Hôm nay,  

Câu Chuyện Thầy Lang: Giặt Ủi Khô và PERC

4/13/201200:00:00(View: 14987)
Mới đây, các nhà chuyên môn về sức khỏe lại nêu ra rủi ro của một chất được dùng rất phổ biến trong việc giặt ủi khô. Đó là hóa chất perchlorethylene viết tắt là PERC.

Chúng tôi xin cùng quý độc giả tìm hiểu về công dụng và rủi ro của chất này.

Khám phá ra phương pháp Giặt Khô (Dry Cleaning) cũng là chuyện tình cờ của ông thợ nhuộm người Pháp tên là Jean Baptiste Jolly vào năm 1855.

Số là cô gái giúp việc vô ý làm đổ ngọn đèn dầu hôi lên tấm khăn phủ bàn ăn. Khi mang đi giặt ông chủ thấy chiếc khăn sạch sẽ hơn vì chất dầu đã tẩy sạch các vết mỡ trên khăn. Từ nhận xét đó ông ta nghiên cứu thêm và đề ra phương pháp giặt khô bằng hóa chất hòa tan mỡ béo.

Nói là giặt khô nhưng thực ra quần áo mà ta vừa giao cho tiệm giặt được nhúng vào một dung dịch hóa chất. Thoạt kỳ thủy, người ta dùng dầu hôi và dầu xăng rồi đến các chất tổng hợp bốc hơi như tetrachloride và trichlorethylene. Ngày nay, 90% các tiệm giặt khô đều dùng hóa chất tổng hợp Tetrachloroethylene hoặc perchlorethylene, viết tắt là PERC.

Chất này được sử dụng rất nhiều trong việc giặt khô các hàng may mặc, vải vóc cũng như tẩy dầu mỡ trên dụng cụ bằng kim loại. Theo nhiều chuyên viên trong nghề, PERC an toàn nếu dùng đúng cách. Máy giặt cũng giản dị không choán nhiều chỗ, quần áo sạch hơn và thời gian giặt cũng mau hơn. Bộ phận giặt và vắt khô cũng như hóa chất đã dùng đều thu gọn trong một máy. Như vậy tránh được việc phế thải hóa chất ra hệ thống cống rãnh, gây ô nhiễm môi sinh.

Hóa Chất PERC

Dưới nhiệt độ bình thường, PERC ở trạng thái lỏng không bắt lửa nhưng cũng rất dễ bay hơi và hòa lẫn trong không khí. Nhiệt độ càng lên cao thì sự bốc hơi càng mạnh và tạo ra một mùi khó chịu giống như chất ether.

Hóa chất này xâm nhập môi trường qua sự bốc hơi trong không khí khi được dùng trong kỹ nghệ hoặc ngấm vào đất, nước khi thất thoát từ máy giặt hoặc từ thùng chứa. Trước đây, các tiệm giặt ủi khô được phép xả nước dơ từ máy giặt vào hệ thống cống rãnh địa phương.

Theo chính quyền, tới 25% nước uống tại Hoa Kỳ bị nhiễm PERC. Mỗi năm có cả 200 triệu cân Anh PERC được gần 35,000 tiệm giặt ủi ở nước Mỹ dùng mà một số lớn hòa lẫn trong không khí cũng như vùng đất, nước chung quanh

Một số vật liệu gia dụng cũng có PERC như dung dịch không thấm nước xịt trên gỗ (Water repellent), hóa chất tẩy vết dơ, băng dính, hóa chất chùi gỗ.

Trong y học, PERC được dùng làm thuốc mê khi giải phẫu bệnh nhân vì nó làm bệnh nhân bất tỉnh. Ta có thể đo số lượng hơi PERC trong hơi thở, giống như đo hơi rượu ở người say.

PERC Ảnh Hưởng Đến Sức Khỏe

Theo Cơ Quan An Sinh Nghề Nghiệp Hoa Kỳ (NIOSH), có khoảng 650,000 công nhân tiếp cận với hóa chất này ở nước Mỹ trong nghề giặt ủi khô. PERC có thể xâm nhập cơ thể qua đường hô hấp và qua lớp da. Số lượng hóa chất xâm nhập tùy theo:

- Thời gian ta tiếp cận với chúng;

- Hóa chất có nhiều hoặc ít trong không khí;

- Ta thở nhanh hay chậm, mạnh hoặc yếu trong không khí ô nhiễm PERC.

Từ cơ thể, hầu hết hóa chất thải ra bằng đường hô hấp và một số nhỏ trong nước tiểu. Khi được dùng đúng cách, PERC tương đối an toàn. Tuy nhiên hóa chất này cũng có nguy cơ gây ra một số rủi ro cho sức khỏe.

Tác dụng không tốt thường thấy của PERC là: nhức đầu, chóng mặt, buồn nôn; làm suy nhược hệ thần kinh trung ương; tổn thương cho gan, thận; giảm trí nhớ thoảng qua, mất định hướng; dị ứng và ngứa mắt, mũi, cuống họng; da khô, viêm.

Chuyên gia C Rotilio đã nêu ra trường hợp một nữ công nhân giặt ủi bị giảm thị giác vì hít thở hơi PERC quá lâu khi bà ta ủi quần áo giặt với PERC. Tác giả TL Vaughn đã thấy có hậu quả của PERC với ung thư miệng, cuống họng.

Vào năm 2009, ông José-Anne Bernard, 70 tuổi ở thành phố Nice bên Pháp qua đời vì sống kế cận một cơ sở giặt ủi dùng PERC. Giảo nghiệm tử thi cho hay tất cảc các bộ phận trong cơ thể của ông, ngoại trừ dạ dày, đã bị nhiễm nặng với hóa chất này.


Từ lâu, PERC đã được coi như chất gây ung thư cho súc vật và mới đây hóa chất này đã được xếp vào loại có thể gây ung thư cho loài người. Viện Quốc Gia Hoa Kỳ về An Toàn và Sức khỏe Nghề Nghiệp đang nghiên cứu thêm về ảnh hưởng gây ung thư này của PERC. PERC được sếp vào nhóm 2B, có nghĩa là có khả năng gây ung thư cho người. Nước uống có lẫn PERC đã được thấy trong ung thư máu, tụy tạng, cổ tử cung và bọng đái.

PERC cũng có ảnh hưởng không tốt cho sự sinh đẻ và kinh nguyệt của phụ nữ. Nhiều nghiên cứu cho thấy phụ nữ làm trong tiệm giặt khô có nhiều nguy cơ bị hư thai. PERC cũng lan vào sữa mẹ.

Ngoài ảnh hưởng không tốt cho sức khỏe của nhân viên làm trong nhà giặt, PERC còn mang rủi ro cho dân chúng sống gần tiệm giặt cũng như môi trường xung quanh. Do đó nhiều quốc gia đã ban hành biện pháp để giảm thiểu các rủi ro này. Theo Trung Tâm Kiểm Soát Bệnh Tật Hoa Kỳ (CDC), 75% dân chúng của quốc gia này đã có mức PERC khá cao trong máu.

Trong khi đó, cơ Quan Bảo Vệ Mội Trường (EPA) cho hay nhân viên làm trong tiệm giặt khô có nguy cơ bị ung thư theo tỷ lệ 1/1000. Người sống trong cơ sở có nhà giặt khô có nguy cơ ung thư 1/2000 hoặc cao hơn nếu máy giặt không được bảo trì chu đáo. Nghiệp Đoàn Người Tiêu Thụ (Consumers Union) ước lượng rằng cứ 1 trong 7000 người mặc quần áo giặt khô với PERC một lần trong một tuần suốt 40 năm sẽ có nguy cơ ung thư.

Phòng Ngừa rủi ro vì Hoá Chất PERC

Hiện nay đã có nhiều cải tiến các máy giặt ủi, giảm thiểu rủi ro trong dịch vụ này nhưng đôi khi quá tốn kém nên các tiệm giặt nhỏ không đủ tài chánh để trang bị. Và họ vẫn tiếp tục dùng PERC. Họ cho rằng PERC không gây nhiều rủi ro cho sức khỏe nếu biết dùng đúng chỉ dẫn của nhà sản xuất. Giới giặt khô cũng đã ngồi lại với nhau để chống lại việc cấm dùng PERC trong nghề nghiệp của họ.

Để khuyến khích tiệm giặt ủi nhỏ, chính quyền vài tiểu bang Hoa Kỳ đã giảm thuế, cho họ vay tiền để trang bị máy giặt ít rủi ro. Đó là vì nhu cầu khách tiêu thụ vẫn phải đưa quần áo cho tiệm giặt khô, vì tiện lợi, đưa đồ ngày trước ngày sau lấy lại được. Nhưng khi biết được rủi ro do PERC gây ra, chắc ta cũng cần suy nghĩ lại trước khi bỏ tiệm giặt khô

Ta có thể, tránh rủi ro do PERC bằng cách:

- Không mua nhiều quần áo “chỉ giặt khô” (Dry clean only);

- Tìm hiểu xem quần áo “chỉ giặt khô” có thể giặt bằng xà bông và nước được không;

- Đưa quần áo tới tiệm giặt bằng nước;

- Sau khi lấy quần áo giặt khô về nhà thì vứt bỏ túi bọc nylon, treo quần áo nơi thoáng khí để hơi PERC bay đi trước khi mặc.

- Giới tiêu thụ cần thảo luận với tiệm giặt khô, đề nghị họ thay đổi cách giặt để tránh rủi do cho sức khỏe vì PERC.

- Với tiệm giặt thì cần có trang bị máy móc để thanh lọc không khí và điều hòa nhiệt độ nơi làm việc để nhân viên không phải hít thở không khí ô nhiễm PERC. Các máy này thực ra không thể loại bỏ hơi nguy hại PERC nhưng cũng đưa một số hơi ra khỏi nơi nhân viên làm việc. Máy phải được thiết bị ngay tại nguồn phát ra hơi PERC.

- Ngoài ra, để tránh các rủi do nghề nghiệp trong việc giặt ủi, cơ quan An Toàn Nghề Nghiệp Hoa Kỳ cũng đề ra các quy luật cho ngành nghề này như sau:

- Cơ quan đặt ra mức độ PERC trong không khí và nước không được vượt quá một tỷ lệ nhất định;

- Nhân viên phải thay phiên làm việc, có thời gian nghỉ để tránh làm những công việc có thao tác lập đi lập lại quá lâu;

- Thiết bị nâng đỡ bàn ủi để công nhân khỏi phải cầm nhấc bàn ủi liên tục;

- Thay đổi chiều cao của bàn làm việc để nhân viên khỏi phải với lên quá cao.

- Các động tác nhắc đi nhắc lại liên tục và lâu này có thể đưa tới tổn thương cho bắp thịt và khớp xương.

Bác sĩ Nguyễn Ý Đức
Texas- Hoa Kỳ
www.bsnguyenyduc.com

Send comment
Vui lòng nhập tiếng Việt có dấu.Cách gõ tiếng Việt có dấu ==> https://youtu.be/ngEjjyOByH4
Your Name
Your email address
)
Khi nói đến việc giữ cho xương khỏe mạnh, nhiều người sẽ nghĩ ngay đến vitamin D, chất dinh dưỡng giúp cơ thể hấp thụ lượng canxi cần thiết để giúp cho bộ xương chắc khỏe. Nhưng dù rằng vitamin D đúng là một chất dinh dưỡng thiết yếu, trong những năm gần đây, các nhà nghiên cứu đã nhận thấy tầm quan trọng của các loại vitamin khác trong việc chống gãy xương (fractures) và bệnh loãng xương, hay bệnh xương xốp (osteoporosis).
Không thể nhìn thấy bằng mắt thường, không có mùi và cũng chẳng có vị, những lượng nhỏ chì (lead) hiện diện trong các vật dụng mà chúng ta sử dụng hàng ngày, trong nhà chúng ta ở, và cả trong nước chúng ta uống. Thậm chí, chì còn xuất hiện trong các bình nước tái sử dụng, như việc phát hiện ra chì trong đáy ly Stanley. Vụ việc đã làm dấy lên nhiều tranh cãi và khơi dậy sự chú ý của người tiêu dùng đối với một vấn đề đã tồn tại từ rất lâu.
Hôm cuối tháng Hai vừa qua, Tòa Tối cao của bang Alabama phán quyết rằng: “Phôi đông lạnh là trẻ em.” Tuyên án này tuy chỉ có uy lực theo Hiến pháp và luật pháp ở Alabama, tuy nhiên, sự bắt đầu này tạo ra tiền lệ cho tất cả những vụ án vế sau của tất cả các bang khác và kề cả hiến pháp Hoa Kỳ, ảnh hưởng đến thời kỳ cho phép phá thai. Nhiều người và nhiều cơ quan sẽ phải chịu trách nhiệm, sẽ bị trừng phạt nếu làm hỏng phôi thai, như một tội giết trẻ em. Phán quyết của Alabama, được công bố hôm thứ Sáu, bắt nguồn từ hai vụ kiện của ba nhóm cha mẹ đã trải qua thủ tục thụ tinh trong ống nghiệm (IVF) để sinh con và sau đó chọn đông lạnh số phôi còn lại. Giáo sư Nicole Huberfeld của Trường Luật Đại học Boston cho biết, đó cũng là một quyết định có thể gây ảnh hưởng lan rộng đến việc sử dụng các phương pháp điều trị sinh sản như thụ tinh trong ống nghiệm (IVF).
Thử tưởng tượng rằng chỉ cần uống một viên thuốc là quý vị sẽ tràn trề năng lượng, da dẻ mịn màng, và tim mạch khỏe re? Các viễn cảnh hấp dẫn này vẫy gọi mãnh liệt mỗi khi chúng ta dạo quanh qua các quầy hàng bán các loại thực dược phẩm bổ dưỡng trong hiệu thuốc, từ các loại viên uống dầu cá (fish oil), bột collagen (collagen powder), kẹo bổ sung ma-giê và muôn hình vạn trạng các loại vitamin.
Hơn một thập niên từ sau cái chết bất ngờ của mẹ, Sehrish Sayani mắc chứng rối loạn tâm thần hậu chấn (PTSD). Suốt những năm đó, những cơn hoảng loạn dữ dội nhất đã giảm dần, nhưng các triệu chứng như nghi ngại thái quá (hypervigilance), trở nên đặc biệt nhạy cảm với một số yếu tố và những giấc ngủ chập chờn đã trở nên quen thuộc trong cuộc sống của cô.
Trong cuốn tiểu thuyết Chuyện Hai Thành Phố (A Tale of Two Cities) của Charles Dickens, được xuất bản năm 1859 và lấy bối cảnh thời Cách Mạng Pháp, có đoạn viết: “Đó là thời đại tốt đẹp nhất, cũng là thời đại tồi tệ nhất, đó là thời đại của sự khôn ngoan, cũng là thời đại của sự ngu xuẩn.” Đại dịch COVID-19 cũng là một thời đại như thế. Một mặt, khoa học đã cứu sống được nhiều người. Chưa đầy một năm sau khi phát hiện virus, Hoa Kỳ đã tạo ra và thử nghiệm vắc xin, rồi cho sản xuất, phân phối và triển khai tiêm chủng hàng loạt miễn phí cho người dân. Ước tính vắc xin COVID đã cứu được ít nhất 3.2 triệu người chỉ riêng ở Hoa Kỳ. Những thành tựu này tạo ra hy vọng về việc chúng ta có thể nhanh chóng ứng phó với đại dịch trong tương lai.
Hơn một thập niên trước, Shria Kumar, bác sĩ chuyên khoa tiêu hóa và là chuyên gia nghiên cứu tại Đại học Miami, bắt đầu chú ý đến một dấu hiệu đáng lo ngại. Có một số bệnh nhân ung thư dạ dày đến gặp bà ở độ tuổi rất trẻ, và rất nhiều người là phụ nữ. Khuynh hướng này vẫn tiếp diễn cho đến ngày nay. Các khoa học gia đang nỗ lực tìm hiểu tại sao điều này lại xảy ra. Vào mùa xuân năm ngoái, họ đã xác nhận rằng hiện tượng này đang diễn ra ở Hoa Kỳ. Sau khi kiểm tra hệ thống các cơ sở dữ liệu chứa các thông tin chi tiết về các trường hợp ung thư ở nhiều tiểu bang trên toàn quốc, các nhà nghiên cứu nhận thấy ung thư dạ dày đang gia tăng nhanh hơn ở phụ nữ trẻ.
Wegovy, Ozempic và Mounjaro là các loại thuốc giảm cân và điều trị tiểu đường đã gây được tiếng vang lớn trong lĩnh vực tin tức y tế. Chúng nhắm vào các con đường điều tiết liên quan đến cả bệnh béo phì và tiểu đường, và được nhiều người coi là bước đột phá trong việc kiểm soát cân nặng, đường và huyết áp. Nhưng liệu những loại thuốc này có giải quyết được nguyên nhân gốc rễ của hội chứng chuyển hóa (metabolic disease) không? Điều gì đã thúc đẩy sự phát triển của chúng từ ban đầu?
Gần đây quý vị vừa bị cảm lạnh, cúm, RSV hoặc COVID, bệnh đã qua nhưng mãi vẫn không thể hết ho? Rất nhiều người bị giống như vậy. Triệu chứng này có thể tồn tại trong nhiều tuần sau khi cơ thể chúng ta đã loại bỏ vi-rút. Michael Shiloh, một bác sĩ chuyên nghiên cứu bệnh truyền nhiễm tại Trung tâm Y tế UT Southwestern cho biết những bệnh nhân bị ho thường kể là họ đã bị bịnh từ 8 tuần trước khi đến gặp ông. Ông nói: “Chúng tôi thực sự không thể phát hiện thấy vi rút gì ở những người này nữa nhưng họ vẫn bị ho.”
Bằng cách bắt chước cơ chế bảo vệ của cơ thể chống lại nhiễm trùng do vi khuẩn, một nhóm nghiên cứu ở Lund, Thụy điển hy vọng có thể ngăn chặn tình trạng viêm phát triển thành nhiễm trùng máu, theo đài truyền hình SVT, Thụy điển. Nhiễm trùng máu là tình trạng nhiễm trùng có thể đe dọa tính mạng. Thông thường nguyên nhân là do viêm phổi, nhiễm trùng đường tiểu hoặc nhiễm trùng vết thương. Nghiên cứu từ Lund cho thấy hiện nhiễm trùng huyết phổ biến hơn so với trước đây.
NHẬN TIN QUA EMAIL
Vui lòng nhập địa chỉ email muốn nhận.