Hôm nay,  

Sơ Lược Y Khoa Việt Nam: Các Năm 1902-1975

24/01/200400:00:00(Xem: 5612)
Trường Y Khoa Đại Học Hà Nội được ra đời từ một thế kỷ trước đây do Toàn Quyền Paul Doumer ký nghị định vào ngày 8 tháng giêng năm 1902. Khởi thủy trường Y Khoa có tên là Ecole de Medecine de l’Indochine, tức là trường Y Khoa đầu tiên của thuộc địa Việt Mên Lào. Vì chủ đích của chế độ bảo hộ Pháp lúc đó là ngoài việc cai trị Đông Dương họ muốn cho dân thuộc điạ có sức khỏe tốt để làm việc cho mẫu quốc và sản xuất kinh tế tốt. Bởi vậy, lập trường đào tạo Y Khoa không có nghĩa là nhà nước bảo hộ thương gì dân tộc thuộc địa, nhưng người Pháp muốn dân bản xứ tự săn sóc sức khỏe cho mình hơn là gửi chuyên viên y tế Pháp sang điều trị bệnh tật cho dân bảo hộ. Tất nhiên, đào tạo nhân viên y tế thuộc địa hồi đó phải là một trong những sách lược hàng đầu.
Khoa Trưởng trường Y khoa bảo hộ là một chuyên gia về vi trùng học, khá nổi tiếng của Pháp, tức là giáo sư y khoa Alexandria Yersin. Nhờ môi trường y tế xứ bảo hộ với những bệnh cực kỳ nguy hiểm thời bấy giờ như dịch hach đã giúp Gs Yersin nổi tiếng về những công trình khảo cứu của ông trong y trường quốc tế.
Khi bắt đầu chương trình thi tuyển sinh viên y khoa đầu tiên cho trường Y Khoa Bảo Hộ thì có 29 người trúng tuyển trong số 105 thí sinh. Chương trình học bấy giờ chỉ đào tạo Medecins Auxilliaires tức là Y sĩ Phụ Tá, sau 4 năm huấn luyện.
Hơn 10 năm sau, tức là vào năm 1914, trường bảo hộ y khoa bắt đầu thêm Dược Khoa và được đổi tên là Ecole de Plein Exercice de Medecine et de Pharmacie dịch là Trường Cao Ðẳng Chuyên Nghiệp Y Dựợc Khoa. Kể từ đây, môn học Dược được chính thức công nhận lần đầu tiên cho dân Việt, Mên, Lào. Phẩm chất y khoa cũng được tăng cao hơn, nghĩa là chương trình y khoa tăng thêm môt năm thành 5 năm.
Một thập niên sau nữa, tức là vào năm 1923, tiêu chuẩn vào trường y khoa cũng được nâng cao hơn nữa tức là bây giờ muốn được dự thi vào y khoa phải có bằng tú tài Pháp. Tổ chức thi cử tú tài thời đó không dựa theo tiêu chuẩn khảo sát tài năng của sinh viên mà chính phủ bảo hộ chỉ muốn đặt ra một nguyên tắc để lấy số chuyên viên vừa đủ vào 2 ngành độc nhất là tuyển chọn huyện lại qua bộ môn luật và tuyển chọn chuyên viên y tế vào trường y dược khoa. Bởi vậy, đậu được mảnh bằng tú tài hết sức khó khăn trong thời bấy giờ. Nếu có bằng Tú Tài Pháp thì khi tốt nghiệp y khoa sẽ được cấp bằng y khoa Pháp. Còn nếu chỉ đậu Tú Tài Bản Xứ thì khi ra cùng một trường y khoa chỉ được danh hiệu cấp bằng Medecin Indochinois tức là Y Sĩ Ðông Dương. Các y sĩ tốt nghiệp y khoa hồi đó mặc nhiên là các quan lớn.
Trường Y Khoa lúc đầu toạ lạc tại Ấp Thái Hòa thuộc ngoại ô thành phố Hà Nội. Sinh viên y khoa thực tập tại hai nhà thương Phủ Doãn và Bạch Mai. Khoảng cuối thập niên 20, trường y khoa được dọn về đường Lê Thánh Tôn ở Hà Nội, trước có tên là đường Bobillot.
Tới năm 1936 thì trường Y Khoa được đổi tên là Faculté de Medecine, tức là Đại Học Y Khoa.
Năm 1947, trường Y Khoa Hà Nội đặt thêm một chi nhánh ở Sài gòn, mục đích là để đào tạo y sĩ cho miền nam Việt Nam. Trước kia, các sinh viên y khoa Nam Kỳ phải ra Bắc để tiếp tục học y khoa.

Tới năm 1954, khi đất nước chia đôi, phần lớn phân bộ y khoa đã di cư vào Nam và đặt Trụ Sở tại 28 Đường Trần Quý Cáp, Sài Gòn. Đây cũng là nơi tụ tập giảng đường và thư viện của trường. Còn nơi học về bệnh lý hay lâm sàng, các sinh viên được thực tập tại những bệnh viện như Chợ Rẫy, Bình Dân, Nhi Đồng, Từ Dũ, Hồng Bàng, Chợ Quán, Đô Thành Sài Gòn và Nguyễn Văn Học. Những nơi thực tập khoa học căn bản thì đóng đô ở Cơ Thể Học Viện, Bệnh Viện Sài Gòn, Viện Pasteur, Phòng Sinh Lý Học, Cơ Thể Bệnh Lý và Mô Học, v..v..
Khởi thủy, ban giáo huấn gồm những giáo sư Viêt và Pháp, nhưng sau đó phần lớn các giáo sư Pháp rút về Pháp. Ảnh hưởng y khoa Pháp giảm dần ở miền Nam và một thể chế y khoa Mỹ dần dần xuất hiện. Bởi vậy, sau năm 1962, văn bằng Y Khoa Sài Gòn không còn được công nhận tương đương với văn bằng Y Khoa Pháp. Tuy nhiên cũng trong thời điểm này, có thể coi như đã chấm dứt thể chế y khoa thuộc địa Pháp. Mặc dầu vậy, ảnh hưởng y khoa Pháp vẫn còn ảnh hưởng xâu đậm, nhất là tiếng Pháp vẫn còn là ngôn ngữ chính được dùng trong chương trình y khoa của người Viêt. Tưởng cũng nên lưu ý là trong thời gian này, học sinh trung học tốt nghiệp chương trình Pháp được nhiều lợi điểm khi vào học y khoa. Vô tình hay hữu ý, dùng tiếng Pháp trong y khoa đã cản trở bước tiến của rất nhiều sinh viên người Việt thời bấy giờ.
Sau này, chương trình y khoa Sài Gòn bao gồm 7 năm: một năm về tiền y khoa gồm 3 môn Vật Lý, Hóa Học và Sinh Vật Học (Physique, Chimie et Biologie) học tại Đại Học Khoa Học Sài Gòn, và 6 năm chuyên về y khoa tại trường Y Khoa Sài Gòn. Sau đó sinh viên phải trình luận án để lấy văn bằng y khoa bác sĩ. Đây là một chương trình dập khuôn của y khoa Pháp.
Kể từ năm 1966, Trung Tâm Giáo Dục Y Khoa dời về Ðại Lộ Hồng Bàng do Mỹ đài thọ. Chương trình y khoa biến dạng với nhiều bộ môn khoa học mới, theo lối Mỹ, yểm trợ bở Hội Y Sĩ Hoa Kỳ (American Medical Association). Từ đây chế độ học từ chương được thay thế bằng lối học để hiểu. Phải công bằng mà nói thì lối học mới đã giúp ích một số y sĩ Việt Nam tốt nghiệp cứng cáp hơn về bộ môn khoa học căn bản và đã giúp họ hội nhập vào y khoa hải ngoại dễ dàng hơn các đàn anh.
Trong tình trạng đổi mới thời bấy giờ đã giúp thay đổi chức vị trong Hội Đồng Khoa không giống như thể chế y khoa Pháp theo chế độ ông thày cho mỗi bộ môn y khoa, là bất khả xâm phạm và độc tôn. Loại bỏ kỳ thi nội trú cũng giúp các sinh viên y khoa thực tập đồng đều tiến bộ như thường thấy trong khác y khoa tấn tiến ngày nay tại Hoa Kỳ hay Anh quốc.
Tóm tắt, theo nhiều tham khảo, đặc biệt tài liệu của Gs Đào Hữu Anh thì Y Khoa Hà Nội trong thời Pháp thuộc đã đào tạo khoảng 648 người bao gồm Y Sĩ Phụ Tá, Y Sĩ Đông Dương và Y Khoa Bác Sĩ.
Kể từ năm 1947 tới 1975, tổng số luận án y khoa bác sĩ do trường Đại Học Y Khoa Sài Gòn cấp phát 2380 người, tức là cả thẩy 2380 y sĩ ra trường liên tiếp trong 3 chương trình y khoa Pháp, y khoa Việt Pháp và y khoa Viêt Pháp Mỹ.
Tài liệu:
1) Giáo sư Đào Hữu Anh: Vài dòng tóm lược lịch sử Y Khoa Đại Học Hà Nội, (1902-1954), Y Khoa Đại Học Sài Gòn (1947-1975) Trong Đặc San Đại Hội Quốc Tế Y Nha Dược Sĩ tại Anaheim, August 10-12, 2002.
2) Bác sĩ Tôn Thất Cần: Vài nhận xét về tổ chức Y Khoa Đại Học tại Việt Nam, cho đến năm 1975 trong đặc San Đại Hội Y Nha Dược Sĩ tại Anaheim, 2002.
3) Bác sĩ Nguyễn Đức Tuệ: Giáo sư Đào Hữu Hoành không còn nữa, trong Đặc San Đại Hội Y Nha Dược Sĩ, Anaheim 2002.
Trần Mạnh Ngô, M.D., Ph.D., F.A.A.F.P.; Điện Thoại: (714) 547-3915; E-mail: Tran.Ngo@verizon.net; Diễn Đàn Y Khoa: http://groups.yahoo.com/group/DienDanYKhoa/

Gửi ý kiến của bạn
Vui lòng nhập tiếng Việt có dấu. Cách gõ tiếng Việt có dấu ==> https://youtu.be/ngEjjyOByH4
Tên của bạn
Email của bạn
)
Tập đoàn Nhân sâm Hàn Quốc tại Hoa Kì (KGCUS), nơi sản xuất thương hiệu nhân sâm số một thế giới CheongKwanJang, tự hào giới thiệu thức uống thảo dược có ga HSW kết hợp hồng sâm 6 năm tuổi, tới các khách hàng quan tâm đến sức khỏe tại WaBa Grill, một trong những chuỗi nhà hàng hàng đầu chuyên phục vụ món cơm lành mạnh
Thỉnh thoảng chúng ta mới thấy một thứ thuốc mới làm chấn động không những giới y tế mà còn làm chấn động thị trường kinh tế thế giới. Thí dụ trước đây là thuốc phục vụ trong những nhu cầu căn bản và mạnh mẻ nhất của con người, Viagra, thuốc giúp chữa chứng rối loạn cương cứng (ED) của nam giới, do Pfizer phát triển, đã có tác động kinh tế đáng kể đến ngành dược phẩm kể từ khi được FDA phê duyệt vào năm 1998. Viagra là loại thuốc mang lại lợi nhuận cao cho Pfizer, doanh thu toàn cầu khoảng 1,6 tỷ USD trong năm 2016 mặc dù đã có thuốc generic rẻ tiền hơn nhiều.
Ung thư khởi phát khi các tế bào tích tụ những tổn hại đủ để thay đổi hành vi bình thường của chúng. Khả năng tích tụ tổn hại tăng theo độ tuổi vì các biện pháp bảo vệ trong mã di truyền, nhằm đảm bảo các tế bào hoạt động vì lợi ích tối ưu của cơ thể, sẽ suy yếu theo thời gian. Vậy thì tại sao những đứa trẻ chưa có đủ thời gian để các tế bào tích tụ tổn hại lại có thể mắc bệnh ung thư? Nếu nhìn qua lăng kính tiến hóa, ung thư phát triển từ sự ‘bất hợp tác’ của tế bào, vốn ban đầu các tế bào sẽ cùng kết hợp với nhau và hoạt động như một cơ quan. Ở trẻ em, các tế bào vẫn đang học cách hợp tác. Ung thư ở trẻ em khởi phát khi xuất hiện các tế bào ‘nổi loạn’ không chịu hợp tác và cứ phát triển bất chấp, gây tổn hại cho cơ thể.
Bộ não con người có thể thay đổi – nhưng thường với nỗ lực rất lớn và diễn ra từ từ, chẳng hạn như khi chúng ta học một môn thể thao hoặc ngoại ngữ mới, hoặc hồi phục sau cơn đột quỵ. Học các kỹ năng mới có tương quan với những thay đổi trong não; điều này đã được nghiên cứu khoa học thần kinh với động vật và quét não chức năng ở người chứng minh. Có lẽ, nếu quý vị thành thạo Giải tích 1 (Calculus 1), thì trong não quý vị sẽ có điều gì đó khác một chút. Các tế bào thần kinh vận động trong não mở rộng và co lại tùy thuộc vào tần suất chúng được vận động – một sự phản ánh của tế bào thần kinh về việc “xài hoặc mất” (use it or lose it).
Chẳng có ai vừa ra khỏi bụng mẹ là đã biết trượt ván, lướt sóng hay thậm chí là đứng kiễng chân. Không giống như các loài động vật hữu nhũ khác, con người không có khả năng giữ thăng bằng khi mới sinh – không có em bé sơ sinh nào vừa đẻ ra là đã biết đi hoặc đứng. Trước khi có được những khả năng đó, trẻ sơ sinh sẽ phát triển thị giác, thính giác, cơ, xương và não. Quá trình này mất nhiều tháng và thậm chí là nhiều năm đối với một số hoạt động.
Hội đồng Nobel tại Viện Karolinska đã quyết định trao giải thưởng Nobel về sinh lý học hoặc y học năm 2023 cho hai khoa học gia người Mỹ Katalin Karikó (gốc Hungary) và Drew Weissman hôm nay ngày 2 tháng 10, 2023, vì những khám phá của họ liên quan đến việc biến đổi base của các nucleoside (nucleoside base modifications) cho phép phát triển vắc xin mRNA hiệu quả chống lại COVID-19
Một nhóm các nhà nghiên cứu đã phát triển một phương pháp mới để nghiên cứu cách các gen có thể gây ra bệnh tự kỷ và các bệnh rối loạn về phát triển não bộ (neurodevelopmental disorders) khác: phát triển các cấu trúc nhỏ tương tự như bộ não trong phòng thí nghiệm và điều chỉnh DNA của chúng.
Trung tâm kiểm soát bệnh Hoa Kỳ CDC vừa đưa ra các khuyến nghị về thuốc chủng ngừa Covid cho mùa thu này sau khi thuốc được Cơ quan Quản trị Thực phẩm và Thuốc (FDA) của Hoa Kỳ chuẩn thuận hôm thứ hai, ngày 12 tháng 9, 2023. Sau đại dịch Covid mấy năm vừa qua, kiến thức của quần chúng về các bệnh nhiễm, các thuốc chủng ngừa (vắc xin) đã tăng lên nhiều, cũng như óc phê phán và sự nghi ngờ đối với các biện pháp y tế hay phòng ngừa do chính quyền hay các cơ quan như CDC đề xướng, lắm khi gắn liền với lập trường chính trị của mỗi người, có khi tuỳ theo tiểu bang. Bài sau đây chỉ có tính cách thông tin, dựa trên những nguồn tin tức mà người viết nghĩ là đáng tin cậy. Độc giả cần tham khảo với người săn sóc y tế cho mình để đi tới quyết định có nên dùng vắc xin nào hay không. Sau đây là những điểm chính của các thông báo của CDC cho báo chí, kèm theo chú thích để bàn thêm
Vitamin D là chất dinh dưỡng quan trọng và cần thiết cho sức khỏe. Nó giúp xây dựng và duy trì xương chắc khỏe, đồng thời hỗ trợ chức năng cơ bắp và miễn dịch. Nhưng hầu hết mọi người trên thế giới đều bị thiếu vitamin D, khiến cho nó trở thành loại supplement phổ biến nhất trên thị trường
Lập một kế hoạch điều trị trầm cảm có thể là một thách thức khó khăn. Điều này đặc biệt đúng đối với những bệnh nhân không đáp ứng với các phương pháp điều trị thông thường và đang trải qua các liệu pháp thử nghiệm như kích thích các nhân sâu trong não (Deep Brain Stimulation – DBS). Đối với hầu hết các tình trạng bệnh lý, bác sĩ có thể trực tiếp đo lường bộ phận đang được điều trị, chẳng hạn như đo huyết áp đối với các bệnh về tim mạch. Những thay đổi có thể đo lường đóng vai trò là dấu ấn sinh học khách quan (objective biomarker) của quá trình phục hồi, cung cấp các thông tin đáng giá về cách chăm sóc bệnh nhân.
NHẬN TIN QUA EMAIL
Vui lòng nhập địa chỉ email muốn nhận.