Hôm nay,  

BS Nguyễn Ý Đức & Sách Mới: Cẩm Nang Sức Khỏe Cao Niên

03/09/201100:00:00(Xem: 8538)
BS Nguyễn Ý Đức & Sách Mới: Cẩm Nang Sức Khỏe Cao Niên

sach_cam-nang-400-large-contentBìa sách Cẩm Nang Sức Khỏe Cao Niên.

Phan Tấn Hải

“Thế hệ con cháu khi nghe những chuyện đau thương này của cha chú, chắc cũng rùng mình kinh sợ. Kinh nghiệm Holaucost vẫn còn ám ảnh lương tâm loài người sau cả trên nửa thế kỷ. Cũng như thảm cảnh tù đầy “cải tạo” ở Việt Nam vào thập niên 70-80 của thế kỷ vừa qua.
Ghi lại để mà tránh tái diễn. Và nhắc nhở người ta đừng quá ảo tưởng với hào quang chiến thắng may mắn tình cờ mà quên đi sự tàn ác mà mình đã áp đặt lên những anh em cùng chung một bọc, Trăm-Con-Trăm-Trứng-Tiên-Rồng.”
Đó là những đoạn cuối chương “Hậu Quả Của Hành Hạ, Tù Đầy Lên Sức Khỏe” trong tác phẩm “Cẩm Nang Sức Khỏe Cao Niên” của Bác sĩ Nguyễn Ý Đức vừa xuất bản. Đây cũng là tác phẩm thứ 11 của vị bác sĩ nhiều năm gánh vác chuyện cộng đồng – ngắn gọn, để ghi một phần về việc làm truyền thông, Bác sĩ Nguyễn Ý Đức đã và đang cộng tác với nhiều nhật báo, tập san, truyền thanh (RFI, RFA, VOA, Vietnam Hải ngoại, VAB, Dallas Radio, Lạc Việt Radio-Canada), Đài truyền hình O2TV, VAN-TV55.2 , các website trong và ngoài Việt Nam trong các tiết mục y tế xã hội, lao động, dinh dưỡng.
Tác phẩm mới in nhấn mạnh về sức khỏe cao niên, vì cao niên Việt gặp trở ngại sức khỏe hơn các cộng đồng sắc dân khác tại Hoa Kỳ, vì ít nhất cũng có hàng trăm ngàn vị cao niên Việt trải qua các nhà tù CS khắc nghiệt, và đó cũng là lý do tác giả đã nhắc tới một thời “rùng mình kinh sợ” như trên.
Và những người sống sót đó, những vị cao niên cựu tù cải tạo vẫn còn hiện diện trong cộng đồng chúng ta. Nơi đây xin trích từ trang 248-249:
“...Mà đa số nạn nhân bị đối xử tàn tệ sau đó lại được định cư ở một quốc gia khác như người tị nạn, nên họ gặp nhiều khó khăn hội nhập vào một nền văn hóa với nếp sống mới, ngôn ngữ mới. Đó chính là trường hợp các cựu tù nhân quân cán chính Việt Nam Cộng Hòa.
Nạn nhân sống sót của tù đầy tra tấn có những phản ứng cảm xúc khác nhau tùy theo cá tính và căn bản giáo dục: từ giận giữ, phẫn nộ tới cảm thấy nhục nhã; cảm xúc ngay thẳng chính đáng tới sai trái tội lỗi; tự tin quyết đoán tới tủi thẹn, xấu hổ. Chắc chắn là họ khó mà quên được những vết thương mà người có quyền đã gây ra trên cơ thể tâm hồn họ. Những ảnh hưởng này sẽ tồn tại rất lâu, có khi suốt đời. Những hoảng hốt, lo sợ, những trầm buồn, những cơn ác mộng sẽ thường trực đến với họ và có nhiều tác dụng xấu cho đời sống cá nhân cũng như gia đình. Rồi lại còn những suy nhược tim gan tỳ phế vì thiếu ăn, thời tiết khắc nghiệt, lao động khổ sai nơi rùng sâu nước độc. Nhiều người không thi vào quốc tịch mới được vì trí nhớ suy kém, giảm khả năng học ngoại ngữ. Và còn cần sự chăm sóc của giới y tế đồng hương trong nhiều năm còn lại của cuộc đời...”(hết trích)

Tác phẩm Cẩm Nang Sức Khỏe Cao Niên dày 258 trang, do Thời Báo ấn hành năm 2011, đề giá 15 Gia Kim.
Thời Báo trong Lời Nhà Xuất Bản, trang 2, đã giải thích rằng đây không phải là tập hợp các bài viết kiểủ mách thuốc của thời “trong nước ngày xưa, khi xã hội còn thiếu các chuyên viên sức khỏe,” mà:
“Đây là một cẩm nang cho người cao tuổi, một quyển sách cần thiết cho ‘cuộc đi bộ buổi chiều’ trong công viên cuộc đời. Người viết, như một bạn đồng hành. Ân cần, dịu dàng, thận trọng nắm tay dắt, và có lúc phải dìu, người đọc từng bước, như một... y sĩ tận tâm. Trong cuộc dạo chơi nhàn tản đó, người cao tuổi sẽ thỉnh thoảng dừng chân, khoan thai ngồi xuống bờ cỏ hay băng ghế để giở quyển cẩm nang ra tham khảo. Một dấu hiệu nhói đau ở chân" Một cảm giác bất ổn ở ngực" Một bước hụt hẫng, một âm thanh chợt nghe không rõ ràng... một tư tưởng buồn rầu chán nản.... Tất cả đều sẽ được giiả thích, sẽ có đề nghị cách giải quyết tích cực nhất.”(hết trích)
Thực ra, Bác sĩ Nguyễn Ý Đức còn là một trong những người sử dụng ngôn ngữ Việt tuyệt vời nhất của thời đại – với các đề tài không phải là văn chương, mà ông viết rất văn chương; với các đề tài y khoa phức tạp, ông đã biến thành những lời giải thích dễ hiểu; với những chuyện đau đớn như quá khứ thời tù cải tạo để lại cho người cao niên các vết thương tâm lý và thân thể trọn đời, mà ông viết như lời khuyên của một thầy tu rất mực từ bi, bác ái; với những chuyện khó nói như cao niên và sex, ông đã tạo ra những nụ cười mỉm rất mực duyên dáng, thoảỉ mái; và giữa những diễn đàn tràn ngập các bài viết không tôn trọng quy phạm cú phạm, vậy mà chữ nghĩa của Bác Sĩ Nguyễn Ý Đức vẫn giữ đúng văn phạm trường quy, vừa cổ kính mà cũng vừa tân kỳ.
Tất cả nét văn chương đó, không dễ gì tìm được ở một nhà văn, vậy mà lại quy tụ nơi con người Bác Sĩ Nguyễn Ý Đức.
Sau đây là vài nét về BS Nguyễn Ý Đức:
- Tiến sỹ Y Khoa Quốc Gia.
- Tuổi Ất Hợi.
- Cựu học sinh Chu Văn An Hà Nội.
- Tốt nghiệp Đại Học Y Dược Khoa Sài Gòn.
- Hành nghề liên tục tại Việt Nam-Hoa Kỳ gần 40 năm.
- Biên khảo các vấn đề Y tế, Dinh Dưỡng Xã hội, Lao động.
- Tác phẩm: Thuốc Mỹ Chữa Bệnh Ta, An Hưởng Tuổi Vàng, Sức Khỏe và Đời Sống, Người Cao Tuổi Việt Nam trên Đất Mỹ, Dinh Dưỡng và An Toàn Thực Phẩm, Bệnh Người Cao tuổi, Câu Chuyện Thầy Lang.
- Cộng tác với nhiều cơ quan truyền thông như đã nói nơi đầu bià, và tham gia chính trong chương trình Vấn Đáp Sống Khỏe của Hội Con Rồng Cháu Tiên VN Canada và YKHOANET thực hiện.
Thông tin thêm có thể đọc ở: http://www.bsnguyenyduc.com/
Tất cả tiền bán sách sẽ được đưa vào quỹ Cộng Đồng Thời Báo.
Mua sách, liên lạc VP THời Báo 416 925 8607

Gửi ý kiến của bạn
Vui lòng nhập tiếng Việt có dấu. Cách gõ tiếng Việt có dấu ==> https://youtu.be/ngEjjyOByH4
Tên của bạn
Email của bạn
)
Theo Cơ Quan Kiểm Soát Thực-Dược Phẩm Hoa Kỳ (FDA), khoảng 9 trong số 10 toa thuốc ở Hoa Kỳ có kê thuốc đồng dạng (thuốc generic) của một loại thuốc nguyên gốc (brand name). Tuy nhiên, có thể sẽ có nhiều người không biết là loại thuốc họ mua ở hiệu thuốc là thuốc đồng dạng hay thuốc nguyên gốc. Vậy hai loại thuốc này có gì khác biệt không? Và nếu có, nó có quan trọng không?
Từ hương cỏ mới cắt đến mùi của người thân, các loại mùi hương khác nhau luôn quẩn quanh mọi ngóc ngách trong cuộc sống. Ta không chỉ cảm nhận thấy những mùi hương xung quanh, mà chính bản thân ta cũng đang tạo ra nó. Và quý vị có biết là mùi hương cơ thể chúng ta đặc biệt đến mức có thể dùng để phân biệt mỗi cá nhân?
Mọi người nên thử tập thiền khoảng 45 phút mỗi ngày để giảm áp huyết cao do căng thẳng, theo các hướng dẫn mới cho biết. Những phương cách khác từ Hội Cao Huyết Áp Quốc Tế (ISH) gồm việc dành thời gian nghe nhạc, tập yoga và thực hành chánh niệm.Lời khuyên y khoa – bỏ hút thuốc lá và ăn ít muối – vẫn duy trì. Nhưng các chuyên gia nói rằng các mục tiêu cách sống “thể xác và tinh thần” mới có thể được đề nghị.
Đàn ông chết sớm hơn đàn bà. Đương nhiên không phải tất cả đàn ông. Cứ nhìn vào hai nhà đầu tư nổi tiếng này: Warren Buffett, Chủ tịch kiêm Giám đốc điều hành của Berkshire Hathaway, biệt danh “Nhà tiên tri xứ Omaha”, và cánh tay phải của ông, Phó chủ tịch Charlie Munger. Buffet đã chín mươi hai tuổi. Ông già ấn tượng há! Nhưng đâu đã ăn thua gì, Munger chín mươi chín tuổi kìa. Cả hai ông vẫn đang làm việc và kiếm rất nhiều tiền cho khách hàng của họ, năm này qua năm khác. Đáng lẽ họ phải ngủ gà ngủ gật trước TV nhưng nào họ có chịu đâu!
Những người sống với Covid lâu dài sau khi phải vào bệnh viện nhiều phần cho thấy một số tổn hại đối với các bộ phận chính của cơ thể, theo một nghiên cứu mới cho biết. Chụp hình MRI cho thấy nhiều bệnh nhân có một số bất thường trong nhiều bộ phận như phổi, não và thận gấp ba lần.
Mùa cúm đang đến và vắc xin ngừa COVID-19 mới cập nhật đã ra mắt sau đợt cúm năm rồi Chúng tôi muốn chia sẻ một số thông tin về việc chích ngừa COVID-19 trong chuyên mục của tháng này. Nếu bạn có thêm câu hỏi về Medicare, Medicaid, Đạo luật Chăm Sóc sức khoẻ trên Thị trường Bảo hiểm Y tế theo Giá cả phải chăng(Affordable Care Act Health Insurance Marketplace) Tiền hưu trí, tiền trợ cấp an sinh xã hội (SSI) hoặc tiêm chủng ngừa COVID/Cúm, có 3 cách bạn có thể liên hệ với chúng tôi ngay hôm nay.
Trung Tâm Y Tế Nhân Hòa tọa lạc tại số 7761 Garden Grove Blvd, Garden Grove, CA 92841do Bác Sĩ Tình Trần làm Giám Đốc Y Tế, đã mở Hội Chợ Y Tế vào thứ Bảy ngày 23 tháng 9 năm 2023 cho cư dân những người có lợi tức thấp, hoặc có bảo hiểm hay không có bảo hiểm cũng đều được tham gia.
Tập thể dục thường được nói đến như một yếu tố quan trọng giữ đầu óc tỉnh táo, nhưng có nhiều nghiên cứu cho thấy sự khác biệt và lắm lúc còn có thể có những hiệu quả ngược lại nữa. Một nghiên cứu mới đã tóm tắt tác động của việc rèn luyện thể chất đối với sức khỏe trí óc, trong đó bao gồm trí nhớ, sự chú ý, khả năng ra quyết định và tốc độ giải quyết thông tin của não. Theo kết quả rõ ràng của các nhà nghiên cứu, các hoạt động rèn luyện và tập thể dục nhằm mục đích cải thiện thể lực và hấp thụ oxy chỉ có tác dụng thấp đối với khả năng nhận thức. Ngược lại, tập yoga có tác động tích cực đến sức khỏe trí óc và có nhiều khả năng dẫn đến sự thay đổi rõ rệt về chức năng nhận thức.
Một loạt các biến thể mới của Omicron đang khiến số ca nhiễm COVID-19 gia tăng và số trường hợp bị bệnh nặng cũng nhiều hơn. Trong tuần cuối cùng của tháng 8, đã có hơn 650 người chết vì COVID-19, tăng 10% so với tuần trước đó, và có 17,000 trường hợp mới phải vào bệnh viện.
“Tim đập liên hồi.” “Bồn chồn trong dạ.” “Tim muốn rớt ra ngoài.” “Nẫu ruột.” Đây là những cụm từ được nhiều người sử dụng để mô tả nỗi sợ hãi và lo âu. Thường thì chúng ta có thể cảm thấy được những cảm giác lo lắng, sợ hãi ở lồng ngực hoặc trong bụng chứ không phải ở não. Nhiều nền văn hóa có truyền thống gắn liền sự hèn nhát và dũng cảm với hình ảnh trái tim hoặc lòng dạ hơn là với bộ não.
NHẬN TIN QUA EMAIL
Vui lòng nhập địa chỉ email muốn nhận.