Hôm nay,  

BS Nguyễn Ý Đức & Sách Mới: Cẩm Nang Sức Khỏe Cao Niên

03/09/201100:00:00(Xem: 8536)
BS Nguyễn Ý Đức & Sách Mới: Cẩm Nang Sức Khỏe Cao Niên

sach_cam-nang-400-large-contentBìa sách Cẩm Nang Sức Khỏe Cao Niên.

Phan Tấn Hải

“Thế hệ con cháu khi nghe những chuyện đau thương này của cha chú, chắc cũng rùng mình kinh sợ. Kinh nghiệm Holaucost vẫn còn ám ảnh lương tâm loài người sau cả trên nửa thế kỷ. Cũng như thảm cảnh tù đầy “cải tạo” ở Việt Nam vào thập niên 70-80 của thế kỷ vừa qua.
Ghi lại để mà tránh tái diễn. Và nhắc nhở người ta đừng quá ảo tưởng với hào quang chiến thắng may mắn tình cờ mà quên đi sự tàn ác mà mình đã áp đặt lên những anh em cùng chung một bọc, Trăm-Con-Trăm-Trứng-Tiên-Rồng.”
Đó là những đoạn cuối chương “Hậu Quả Của Hành Hạ, Tù Đầy Lên Sức Khỏe” trong tác phẩm “Cẩm Nang Sức Khỏe Cao Niên” của Bác sĩ Nguyễn Ý Đức vừa xuất bản. Đây cũng là tác phẩm thứ 11 của vị bác sĩ nhiều năm gánh vác chuyện cộng đồng – ngắn gọn, để ghi một phần về việc làm truyền thông, Bác sĩ Nguyễn Ý Đức đã và đang cộng tác với nhiều nhật báo, tập san, truyền thanh (RFI, RFA, VOA, Vietnam Hải ngoại, VAB, Dallas Radio, Lạc Việt Radio-Canada), Đài truyền hình O2TV, VAN-TV55.2 , các website trong và ngoài Việt Nam trong các tiết mục y tế xã hội, lao động, dinh dưỡng.
Tác phẩm mới in nhấn mạnh về sức khỏe cao niên, vì cao niên Việt gặp trở ngại sức khỏe hơn các cộng đồng sắc dân khác tại Hoa Kỳ, vì ít nhất cũng có hàng trăm ngàn vị cao niên Việt trải qua các nhà tù CS khắc nghiệt, và đó cũng là lý do tác giả đã nhắc tới một thời “rùng mình kinh sợ” như trên.
Và những người sống sót đó, những vị cao niên cựu tù cải tạo vẫn còn hiện diện trong cộng đồng chúng ta. Nơi đây xin trích từ trang 248-249:
“...Mà đa số nạn nhân bị đối xử tàn tệ sau đó lại được định cư ở một quốc gia khác như người tị nạn, nên họ gặp nhiều khó khăn hội nhập vào một nền văn hóa với nếp sống mới, ngôn ngữ mới. Đó chính là trường hợp các cựu tù nhân quân cán chính Việt Nam Cộng Hòa.
Nạn nhân sống sót của tù đầy tra tấn có những phản ứng cảm xúc khác nhau tùy theo cá tính và căn bản giáo dục: từ giận giữ, phẫn nộ tới cảm thấy nhục nhã; cảm xúc ngay thẳng chính đáng tới sai trái tội lỗi; tự tin quyết đoán tới tủi thẹn, xấu hổ. Chắc chắn là họ khó mà quên được những vết thương mà người có quyền đã gây ra trên cơ thể tâm hồn họ. Những ảnh hưởng này sẽ tồn tại rất lâu, có khi suốt đời. Những hoảng hốt, lo sợ, những trầm buồn, những cơn ác mộng sẽ thường trực đến với họ và có nhiều tác dụng xấu cho đời sống cá nhân cũng như gia đình. Rồi lại còn những suy nhược tim gan tỳ phế vì thiếu ăn, thời tiết khắc nghiệt, lao động khổ sai nơi rùng sâu nước độc. Nhiều người không thi vào quốc tịch mới được vì trí nhớ suy kém, giảm khả năng học ngoại ngữ. Và còn cần sự chăm sóc của giới y tế đồng hương trong nhiều năm còn lại của cuộc đời...”(hết trích)

Tác phẩm Cẩm Nang Sức Khỏe Cao Niên dày 258 trang, do Thời Báo ấn hành năm 2011, đề giá 15 Gia Kim.
Thời Báo trong Lời Nhà Xuất Bản, trang 2, đã giải thích rằng đây không phải là tập hợp các bài viết kiểủ mách thuốc của thời “trong nước ngày xưa, khi xã hội còn thiếu các chuyên viên sức khỏe,” mà:
“Đây là một cẩm nang cho người cao tuổi, một quyển sách cần thiết cho ‘cuộc đi bộ buổi chiều’ trong công viên cuộc đời. Người viết, như một bạn đồng hành. Ân cần, dịu dàng, thận trọng nắm tay dắt, và có lúc phải dìu, người đọc từng bước, như một... y sĩ tận tâm. Trong cuộc dạo chơi nhàn tản đó, người cao tuổi sẽ thỉnh thoảng dừng chân, khoan thai ngồi xuống bờ cỏ hay băng ghế để giở quyển cẩm nang ra tham khảo. Một dấu hiệu nhói đau ở chân" Một cảm giác bất ổn ở ngực" Một bước hụt hẫng, một âm thanh chợt nghe không rõ ràng... một tư tưởng buồn rầu chán nản.... Tất cả đều sẽ được giiả thích, sẽ có đề nghị cách giải quyết tích cực nhất.”(hết trích)
Thực ra, Bác sĩ Nguyễn Ý Đức còn là một trong những người sử dụng ngôn ngữ Việt tuyệt vời nhất của thời đại – với các đề tài không phải là văn chương, mà ông viết rất văn chương; với các đề tài y khoa phức tạp, ông đã biến thành những lời giải thích dễ hiểu; với những chuyện đau đớn như quá khứ thời tù cải tạo để lại cho người cao niên các vết thương tâm lý và thân thể trọn đời, mà ông viết như lời khuyên của một thầy tu rất mực từ bi, bác ái; với những chuyện khó nói như cao niên và sex, ông đã tạo ra những nụ cười mỉm rất mực duyên dáng, thoảỉ mái; và giữa những diễn đàn tràn ngập các bài viết không tôn trọng quy phạm cú phạm, vậy mà chữ nghĩa của Bác Sĩ Nguyễn Ý Đức vẫn giữ đúng văn phạm trường quy, vừa cổ kính mà cũng vừa tân kỳ.
Tất cả nét văn chương đó, không dễ gì tìm được ở một nhà văn, vậy mà lại quy tụ nơi con người Bác Sĩ Nguyễn Ý Đức.
Sau đây là vài nét về BS Nguyễn Ý Đức:
- Tiến sỹ Y Khoa Quốc Gia.
- Tuổi Ất Hợi.
- Cựu học sinh Chu Văn An Hà Nội.
- Tốt nghiệp Đại Học Y Dược Khoa Sài Gòn.
- Hành nghề liên tục tại Việt Nam-Hoa Kỳ gần 40 năm.
- Biên khảo các vấn đề Y tế, Dinh Dưỡng Xã hội, Lao động.
- Tác phẩm: Thuốc Mỹ Chữa Bệnh Ta, An Hưởng Tuổi Vàng, Sức Khỏe và Đời Sống, Người Cao Tuổi Việt Nam trên Đất Mỹ, Dinh Dưỡng và An Toàn Thực Phẩm, Bệnh Người Cao tuổi, Câu Chuyện Thầy Lang.
- Cộng tác với nhiều cơ quan truyền thông như đã nói nơi đầu bià, và tham gia chính trong chương trình Vấn Đáp Sống Khỏe của Hội Con Rồng Cháu Tiên VN Canada và YKHOANET thực hiện.
Thông tin thêm có thể đọc ở: http://www.bsnguyenyduc.com/
Tất cả tiền bán sách sẽ được đưa vào quỹ Cộng Đồng Thời Báo.
Mua sách, liên lạc VP THời Báo 416 925 8607

Gửi ý kiến của bạn
Vui lòng nhập tiếng Việt có dấu. Cách gõ tiếng Việt có dấu ==> https://youtu.be/ngEjjyOByH4
Tên của bạn
Email của bạn
)
Các cơ quan y tế Trung Quốc tuần qua cho biết họ chưa phát hiện bất kỳ mầm bệnh bất thường hoặc chủng vi-rút mới nào sau khi Tổ Chức Y Tế Thế Giới (WHO) yêu cầu cung cấp thông tin về các đợt bùng phát bịnh hô hấp. WHO đã yêu cầu Trung Quốc cung cấp thêm thông tin chi tiết sau khi các tổ chức như Program for Monitoring Emerging Diseases (ProMED) báo cáo về các trường hợp viêm phổi chưa được chẩn đoán ở trẻ em ở miền bắc Trung Quốc.
Nghệ (turmeric) là một loài thực vật có hoa thuộc họ gừng. Từ lâu, nghệ đã được đánh giá cao trong nền y khoa cổ Ayurvedic ở Ấn Độ nhờ đặc tính chống viêm. Với ẩm thực Châu Á, nghệ cũng được ưa thích bởi hương vị và màu sắc của nó. Trong tiếng Hindi, nghệ được gọi là Haldi, có nguồn gốc từ tiếng Phạn có nghĩa là “màu vàng.” Nhưng đối với hàng triệu người Nam Á thường xuyên sử dụng nghệ, màu vàng rực rỡ của nghệ có thể khiến họ mất mạng.
Thời gian Mở Ghi Danh Medicare (Open Enrollment) đang diễn ra. Chúng tôi đã chọn một số câu hỏi về chủ đề này và muốn chia sẻ thông tin trong chuyên mục của tháng này. Chúng tôi đã thêm một câu hỏi để giải quyết rõ ràng hơn những lĩnh vực mà nhiều người còn nhầm lẫn về vắc xin ngừa COVID-19. Nếu quý vị có thêm câu hỏi về Medicare, Medicaid, thị trường bảo hiểm Y tế theo đạo luật chăm sóc giá cả phải chăng, phúc lợi hưu trí an sinh xã hội, thu nhập an sinh bổ sung hoặc tiêm chủng ngừa COVID/cúm, quý vị có thể liên hệ với chúng tôi ngay hôm nay bằng 3 cách:
Mua thuốc bậy bạ không nguồn gốc là một trò xui rủi. Từ Xanax đến cocaine, thuốc hoặc thuốc giả được mua ở những nơi không phải cơ sở y tế có thể chứa liều lượng fentanyl nguy hiểm cho tính mạng. Các bác sĩ đã chứng kiến sự gia tăng sử dụng fentanyl không cố ý từ những người mua các loại thuốc theo toa thuộc nhóm opioid và các loại thuốc khác có chứa hoặc pha, trộn fentanyl. Người ta nhận thấy Fentanyl đã được đưa vào nguồn cung cấp thuốc heroin ở Massachusetts. Vào năm 2016, Giáo sư Kavita Babu và các đồng nghiệp phát hiện ra rằng những bệnh nhân đến khoa cấp cứu với báo cáo sử dụng quá liều heroin thường có fentanyl trong kết quả xét nghiệm mẫu thuốc của họ.
Hàng năm, trên khắp thế giới sẽ có hàng triệu người quyết tâm không động tới các loại đồ uống có cồn trong một tháng – truyền thống này bắt đầu từ Tháng Giêng Khô Ráo (Dry January) và sau này mở rộng thành nhiều nỗ lực tương tự, chẳng hạn như Tháng Mười Tỉnh Táo (Sober October). Cho dù đó là cả một chiến dịch đông đảo người tham gia, hay chỉ đơn giản là nỗ lực của một cá nhân để bớt ‘say xỉn’ lại, số lượng người tham gia ‘tháng kiêng rượu’ có vẻ như ngày càng nhiều.
Thường thì ai cũng sẽ nghĩ rằng tế bào sống tốt hơn tế bào chết. Tuy nhiên, điều này không phải lúc nào cũng đúng: các tế bào thường hy sinh bản thân để giữ cho chúng ta khỏe mạnh. Chúng là những ‘anh hùng thầm lặng’ chẳng màng sinh-tử để bảo vệ chúng ta. Mặc dù cái chết có vẻ thụ động – là một kết thúc đáng tiếc xảy ra theo kiểu “muốn tránh cũng không được” – nhưng cái chết của các tế bào thường có chủ đích và mang tính chiến lược. Tại sao tế bào chết và chết như thế nào là chuyện khá phức tạp và có thể ảnh hưởng đáng kể đến sức khỏe tổng thể của chúng ta.
Một người đàn ông 29 tuổi mắc HIV/AIDS giai đoạn cuối, đã qua đời 18 ngày sau khi được chẩn đoán mắc bệnh đậu khỉ. Trường hợp này nhấn mạnh tính dễ bị tổn thương của hệ thống miễn dịch bị suy giảm trước mối đe dọa mới nổi này, nhắc nhở về nguy cơ gia tăng đậu khỉ đối với một số nhóm dân cư. Riêng tại TPHCM, từ đầu năm đến nay, 20 ca mắc bệnh đậu khỉ được ghi nhận, trong đó có 18 bệnh nhân dương tính với HIV.
Trong những tuần gần đây, tin tức về việc vận động viên thể dục dụng cụ Mary Lou Retton phải vào bệnh viện vì một loại viêm phổi (pneumonia) hiếm gặp đã khiến nhiều người quan tâm và tò mò về căn bệnh này.
Vào mùa cảm cúm, nhiều người sẽ ‘khư khư’ một vũ khí phòng thủ quen thuộc: Vitamin C – dạng viên, dạng bột và tất cả các dạng phổ biến khác. Chất dinh dưỡng này là một trong nhiều loại supplements, từ vitamin A đến kẽm, thường được sử dụng bởi những người muốn tăng cường hệ thống miễn dịch và sức khỏe tổng thể. Nhưng vitamin C cũng có thể là một trong những chất dinh dưỡng bị lạm dụng nhiều nhất.
Cách đây không lâu, ngôi sao nhạc pop 29 tuổi Justin Bieber đã phải hủy chuyến lưu diễn quốc tế sau khi một phần khuôn mặt của anh bị liệt do biến chứng của bệnh giời leo (shingles), bệnh lo một loại siêu vi gây ra và được cho là chỉ ảnh hưởng đến người cao niên. Tuy nhiên, thực tế là bất cứ ai cũng có thể mắc bệnh giời leo và có một số bằng chứng cho thấy số trường hợp mắc bệnh ngày càng gia tăng ở người dưới 50 tuổi.
NHẬN TIN QUA EMAIL
Vui lòng nhập địa chỉ email muốn nhận.