học dùng máy phân hình (để scan) và thấy trong não bộ của người Phật tử có tu tập nhiều khu vực tỏa sáng liên tục. Các chuyên gia cho biết đó chứng tỏ những người này có những xúc cảm tốt và tính khí tốt ngay cả trong thời gian họ không ngồi thiền. Giáo sư Owen Flanagan thuộc viện đại học Duke University ở tiểu bang North Carolina tỏ bày:
"Chúng ta có thể giả thiết với vài tự tin là những người Phật tử đến vùng Dharamsala ở Ấn Độ là những người thật sự hạnh phúc." Vùng Dharamsala là nơi chư tăng và chư ni Tây Tạng tu tập dưới sự hướng dẫn của các vị Đại Sư và ngài Đạt Lai Lạt Ma.
Chúng ta biết bộ não có hai bán cầu: Bên trái liên hệ đến ngôn ngữ, viết lách, nói chuyện, lý luận, toán, khoa học, những cảm xúc tích cực, tự chủ và tánh tình. Máy phân hình hay chụp hình bộ não (brain scanner) cho thấy khu vực phía trước bán cầu não trái liên quan đến những cảm xúc tích cực, sự tự chủ (tự chế hay tự kiểm soát, có nghĩa là có những quyết định đúng và thích hợp) và tánh khí. (Chúng ta thường nghe nói tánh khí tốt hay bình thường, tánh khí không tốt hay bất thường. Sự tỏa sáng bền vững vùng tánh khí nơi bộ não là một hiện tượng rất tốt vì đó biểu lộ sự hoạt động bình thường). Bên bán cầu não phải có những chức năng khác biệt với bên trái như suy nghĩ, sáng tạo, tưởng tượng, thưởng thức nghệ thuật, âm nhạc.
Bản tin trên cũng nói đến ý kiến quan trọng của bác sĩ Paul Ekman thuộc trung tâm y khoa của viện đại học California San Francisco là người thực hành thiền và có sự chú tâm thoải mái (chánh niệm) đã điều hòa được hoạt động hạch Hạnh Nhân (Amygdala) là một trong những hạch chính hình như quả hạnh nhân, mà chức năng của hạch này liên quan đến tính tình, cảm giác, năng khiếu và trí nhớ cho những sự việc mới xảy ra, và đó cũng là nơi chất chứa những ký ức về sợ hãi. Bác sĩ Ekman đã khám phá những người Phật tử có kinh nghiệm về tu tập thì ít bị sốc, bối rối, kinh ngạc hay giận dữ so với những người khác.
Trong bản báo cáo trong tạp chí khoa học New Scientist, bác sĩ Flagan cho biết đây là một sự khám phá rất quan trọng vì người Phật tử thực hành sự tu tập đạt được kết quả về "thứ hạnh phúc mà mọi người chúng ta tìm kiếm."
KHOA HỌC XÁC NHẬN TỈNH VÀ CHIẾU CÙNG CÓ MẶT
Các nhà khoa học càng lúc càng nghiên cứu nhiều về sự tu tập để tìm hiểu thêm những phản ứng hay những hiện tượng có mặt khi người ta ngồi thiền, tụng đọc kinh hay chú của nhiều nhóm tu tập của các truyền thống tâm linh khác nhau.
Vào tháng 11 năm 1999 tờ New York Times và tháng 5, năm 2000 tạp chí nghiên cứu khoa học Neuro-Report trình bày cuộc nghiên cứu đặc biệt của một nhóm khoa học gia, do bác sĩ Sara W. Lazar làm trưởng nhóm, nghiên cứu hoạt động của các tế bào thần kinh khi người ta ngồi thiền và tụng câu chú, một câu được lập đi lập lại nhiều lần và có ý nghĩa đặc biệt đối với người tụng. Nhóm nghiên cứu khoa học này dùng máy chụp hình các hoạt động trong não bộ bằng từ trường fMRI (functional Magnetic Resonance Imaging).
Nhóm người Sikh, một sắc dân của Aán Độ, được nghiên cứu thực hành thiền và tụng một câu chú hai chữ khi thở vào và hai chữ khi thở ra. Máy MRI thu hình những hoạt động của các tế bào thần kinh nơi não bộ. Các chuyên gia nghiên cứu thấy đa số các vùng nơi bộ não bớt hoạt động rất nhiều. Nói khác đi, một cách tổng quát, bộ não trở nên yên tĩnh. Tuy nhiên những khu vực riêng biệt nơi bộ não, nhất là khu vực liên hệ đến sự chú ý, nhận biết về không gian và thời gian, làm những quyết định hay chọn lựa chú tâm vào một đối tượng lại trở nên rất năng động. Họ cho rằng những người thực hành phương pháp thư giản thân tâm như tập thở thoải mái, khí công, thái cực quyền hay thiền cho biết giảm bớt các hội chứng như cao huyết áp, mất ngủ, ưu uất, tiền kinh nguyệt, ung thư và liệt kháng (những triệu chứng như đau nhức, khó chịu, sưng giảm bớt, nhưng chứng bịnh liệt kháng AIDS hiện vẫn chưa có thuốc chữa). Điều này các bác sĩ George Stefano, Gregory Fricchione, Herbert Benson và Brian Slingsky đã trình bày trong tạp chí khoa học nghiên cứu về não bộ Brain Research Review số 35 năm 2001 như sau: Sự vắng lặng nơi tâm làm cho cơ thể thải ra rất nhiều chất ốcxít nitric (nitric oxide, ký hiệu là NO) khắp thân thể. Chính chất ốcxít nitric này đối kháng lại với chất noradrenaline, là khích thích tố norepinephrine được tiết ra từ nan thượng thận trong thân khi có sự căng thẳng (bức xúc hay stress). Chất kích thích tố căng thẳng này làm cho tim gia tăng nhịp đập nhanh, cao huyết áp, tức giận, bất an, xao động, thở nhiều, và dễ bị đưa đến các thứ đau nhức. Chất ốcxít nitric làm cho các triệu chứng nói trên giảm xuống.
Điều các bác sĩ cho rằng rất quan trọng trong cuộc nghiên cứu phản ứng nơi người thực hành thiền này là:
· Bộ não của họ trở nên yên lặng.
· Cùng lúc các khu vực liên hệ đến hệ thống điều hành tự trị (hệ thần kinh giao cảm và đối giao cảm), như áp huyết, nhịp độ tim đập và nhịp thở, gia tăng hoạt động tốt đẹp.
· Khu vực trong não liên hệ đến sự chú ý, nhận biết hay kiến về không gian và thời gian, cùng khả năng quyết định gia tăng hoạt động.
KHÍ CÔNG TÂM PHÁP: Thiền và Niệm Phật Hoạt Động
Điều khám phá nói trên rất tốt cho người thực hành Khí Công Tâm Pháp vì chúng ta thấy rõ khi thực hành tám thế Khí Công Thiếu Lâm thì chúng ta đã bắt đầu đi dần vào trạng thái Vắng Lặng Êm Dịu cùng lúc Tỉnh Thức Thấy Biết. Sang phần tập tám thế Dưỡng Sinh Tâm Pháp phối hợp với lời niệm Phật thì trạng thái Vắng Lặng Êm Dịu Gia Tăng cùng lúc với sự Thấy Biết Rõ Ràng Trong sáng gia tăng.
Khí Công Tâm Pháp là sự phối hợp của ba truyền thống hiện nay: tập luyện khí công và vận động bắp thịt để gia tăng sức khỏe đựa trên nền tảng lý thuyết của Đông Y (đã trình bày trong Khí Công Tâm Pháp) và những khám phá mới mẽ của Tây Y. Những cuộc nghiên cứu này cho thấy thực hành sự buông thư qua các hành trì tôn giáo, hay thiền thuần túy, hoặc những hoạt động lập đi lập lại của tay chân hay tốt nhấ là phối hợp cả hai đưa đến sự gia tăng sức khỏe (Medical Science, Sport and Exercise, 1995, số 27). Một cuộc nghiên cứu tại Na Uy cho thấy các lực sĩ thực hành thiền thì cơ thể họ giảm chất lactate (đưa đến chứng vọp bẻ) sau khi tập luyện (British Journal of Medecine, 2000, số 24) cùng nhiều cuộc nghiên cứu khác cho thấy trạng thái vắng lặng nơi tâm hay bộ não xuất hiện khí:
1. Lập đi lập lại một câu (như trì chú).
2. Lập đi lập lại cử động chân tay.
3. Phối hợp cả hai thứ: Vừa lập đi lập lại một câu (như trì chú) cùng chuyển động chân tay nhịp nhàng.
Phương pháp kết hợp cả hai thứ 1 và 2 mạnh hơn hai thứ trước. Điều này đã được áp dụng trong Khí Công Tâm Pháp cũng như trong lạy Phật theo khí công.
Điều quan trọng chúng ta cần nhớ, như trong cuộc khám phá của các nhà nghiên cứu nói trên khi thực hành các cuộc nghiên cứu tại Ấn Độ, là tâm an vui tỉnh thức đó không những có mặt khi thực hành thiền hay trì chú mà còn kéo dài trong những hoạt động trong ngày. Những người tập Khí Công Tâm Pháp đều đặn thấy rõ điều này và thấy rất vui mừng khi các cuộc nghiên cứu khoa học xác nhận trạng thái an vui, tích cực thoải mái, tự tại, hiểu biết và tỉnh thức có mặt lâu dài nơi người thực hành.

Bác sĩ Herbert Benson, một thành viên của nhóm nghiên cứu, đặt câu hỏi: Vậy thì gốc rễ của trạng thái an vui cùng lúc vắng lặng này từ đâu phát sinh" Nó nằm ở trong bộ não hay nằm ở ngoài bộ não, cái mà người ta gọi là tâm"
Chúng ta hãy nghe thiền sư Hoàng Bá sống cách đây trên trên ngàn năm, giải thích về điều này như sau: "Chư Phật với tất cả chúng sanh chỉ là một tâm, chẳng có pháp khác. Tâm này từ vô thủy đến nay chưa từng sanh chưa từng diệt, chẳng xanh vàng, vô hình vô tướng, chẳng thuộc hữu vô, chẳng phải mới cũ, không dài không ngắn, không lớn không nhỏ, siêu việt tất cả hạng lượng, tên gọi, dấu tích đối đãi." (1)
Thiền sư Lâm Tế giải thích rõ hơn: Tuy tâm là không hình tướng, không sinh và không diệt nhưng tâm biểu lộ qua các hoạt động nơi mắt, tai, mũi, lưỡi, thân và ý. Thiền Sư Lâm Tế nói rõ ràng: "Ví nói đến chỗ thấy của sãi núi tôi, thì không gì chẳng sâu thẳm, không gì chẳng giải thoát. Quí ông cầu chân lý! Tâm pháp không hình tướng, xâu suốt hết mưới phương:
Tại mắt gọi là thấy,
Tại tai gọi là nghe,
Tại mũi gửi mùi,
Tại miệng bàn nói,
Tại tay nắm giữ,
Tại chân đi đứng,
Gốc là một tinh minh chia thành sáu phần hòa hiệp. Một tâm đã là không nên tùy chỗ mà giải thoát. Được như vậy là chốn chốn chẳng trệ, xâu suốt mười phương, ba cõi tự tại, vào tất cả cảnh giới sai biệt; trong khoảng búng tay, vào suốt pháp giới, gặp Phật nói Phật, gặp Tổ nói Tổ, gặp La Hán nói La Hán, gặp ngạ quỉ nói ngạ quỉ, dạo khắp quốc độ, giáo hóa chúng sanh màkhông hề lìa một niệm.
Nếu có người đứng bên hỏi ta về việc cầu Phật, ta liền tùy ứng đưa ra cảnh giới thanh tịnh.
Ví hỏi ta về Bồ Tát, ta liền tùy ứng đưa ra cảnh giới từ bi.
Ví hỏi ta về Bồ Dề, ta liền tùy ứng đưa ra cảnh giới tịnh diệu.
Nếu hỏi ta về Niết Bàn, ta liền tùy ứng đưa ra cảnh giới tịch tĩnh.
Cảnh thì sai khác muôn vàn, người thì chẳng khác; đó là tùy theo ngoại vật mà ứng hiện hình tướng, như trăng trong lòng nước." ( 2 )
SỰ ÍCH LỢI CỦA THÂN TÂM NHẤT NHƯ
Người "chẳng khác" nói trên là tâm không hình tướng, tùy duyên mà biểu lộ thành cái thấy, cái nghe, lời nói, hoạt động hay suy nghĩ nơi thân thể hay tướng. Thông thường, khi tâm nhiều ý tưởng hay khi tâm dính mắc vào những tâm tư vui buồn thì tâm ở một nơi mà thân ở một nẽo. Khi thực hành sự chú tâm thoải mái nơi hơi thở vào, hơi thở ra, bước chân đi, hay khi tập Khí Công Tâm Pháp, điều hòa hơi thở với các động tác tập với sự chú tâm thoải mái thì trạng thái buông thư xuất hiện. Tâm trở về với cái rỗng lặng, rộng lớn, yên tĩnh nhưng vẫn thấy, biết, nghe, nói, phản ứng rất tỉnh thức, bén nhạy, trong sáng và an lạc. Đó là trạng thái thân và tâm là một hay Thân tâm Nhất Như.
Thân Tâm Nhất Như là trạng thái hòa hợp lý tưởng giữa thân và tâm của người tu Thiền, Tịnh Độ hay Mật Tông. Lúc đó thân và tâm "là một" trong hai sự biểu lộ khác nhau: Tâm rộng lớn bao la, vắng lặng, trong sáng nhưng thông minh, bén nhạy, tỉnh thức, thấy biết chân thật, rõ ràng mọi thứ và thân thì hoạt động, làm việc rất thoải mái, đầy sáng tạo, chính xác một cách tự nhiên, cử động nhẹ nhàng, chậm rải như người trà chủ chế nước vào tách trong Trà Đạo hay phản ứng rút gươm chớp nhoáng đánh bại địch thủ trong Kiếm Đạo. Tất cả mọi hoạt động xảy ra trong "Vô Tâm" hay "Vô Niệm" hay "Tâm Vô Trụ Xứ" (Xin xem chi tiết trong quyển Những Nét Văn Hóa Của Đạo Phật, Thích Phụng Sơn).
Các nhà khoa học cố gắng tìm hiểu trạng thái thân tâm nhất như này. Và như đã trình bày ở trên: Bộ não trở nên yên tỉnh trong khi các khu vực cần thiết cho đời sống như sự quyết định, nhận biết về khoảng cách, điều hành các sinh hoạt của những bộ phận trong người hoạt động tốt đẹp. Các nhà khoa học không thể đo được tính cách rỗng lặng, rộng lớn của tâm vì nó không phải thuộc phạm vi vật chất, nhưng họ có thể chụp hình được sự yên lặng của bộ não khi trạng thái định tâm hay Chánh Định xuất hiện. Trạng thái này có mặt khi có sự buông thư hay buông xả thân tâm. Niệm Phật, ngồi Thiền hay Trì chú đều đưa đến sự buông thư. Khí Công TâmPháp lại thêm chú tâm vào hơi thở cùng cử động nhịp nhàng chân tay phối hợp với lời niệm Phật nên kết quả đến nhanh cùng với sự phát triển sức khỏe.
Như đã trình bày ở trên, trong cơ thể chúng ta có một chất hóa học rất quan trọng liên quan đến sức khỏe và niềm an vui, đó là chất ốc xít nitric, là một loại phân tử nhỏ (phân tử lớn hơn hạt nguyên tử), bừng dậy khắp cơ thể khi thân và tâm buông xả. Đây là chất chuyển đạt các tín hiệu hay tin tức chạy khắp trong cơ thể chúng ta và hệ thống thần kinh trung ương hay bộ não. Chất ốcxít nitric có mặt trong một "luồng khí" giữa hai khúc cuối đầu mút của các sợi thần kinh. Các sợi thần kinh nối kết nhau thành một mạng lưới trùm khắp cơ thể. Tuy nhiên các đầu mút của các sợi thần kinh không "kết" lại với nhau mà có một khoảng cách dù rất bé nhỏ gọi là Liên Hợp Thần Kinh (snap). Những tin tức như bàn chân bị phỏng lửa, cảm giác nóng và đau chuyền lên bộ não thì các chất dẫn truyền thần kinh (neurotransmitter) như các hạt li ti trong "luồng khí" hay túi hơi giữa hai đầu mút sợi thần kinh chuyển động qua lại. Sợi nhánh thì nhận tin tức, sợi dài nhất hay sợi trục thì thông báo tin tức. Có hàng trăm chất dẫn truyền thần kinh khác nhau nên sự nhận biết của chúng ta rất đa dạng, trong đó chất ốc xít nitric có vai trò rất quan trọng liên hệ đến sức khỏe và niềm an vui của chúng ta.
Bác sĩ Herbert Benson ( 3 ) đã tóm lượt nhữngï lợi ích của ốcxít nitric trong một phạm vi rộng lớn liên quan đến sức khỏe của chúng ta như sau:
· Làm gia tăng trí nhớ và học hỏi khi đóng vai của một chất dẫn truyền thần kinh trong bộ não, nơi liên hợp thần kinh (hai đầu mút của sợi thần kinh). Ốcxít nitric có khả năng "điều chỉnh truyền thông" giúp cho các thần kinh dẫn truyền có nhiệm vụ chuyển đạt các tin tức trong bộ não làm việc hữu hiệu hơn.
· Làm gia tăng sự sản xuất các chất đôpamin (dopamine) và ăngđọtphin (endorphins) là những thần kinh dẫn truyền đưa đến cảm giác mạnh khỏe nơi chúng ta. Hai chất này cũng có thể có vai trò trong việc xuất hiện của các ảm giác cực điểm nơi thân thể như sự an lạc cao độ của người chạy bộ đường trường hay cảm giác thân tâm nhất như hay "vào vùng kỳ diệu" (in the zone) của các lực sĩ khi tranh tài.(Trong trạng thái vào vùng kỳ diệu đó người lực sĩ thấy cái tôi tan biến (vô ngã), cử động chân tay rất nhẹ nhàng, linh hoạt, chính xác, tự nhiên, thoải mái cùng với niềm an vui rộng lớn.)
· Điều hòa máu huyết chạy đến mọi nơi trong cơ thể.
· Gia tăng hiệu quả trị liệu pháp thay thế khích thích tố estrogen (estrogen replacement therapy) làm giảm bệnh u uất hậu kinh nguyệt.
· Chữa trị chứng não bộ thiếu ốcxi do hậu quả của tai biến não.
· Làm lớn các mạch máu ra để máu chạy nhiều hơn về tim, rất quan trọng sau khi thay động mạch vành tim.
· Chống lại sự nhiễm trùng.
· Giải trừ chứng bất lực.
· Gia tăng khả năng của hệ thống miễn nhiễm.
· Đưa đến sự thư giãn và tạo duyên cho sự chữa lành bệnh tật liên hệ đến niềm tin.
Như thế, khoa học càng tiến bộ thì các nhà nghiên cứu càng khám phá những điều tốt đẹp trong sự thực hành của người tu hành. Đạo Phật là một tổ chức tôn giáo vừa khế lý và khế cơ. Chân lý tuyệt đối thì không bao giờ thay đổi nhưng sự ứng dụng vào các sinh hoạt cùng những kiến thức thời đại thì luôn luôn chuyển biến theo luật vô thường. Khi chúng ta tu tập theo pháp môn Thiền, Tịnh hay Mật thì đều đưa đến kết quả buông thư, nhất là giáo lý của nhà Phật nhấn mạnh đến sự buông xả thân tâm. Và khi thực hành hàng ngày Khí Công Tâm Pháp thì chúng ta thấy kết quả lại thêm phần kỳ diệu, đưa đến trạng thái vắng lặng nhưng linh hoạt, trong sáng, vững chải, thảnh thơi cùng khỏe mạnh và an vui trong đời sống hàng ngày.
Ghi Chú:
( 1 ) Hoàng Bá Thiền Sư, Truyền Tâm Yếu Pháp, HT Thích Duy Lực dịch, California, 1992
( 2 ) Daisetz Teitaro Suziki, Thiền Luận, Trúc Thiên dịch, ấn bản phát hành tại Hoa Kỳ, tr. 573
(3) The Breakout principle, Scribner, New York, 2003, tr.49
Thông Báo về khóa Khí Công Tâm Pháp: Sáng thứ bảy và chiều thứ bảy tại Bolsa Ave, xin liên lạc với đạo hữu Hạnh Nhơn (714) 539-3545.
Tại Thiền Thất Trúc Vàng ở Vista chủ nhật và thứ ba, xin liên lạc đạo hữu Thu (760) 310-4056
Tại San Diego, chiều thứ năm, xin liên lạc đạo hữu Ba Lake, (858) 484-1645

Gửi ý kiến của bạn
Vui lòng nhập tiếng Việt có dấu. Cách gõ tiếng Việt có dấu ==> https://youtu.be/ngEjjyOByH4
Tên của bạn
Email của bạn
)
Dù lệnh cấm đã được công bố rộng rãi và có hiệu lực, người dân California – kể cả trẻ vị thành niên – vẫn có thể mua thuốc lá điện tử có hương vị trên mạng. Điều này được chỉ ra qua một nghiên cứu mới được xuất bản trên JAMA Network Open. Vào ngày 21 tháng 12 năm 2022, California ban hành Senate Bill 793 của Thượng viện, cấm bán hầu hết các sản phẩm thuốc lá có hương vị (flavored tobacco), bao gồm cả thuốc lá điện tử (e-cigarettes), cho mọi người ở mọi lứa tuổi. Shisha, các loại xì gà cao cấp và thuốc lá không khói (loose-leaf tobacco) được miễn khỏi luật này.
Theo một nghiên cứu được công bố trên tạp chí Nature, tình trạng buồn nôn và nôn mửa thường xảy ra trong giai đoạn ba tháng đầu của thai kỳ chủ yếu do một loại hormone gây ra. Các nhà nghiên cứu cho biết phát hiện này có thể dẫn tới những phương pháp điều trị tốt hơn cho tình trạng ốm nghén, kể cả những trường hợp hiếm gặp, nguy hiểm đến tánh mạng.
Thời tiết thay đổi có thể khiến cho tâm trạng và cảm xúc thay đổi theo, mùa lễ cũng có thể gây ra những thay đổi trong tâm trạng và hành vi của mọi người. Vào khoảng thời gian này trong năm, sẽ có nhiều người trong chúng ta cảm thấy căng thẳng, lo lắng và bực bội hơn bình thường. Những nguyên nhân gây căng thẳng có thể dẫn tới nguy cơ cao về các bệnh tim mạch, ngộ độc rượu và cả tỷ lệ tử vong do đột quỵ.
Salmonella lại hoành hành. Vào đầu tháng 12, các cửa hàng thực phẩm trên khắp Hoa Kỳ đã thu hồi dưa vàng (cantaloupes) sau khi người ta phát hiện ra rằng cả trái nguyên và loại cắt sẵn đều bị nhiễm khuẩn Salmonella ở 34 tiểu bang – và đã gây ra hai trường hợp tử vong. Dưa cantaloupes nhiễm salmonella cũng được phát hiện ở Canada, các viên chức y tế công cộng cũng ra lệnh thu hồi loại trái cây này.
Mỗi ngày, cơ thể chúng ta đều đối mặt với rất nhiều kẻ xâm nhập tiềm ẩn, đặc biệt là trong mùa lạnh và ở những vùng khí hậu lạnh. Những vi sinh vật này, được gọi là các tác nhân gây bệnh (hay mầm bệnh), xuất hiện dưới nhiều hình thức như vi-rút, vi khuẩn, ký sinh trùng và nấm. Hệ thống miễn dịch của cơ thể thiết lập nhiều tuyến phòng thủ để chống lại chúng. Và đây là cách hệ thống đa tầng này hoạt động.
Vào ngày Chủ Nhật 7 tháng 12 2023, tại Trung Tâm Thực Hành Chánh Niệm Nam Cali (MPC), Tiến Sĩ Giáo Dục Bạch Xuân Phẻ đã có buổi chia sẻ về cách hướng dẫn cho các em tuổi teen thực hành chánh niệm. Cùng tham dự buổi chia sẻ còn có chị Chơn Nguyên, y tá của Học Khu Centralia (Buena Park), huynh trưởng Gia Đình Phật Tử, nhiều bậc phụ huynh có con em đang ở tuổi teen, tăng thân Xóm Dừa, Nụ Hồng…
Thuốc diệt siêu vi (Antiviral drugs) thường được coi là một phát minh của thế kỷ 20. Nhưng một nghiên cứu gần đây đã phát hiện ra một điều bất ngờ trong hệ thống miễn dịch của chúng ta: Nó có thể tự mình tổng hợp các phân tử diệt siêu vi (antiviral) để phản ứng chống lại sự lây nhiễm của vi rút. Nhóm nghiên cứu đã tìm hiểu về một loại protein tạo ra các phân tử diệt siêu vi tự nhiên. Khác xa với phát minh hiện đại của nhân loại, tự nhiên đã tiến hóa các tế bào tiến hóa để tạo ra “loại thuốc” của riêng chúng – biện pháp phòng vệ xa xưa nhất để chống lại virus.
Trí tuệ nhân tạo / AI (Artificial Intelligence) gần đây được nhắc đến rất nhiều không những trong giới công nghệ máy tính mà cả trong các môi trường chính trị, kinh tế, xã hội vì tác dụng tiềm năng của nó trên mọi lãnh vực của đời sống con người. Riêng trong lãnh vực y học, AI đã và đang có những bước tiến đáng kể. AI đang được sử dụng để cải thiện kết quả của bệnh nhân, giảm chi phí và tăng hiệu quả trong chăm sóc sức khỏe, có khả năng cách mạng hóa y học bằng cách cung cấp các chẩn đoán chính xác hơn, kế hoạch điều trị cá nhân hóa và cải thiện việc chăm sóc bệnh nhân.
Cũng giống như một cuốn từ điển vật lý, ‘cuốn từ điển’ trong đầu của chúng ta cũng chứa thông tin về các từ, bao gồm các chữ cái, âm thanh và ý nghĩa hoặc ngữ nghĩa của từ, cũng như thông tin về các thành phần câu cú và cách ghép các từ lại với nhau để tạo thành các câu đúng ngữ pháp. ‘Cuốn từ điển’ đó còn là một cuốn từ điển các từ ngữ đồng nghĩa. Nó có thể giúp chúng ta kết nối các từ ngữ và xem chúng giống nhau về ý nghĩa, âm thanh hoặc chính tả như thế nào.
Vừa mới mua một thùng raspberry hôm qua, mà hôm nay chúng bắt đầu trông hơi…mốc lên rồi. Mà mang bỏ hết thì tiếc đứt ruột – hay là chỉ lấy những trái bị mốc bỏ ra là được? Không ít người sẽ quyết định như vậy. Tưởng chừng như vô hại, nhưng nấm mốc trên thực phẩm có thể gây ra nhiều vấn đề, từ chứng khó tiêu cho đến những tình huống nghiêm trọng nhất như tổn thương thận hoặc thậm chí là ung thư.
NHẬN TIN QUA EMAIL
Vui lòng nhập địa chỉ email muốn nhận.