Hôm nay,  

Câu Chuyện Thầy Lang: Loại Bỏ Bệnh Lao Trong Đời Mình

3/23/201200:00:00(View: 12032)
Bác sĩ Nguyễn Ý Đức

Ngày 24 tháng Ba của mỗi năm đã được Cơ Quan Y tế Thế giới chọn là “TB Day”.

Chủ đề năm 2012 của Tuberculosis Day là “Stop TB in My Lifetime”. Vì bệnh Lao vẫn còn là một bệnh có sức tàn phá rất mạnh. Thống kê năm 2008 cho hay trên thế giới có trên 1.3 tỷ người bị nhiễm, 15 triệu người mang bệnh và số tử vong mỗi năm lên tới 2.5- 3 triệu.

Tại Mỹ, bệnh lao đã giảm rất nhiều. Năm 2010 có 11,182 ca mà phần đông thấy ở di dân, người vô gia cư, người nghiện chích thuốc, bệnh nhân bị liệt kháng HIV.

Theo văn phòng Y Tế Thế Giới, tại Việt Nam, bệnh lao còn khá phổ biến và đứng hàng thứ 12 trong 22 nước có số bệnh nhân lao cao trên thế giới. Mỗi năm, Việt nam có khoảng 175,000 ca lao mới đủ loại trong đó lao phổi dương tính với vi khuẩn Koch là 60,000. Tồng số bệnh nhân lao lưu hành lên tới trên 260,000 người. Tử vong hàng năm là 30,000, nghĩa là cứ 18 phút có một người chết vì lao.

Trong những năm gần đây, bệnh lao trở nên khó chữa vì sự xuất hiện của các vi khuẩn lao kháng thuốc.

Với “Stop TB in My Lifetime”, các tổ chức y tế trên toàn thế giới cổ võ mọi người từ trẻ tới già tự nguyện tìm mọi cách để loại bỏ bệnh lao. Vì Bệnh Lao có thể phòng ngừa và điều trị được.

Để thực hiện được hoài bão này, cần biết bệnh lao là gì và làm sao loại bỏ.

Xin cùng ôn lại mấy điều về bệnh Lao.

1-Nguyên nhân nào gây ra bệnh Lao?

Lao là một bệnh truyền nhiễm do trực khuẩn Mycobacterium tuberculosis gây ra. Vi khuẩn được bác sĩ người Đức Robert Koch (1843-1910) nhận diện vào năm 1882.

Vi khuẩn này rất hiếu khí, cho nên thường tấn công phần đỉnh của phổi, phần đầu và thân của xương. Gan, dạ dày, thực quản ít bị lao vì lượng dưỡng khí ở đây thấp.

2-Bệnh Lao Lan truyền như thế nào?

Lao lan truyền hầu như duy nhất qua không khí từ người bệnh sang người khác. Vi khuẩn lẫn vào không khí khi người bệnh ho, hắt hơi , cười nói to và sống được khoảng dăm giờ. Người kế cận hít vào và mang bệnh.

Sự truyền lan qua không khí chỉ xảy ra trong trường hợp lao ở phổi hoặc ở họng, chứ không xảy ra khi bị lao ở các nơi khác như thận, xương.

Bình thường cần có sự chung sống lâu với người lao chưa được điều trị mới mắc bệnh, chứ chỉ gặp gỡ thoảng qua một vài lần thì ít khi bị. Chẳng hạn như đi trên cùng chuyến xe bus mà người ngồi cạnh bị lao thì cũng không đủ thời gian để bệnh truyền sang.

Bệnh không lây lan khi sờ đụng vào nhau, dùng chung bát đĩa, phòng vệ sinh, phòng tắm.

3-Bệnh Lao còn nhiều không?

Theo cơ quan Y tế Thế giới thì 1/3 dân số trên trái đất bị bệnh lao, nhất là ở các quốc gia kém mở mang vì nghèo đói, ăn ở chật chội, kém vệ sinh công cộng, thiếu phương tiện phòng ngừa bệnh. Cũng theo cơ quan này, lao đứng hàng thứ nhì trong số các bệnh nhiễm với tử vong khoảng hai triệu trên thế giới.

Với sự di chuyển dễ dàng, di dân du lịch toàn cầu, mọi quốc gia đều có nhiểu khả năng tiếp nhận bệnh nhân lao, kể cả lao kháng thuốc.

4-Xin nói về triệu chứng của bệnh Lao

Người bị lao thường ho cả mấy tuần lễ, đôi khi đàm lẫn máu, đau ngực, khó thở. nóng sốt, đổ mồ hôi ban đêm, gầy ốm mất kí. Ho ra máu xảy ra khi có “lỗ” cavity ở phổi.

Khi có những dấu hiệu vừa kể, kéo dài vài tuần lễ mà không biết rõ nguyên do, đều cần đi bác sĩ để được khám nghiệm.

Riêng với trẻ em, các triệu chứng thường thấy gồm có ốm yếu, sút cân trong 2 tháng mà không biết rõ nguyên nhân, ho, thở khò khè, sốt vào ban chiều, đổ mồ hôi trộm.
5-Làm sao để tìm ra bệnh?

Định bệnh căn cứ vào các dấu hiệu bệnh lý, thử đàm tìm vi khuẩn lao, chụp quang tuyến phổi, làm phản ứng tuberculin, soi phế quản.

a-Xét nghiệm tìm trực khuẩn trong đàm rất chính xác để chẩn đoán lao phổi, nhất là sau khi nuôi cấy trong môi trường riêng. Thử nghiệm rẻ tiền, dễ thực hiện, thích hợp với các quốc gia đang phát triển.

b-Thử nghiệm nhiễm lao bằng tuberculin test chích dưới da với một chút chất đạm đặc biệt. Sau 48 giờ, chỗ chích hơi sưng đỏ là dấu hiệu nhiễm vi trùng lao, nhưng còn yếu không đủ gây bệnh.

Thử nghiệm này do bác sĩ người Pháp Charles Mantoux khám phá, áp dụng vào năm 1910 và là thử nghiệm chính xác nhất hiện nay.

Những người sau đây cần thử Mantoux trên da:

-đã tiếp xúc thời gian lâu với người bệnh lao

-bị nhiễm HIV

-cho rằng mình đã bị bệnh lao

-sống ở quốc gia mà bệnh lao thường có, như Đông Nam Á châu

-nghiện chích thuốc cấm.

c-Thử máu Quanti FERON-TB để đo khả năng miễn dịch của cơ thể với trực khuẩn lao. Trong tương lại, thử nghiệm này có thể thay thế cho phản ứng da.

Hai thử nghiệm sau chỉ cho biết có bị nhiễm lao hay không chứ không cho biết có bệnh lao. Cần xác định bằng X-quang, thử nghiệm đàm.


Cơ quan Y tế Thế giới đưa ra một hướng dẫn tìm bệnh lao như sau:

-Mọi người bị ho không lý do kéo dài 2-3 tuần lễ hoặc lâu hơn đều cần được khám nghiệm coi có bị bệnh lao hay không.

-Mọi bệnh nhân nghi ngở bị lao phổi cần được thử đàm ít nhất hai, hoặc tốt hơn, ba lần để coi có vi khuẩn lao. Nếu có thể được, nên lấy một mẫu đàm vào buổi sáng sớm.
-Mọi bệnh nhân có kết quả X-quang không bình thường đều cần được thử nghiệm đàm để kiếm vi khuẩn gây bệnh.

6-Cần phân biệt nhiễm lao với bệnh lao.

-Trong nhiễm lao (TB-infection), vi khuẩn nằm im không tăng trưởng vì bị hệ miễn dịch của cơ thể khống chế, không gây ra bệnh, không có dấu hiệu triệu chứng, X-quang phổi bình thường và không truyền lây bệnh được.Tuy nhiên, nhiễm có thể trở thành bệnh nếu cơ thể suy nhược, mắc HIV, nghiền chích thuốc cấm, sống gần gũi với người bị bệnh lao.

Người nhiễm lao cần phải uống thuốc isoniazid phòng tránh bệnh trong sáu tháng.

-Bệnh lao (TB-Disease) là khi vi khuẩn đang hoạt động mạnh, tấn công mô bào các cơ quan, gây ra các triệu chứng dấu hiệu bệnh và có thể truyền vi khuẩn cho người khác.

7-Xin nói về cách điều trị bệnh Lao

Cách đây trên nửa thế kỷ, không có thuốc nào có thể trị dứt bệnh lao. Lao đã được liệt kê vào nhóm bốn nan bệnh trong nền y học cổ truyền dân tộc Việt Nam, Trung Hoa (Phong, Lao, Cổ, Lại. Tứ chứng nan y).

Nhưng kể từ năm 1950, nhiều thuốc trị lao rất công hiệu đã được khám phá, sản xuất. Có hai nhóm thuốc chữa lao:

Nhóm thiết yếu hàng đầu gồm có Isoniazid, Rifampin, Ethambutol, Pyrazinamide.

Nhóm hàng hai thứ yếu là streptomycin, ethionamid, prothionamid, PAS, cycloserin, kanamycin và capreomycin.

Vì lao là bệnh có nhiều ở các quốc gia đang phát triển, sự điều trị không đồng nhất, nên cơ quan Y tế Thế giới đã có hướng dẫn chung như sau. Hướng dẫn này đã được nhiều tổ chức y tế tại các quốc gia ủng hộ:

-Mọi bệnh nhân, kể cả người bị nhiễm HIV, mà trước đây chưa nhận điều trị lao, đều nên dùng các thuốc hàng đầu đã được mọi người công nhận.

Giai đoạn đầu kéo dài hai tháng với isoniazid, rifampin, pyrazinamide và ethambutol.

Gian đoạn kế tiếp được ưa thích là bốn tháng với hai thuốc isoniazid và rifampicin. Có thể thay thế bằng isoniazid và ethambutol trong sáu tháng nếu người bệnh không tuân thủ điều trị, nhưng e rằng bệnh sẽ khó lành và nhiều nguy cơ tái phát có thể xảy ra, đặc biệt đối với người bị nhiễm HIV.

-Mọi bệnh nhân cần được theo dõi kết quả với thử đàm vào lúc kết thúc điều trị hai tháng của giai đoạn đầu, sau năm tháng và khi hoàn tất trị liệu. Bệnh nhân dương tính với thử đàm vào tháng thứ 5 đều bị coi như thất bại và cần được xem xét lại phương thức điều trị.

-Bệnh nhân lao kháng thuốc cần được điều trị với bốn thuốc hàng hai trong thời gian ít nhất là 18 tháng.

Nói chung, người mắc bệnh lao phải uống thuốc trong thời gian lâu, ít nhất là sáu tháng. Sau hai tuần lễ uống thuốc, nguy cơ lan truyền bệnh đã giảm đi rất nhiều.

Nếu ngưng thuốc giữa chừng, bệnh tái phát và rất khó chữa. Điều quan trọng là phải uống thuốc cho tới khi bác sĩ thử nghiệm, chụp phim thấy hết bệnh chứ không phải là ngưng khi thấy trong người khỏe trở lại và lên cân.

Nếu bị bệnh mà không chữa thì không những sẽ thiệt mạng mà còn rủi ro truyền bệnh cho người khác.

8- Có thể phòng ngừa bệnh Lao được không?

Phòng tránh lao tập trung vào các điều sau đây:

a-Loại trừ nguồn gốc gây ra lan truyền bệnh.

Bệnh nhân lao phổi và cuống họng cần được chẩn đoán càng sớm càng tốt, tạm thời để họ ở riêng và bắt đầu điều trị ngay bằng dược phẩm để tiêu diệt vi khuẩn gây lao.

Trong thời gian này, bệnh nhân không trở lại nơi làm việc hoặc trường học, tránh tiếp xúc với người lành, đặc biệt là trẻ em, người nhiễm HIV, không lai vãng nơi công cộng nhiều người tụ tập.

Thường thường, sau 2-3 tuần lễ uống thuốc đều đặn, thử nghiệm đàm âm tính thì khả năng lây truyền bệnh giảm.

b-Sớm khám phá ra bệnh.

Khi nghi có bệnh, cần đi bác sĩ để được khám nghiệm, thử đàm, chụp hình phổi, thử phản ứng tuberculin ngoài da và điều trị, nếu có bệnh.

c-Điều trị trường hợp nhiễm lao, phản ứng da dương tính và chưa có dấu hiệu bệnh.

d-Tạo sức đề kháng với vi khuẩn lao bằng vaccin BCG. Đây là loại vi khuẩn lao sống nhưng đã giảm độc tính và hiện đang được dùng ở mọi nơi, đặc biệt là trẻ em tại các quốc gia đang phát triển, lao nhiều. Vaccin không ngửa bệnh lao nhưng tăng cường sức đề kháng của cơ thể với vi khuẩn lao. 

Nên nhớ là bệnh lao không di truyền, không gây ra do hút thuốc lá.

Bác sĩ Nguyễn Ý-Đức
Texas-Hoa Kỳ.
www.bsnguyenyduc.com

Send comment
Vui lòng nhập tiếng Việt có dấu.Cách gõ tiếng Việt có dấu ==> https://youtu.be/ngEjjyOByH4
Your Name
Your email address
)
Cứ bốn năm ngàn bé trai ra đời là có một bé bị một chứng bệnh di truyền làm chúng bại liệt, yếu dần và tử vong sớm. Ngày 22 tháng 6, 2023 Cơ quan quản trị thực phẩm và thuốc của Hoa Kỳ FDA chuẩn thuận một trị liệu dùng gen (di thể) mới nhất, với giá cao chưa từng thấy là trên 3 triệu đô la cho mỗi liều thuốc (may mắn là chỉ cần một liều duy nhất). Trước hết chúng ta bàn về bệnh này. Tên của bệnh là “loạn dưỡng cơ Duchenne” dịch từ danh từ khoa học quốc tế: tiếng Anh là Duchenne Muscular Dystrophy (DMD). Duchenne là tên của một bác sĩ chuyên khoa thần kinh tiên phong thế kỷ thứ 18 công bố về bịnh này (sau vài người khác) và bs đầu tiên làm sinh thiết (biopsy) các cơ bắp trong những đứa trẻ bị liệt trong bịnh này.
Một loại thuốc hứa hẹn mới sẽ là phương pháp đầu tiên trên thế giới giúp người lớn có thể mọc lại răng một cách tự nhiên, hoặc giúp trẻ em mắc chứng “anodontia” bẩm sinh có thể mọc răng như bình thường. Nghiên cứu mới do các khoa học gia tại Trường Kyoto và Trường Fukui thực hiện, dẫn đầu bởi Katsu Takahashi. Ông cho biết: “(Phương pháp) làm mọc răng mới là giấc mơ của mọi nha sĩ. Tôi đã nghiên cứu nó từ khi còn là sinh viên. Tôi tin rằng mình có thể làm được điều đó.”
Hiện nay, có khoảng 10% người dân Hoa Kỳ mắc bệnh ù tai (tinnitus) dạng nặng. Chất lượng cuộc sống bị ảnh hưởng nghiêm trọng khi trong tai luôn có tiếng ù ù và o o dù không có bất kỳ tác động nào từ môi trường bên ngoài. Tuy nhiên, giờ đây, những người bị ù tai sẽ có thêm niềm hy vọng, bởi sắp có một phương pháp điều trị kết hợp sử dụng âm thanh và kích thích điện từ.
Trong thời đại khoa học kỹ thuật ngày càng tiến bộ nhanh hơn sự ứng đối của con người như hiện nay không ít người quan ngại về nguy cơ các sản phẩm trí thông minh nhân tạo có thể thoát khỏi tầm kiểm soát của con người. Điều trớ trêu là sự tiến bộ vượt bậc của khoa học kỹ thuật cũng từ con người mà ra. Hay nói cách khác, chính con người là tác nhân của các sản phẩm khoa học kỹ thuật tân tiến đó lại lo ngại tạo vật của mình. Tuy nhiên, thực tế còn có một nghịch lý khác, đó là cho đến ngày nay, con người thông qua sự tiến bộ của khoa học kỹ thuật vẫn chưa biết rõ, hay nói chính xác hơn là vẫn chưa chứng minh được bằng phương thức khoa học khách quan ai là tác nhân thực sự của các sản phẩm khoa học kỹ thuật tân tiến đó: tâm trí hay não bộ hay cả hai?
Là cơ quan lớn nhất của cơ thể, da luôn cần được giữ cho khỏe mạnh và sạch sẽ. Thêm vào đó, một làn da khỏe đẹp luôn hấp dẫn trong mắt mọi người và là điều mà bất kỳ ai cũng muốn sở hữu. Ngành chăm sóc da (skincare) đã bùng nổ, đạt giá trị 133.9 tỷ MK vào năm 2018, và dự kiến sẽ đạt mức 200.25 tỷ MK vào năm 2026. Danh sách các sản phẩm chăm sóc da thì ngày càng dài ra với vô số thành phần gây tranh cãi. Thật khó để tìm ra những gì làn da của chúng ta thật sự cần. Trong bài này, các chuyên gia sẽ giải thích cách làn da bảo vệ chúng ta, cách giữ gìn da dẻ và những thói quen tốt đối với làn da của quý vị.
Bờ Tây Hoa Kỳ đang ở trong một tuần lễ nhiệt độ tăng cao, và các nhà dự báo thời tiết hôm đầu tuần đã cảnh báo nhiệt độ vào cuối tuần này sẽ lên quá cao tại một số khu vực đông dân cư nhất ở Arizona, đồng thời cảnh báo cư dân ở các vùng của Nevada và New Mexico nên ở trong nhà tránh nhiệt.
Bước tiến lớn tiếp theo trong điều trị ung thư có thể là vắc xin. Sau nhiều thập niên miệt mài làm việc, các khoa học gia cho biết nghiên cứu đã đạt đến một bước ngoặt quan trọng, dự đoán sẽ có thêm nhiều loại vắc xin trong 5 năm tới. Tuy nhiên, đây không phải là những loại vắc xin truyền thống giúp ngăn ngừa bệnh tật, mà là những mũi tiêm để giúp thu nhỏ khối u và ngăn chặn ung thư tái phát. Các phương pháp điều trị thử nghiệm này nhắm mục tiêu vào những loại ung thư như ung thư vú và ung thư phổi, nhưng cũng đã có một số thành tựu đối với ung thư tế bào hắc tố (melanoma) và ung thư tụy tạng được thử nghiệm trong năm nay.
Đa xơ cứng, (Multiple Sclerosis, MS), là một bệnh thần kinh thường bắt đầu ở độ tuổi từ 20 đến 40. Bệnh này phổ biến ở phụ nữ hơn ở nam giới. Bệnh đa xơ cứng xảy ra do hệ thống miễn dịch rối loạn tấn công nhầm vào não và tủy sống. Mặc dù có những điều trị mới và hiệu quả hơn, hầu hết những người bị chứng bệnh này vẫn ngày càng bệnh nặng hơn theo thời gian.
Quý vị có thường bị đau lưng mỗi khi bị cúm, cảm lạnh, hay khi bị COVID? Đau lưng là triệu chứng khá phổ biến ở nhiều loại bệnh. Nó không phải là một triệu chứng kiểu hên xui, mà là kết quả của sự tương tác phức tạp giữa hệ thống miễn dịch và não, được gọi là “khớp thần kinh miễn dịch” (neuroimmune synapse). Khi ta bị bệnh, kết quả của ‘cuộc trò chuyện’ giữa hệ thống miễn dịch và não bộ khá là thú vị, bởi vì sự chú ý sẽ được tập trung đặc biệt ở vùng lưng dưới. Đây là một trong những vùng nhạy cảm nhất của cơ thể trước các mối đe dọa đối với miễn dịch thần kinh (neuroimmune).
Sau biến cố 30 tháng 4, 1975, người Việt Nam tạo nên một cộng đồng hải ngoại chừng trên 4 triệu người, tương đương với dân số của New Zealand. Cuộc bùng nổ dân số ra hải ngoại này cũng gây nhiều ly tán, con cái thất lạc cha mẹ. Nhờ các tiến bộ về công nghệ gien và DNA chúng ta được chứng kiến những cuộc tái ngộ, đoàn tụ tưởng như không bao giờ có được, đặc biệt là những người con lai “mồ côi” tìm lại được người cha quân nhân Mỹ từng chiến đấu tại Việt Nam sau gần 50 năm. Chúng ta thử tìm hiểu những tiến bộ về lĩnh vực thử máu hay DNA để thiết lập quan hệ cha-con trên bình diện sinh học.
NHẬN TIN QUA EMAIL
Vui lòng nhập địa chỉ email muốn nhận.