Hôm nay,  

Thông tin cần thiết, cập nhật về vắc-xin COVID-19

29/09/202300:00:00(Xem: 1149)

covid 19
Hình minh họa
 
Mùa cúm đang đến và vắc xin ngừa COVID-19 mới cập nhật đã ra mắt sau đợt cúm năm rồi Chúng tôi muốn chia sẻ một số thông tin về việc chích ngừa COVID-19 trong chuyên mục của tháng này. Nếu bạn có thêm câu hỏi về Medicare, Medicaid, Đạo luật Chăm Sóc sức khoẻ trên Thị trường Bảo hiểm Y tế theo Giá cả phải chăng(Affordable Care Act Health Insurance Marketplace) Tiền hưu trí, tiền trợ cấp an sinh xã hội (SSI) hoặc tiêm chủng ngừa COVID/Cúm, có 3 cách bạn có thể liên hệ với chúng tôi ngay hôm nay:

Gọi cho Trung Tâm Hỗ Trợ Người Cao Niên của chúng tôi theo số: (Tiếng Việt) 1-800-582-4336
Gửi thư: Trung Tâm Hỗ Trợ Người Cao Niên NAPCA, 1511 3rd Avenue, Suite 914, Seattle, WA 98101

1.     
Tôi đã tiêm vắc xin COVID-19 hóa trị hai được cập nhật ra mắt vào năm ngoái. Tôi có còn cần tiêm vắc-xin ngừa COVID-19 không?
 
Giống như vi-rút Cúm, vi-rút gây ra COVID-19 đã thay đổi theo thời gian. Vắc xin hóa trị hai có sẵn từ tháng 9 năm 2022 không phù hợp lắm với các loại vắc xin tiêm ngừa COVID hiện đang lưu hành. Có một loại vắc xin mới đã được phát triển và được FDA phê duyệt vào ngày 11 tháng 9 năm 2023. và có sẵn để phân phối bắt đầu từ cuối tháng 9 năm 2023.
 
2.      Mọi người có cần phải tiêm vắc xin ngừa COVID-19 mới không?
 
CDC khuyến nghị tất cả mọi người từ 6 tháng tuổi trở lên nên tiêm vắc xin ngừa COVID-19 mới cập nhật để bảo vệ trước những hậu quả nghiêm trọng có thể xảy ra do bệnh COVID-19 vào mùa Thu và mùa Đông này. Tiêm vắc-xin hàng năm là cách tốt nhất để ngăn ngừa bệnh nghiêm trọng cần phải  nhập viện. Những người có nguy cơ cao nhất mắc bệnh nặng do COVID-19 là người 65 tuổi trở lên hoặc mắc các bệnh như hen suyễn, tiểu đường hoặc bệnh tim và phổi. Những người dưới 18 tuổi nguy cơ nhập viện là khá thấp. Nhưng nếu bạn ở độ tuổi 65-74 thì nguy cơ đó cao hơn 36 lần. Bạn càng lớn tuổi, nguy cơ mắc bệnh của bạn càng cao Việc chích ngừa không chỉ cho bản thân họ mà còn để bảo vệ những người lớn tuổi sống cùng họ.
 
3.      Nếu tôi đã mắc bệnh COVID-19 và đã khỏi bệnh, tôi có còn cần chích ngừa COVID-19 không?
 
Sau khi nhiễm COVID-19 bạn đã hồi phục, chích ngừa VACCINE COVID-19 sẽ cung cấp thêm khả năng bảo vệ bạn chống lại COVID-19. Bạn có thể cân nhắc việc trì hoãn tiêm vắc xin ít nhất 3 tháng kể từ khi các triệu chứng bắt đầu hoặc nếu bạn không có triệu chứng,  khi bạn hồi phục sau khi có kết quả xét nghiệm dương tính. Những người đã mắc bệnh COVID-19 và không được chủng ngừa sau khi hồi phục có nhiều khả năng mắc lại COVID-19 hơn những người được tiêm chủng sau khi hồi phục.

4.     
Tôi có cần chờ sau khi tiêm vắc xin Cúm hoặc vắc xin khác trước khi tiêm vắc xin COVID-19 không?
 
Không có khuyến nghị về khoảng thời gian chờ đợi giữa việc tiêm vắc xin COVID-19 và các loại vắc xin khác. Bạn có thể tiêm vắc xin ngừa COVID-19 và các loại vắc xin khác, bao gồm cả vắc xin Cúm, trong cùng một lần đi khám. Các tác dụng phụ có thể xảy ra sau khi tiêm vắc xin nhìn chung giống nhau khi tiêm riêng lẻ hoặc kết hợp với các loại vắc xin khác.  Hãy nói chuyện với nhà cung cấp dịch vụ chăm sóc sức khỏe của bạn về việc tiêm vắc-xin.

5.     
Bảo hiểm y tế của tôi có chi trả cho vắc xin Cúm và vắc xin COVID-19 không? Nếu tôi không có bảo hiểm y tế thì sao?
 
Có, Medicare Phần B và hầu hết Medicaid của tiểu bang đều chi trả miễn phí các vắc xin Cúm và COVID-19. Tất cả các chương trình Thị trường Bảo hiểm Y tế và hầu hết các chương trình bảo hiểm tư nhân khác đều chi trả cho các loại vắc xin này mà không tính chi phí tự chi trả khi được cung cấp bởi nhà cung cấp trong mạng lưới. Những người không có bảo hiểm y tế hoặc có chương trình bảo hiểm y tế không trả chi phí có thể được tiêm vắc xin miễn phí từ các trung tâm y tế địa phương; sở y tế tiểu bang, địa phương, bộ lạc hoặc lãnh thổ; và các nhà thuốc tham gia Chương trình CDC Bridge Access Program. Sở y tế tiểu bang bạn đang sinh sống  có thể cho bạn biết nơi nào có vắc xin miễn phí và chi phí thấp, bao gồm các trung tâm cộng đồng, trường học và trung tâm tôn giáo.
  
Trung Tâm Quốc Gia Châu Á Thái Bình Dương về Người Cao Niên (NAPCA) là một tổ chức phi lợi nhuận chuyên cải thiện chất lượng cuộc sống của người cao niên AANHPI và gia đình họ. Chúng tôi điều hành một Trung Tâm Hỗ Trợ Cao Niên NAPCA dành cho Người lớn tuổi và Người chăm sóc, có sẵn bằng 5 ngôn ngữ khác nhau.

Gửi ý kiến của bạn
Vui lòng nhập tiếng Việt có dấu. Cách gõ tiếng Việt có dấu ==> https://youtu.be/ngEjjyOByH4
Tên của bạn
Email của bạn
)
Lập một kế hoạch điều trị trầm cảm có thể là một thách thức khó khăn. Điều này đặc biệt đúng đối với những bệnh nhân không đáp ứng với các phương pháp điều trị thông thường và đang trải qua các liệu pháp thử nghiệm như kích thích các nhân sâu trong não (Deep Brain Stimulation – DBS). Đối với hầu hết các tình trạng bệnh lý, bác sĩ có thể trực tiếp đo lường bộ phận đang được điều trị, chẳng hạn như đo huyết áp đối với các bệnh về tim mạch. Những thay đổi có thể đo lường đóng vai trò là dấu ấn sinh học khách quan (objective biomarker) của quá trình phục hồi, cung cấp các thông tin đáng giá về cách chăm sóc bệnh nhân.
Theo Cơ Quan Kiểm Soát Thực-Dược Phẩm Hoa Kỳ (FDA), khoảng 9 trong số 10 toa thuốc ở Hoa Kỳ có kê thuốc đồng dạng (thuốc generic) của một loại thuốc nguyên gốc (brand name). Tuy nhiên, có thể sẽ có nhiều người không biết là loại thuốc họ mua ở hiệu thuốc là thuốc đồng dạng hay thuốc nguyên gốc. Vậy hai loại thuốc này có gì khác biệt không? Và nếu có, nó có quan trọng không?
Từ hương cỏ mới cắt đến mùi của người thân, các loại mùi hương khác nhau luôn quẩn quanh mọi ngóc ngách trong cuộc sống. Ta không chỉ cảm nhận thấy những mùi hương xung quanh, mà chính bản thân ta cũng đang tạo ra nó. Và quý vị có biết là mùi hương cơ thể chúng ta đặc biệt đến mức có thể dùng để phân biệt mỗi cá nhân?
Mọi người nên thử tập thiền khoảng 45 phút mỗi ngày để giảm áp huyết cao do căng thẳng, theo các hướng dẫn mới cho biết. Những phương cách khác từ Hội Cao Huyết Áp Quốc Tế (ISH) gồm việc dành thời gian nghe nhạc, tập yoga và thực hành chánh niệm.Lời khuyên y khoa – bỏ hút thuốc lá và ăn ít muối – vẫn duy trì. Nhưng các chuyên gia nói rằng các mục tiêu cách sống “thể xác và tinh thần” mới có thể được đề nghị.
Đàn ông chết sớm hơn đàn bà. Đương nhiên không phải tất cả đàn ông. Cứ nhìn vào hai nhà đầu tư nổi tiếng này: Warren Buffett, Chủ tịch kiêm Giám đốc điều hành của Berkshire Hathaway, biệt danh “Nhà tiên tri xứ Omaha”, và cánh tay phải của ông, Phó chủ tịch Charlie Munger. Buffet đã chín mươi hai tuổi. Ông già ấn tượng há! Nhưng đâu đã ăn thua gì, Munger chín mươi chín tuổi kìa. Cả hai ông vẫn đang làm việc và kiếm rất nhiều tiền cho khách hàng của họ, năm này qua năm khác. Đáng lẽ họ phải ngủ gà ngủ gật trước TV nhưng nào họ có chịu đâu!
Những người sống với Covid lâu dài sau khi phải vào bệnh viện nhiều phần cho thấy một số tổn hại đối với các bộ phận chính của cơ thể, theo một nghiên cứu mới cho biết. Chụp hình MRI cho thấy nhiều bệnh nhân có một số bất thường trong nhiều bộ phận như phổi, não và thận gấp ba lần.
Trung Tâm Y Tế Nhân Hòa tọa lạc tại số 7761 Garden Grove Blvd, Garden Grove, CA 92841do Bác Sĩ Tình Trần làm Giám Đốc Y Tế, đã mở Hội Chợ Y Tế vào thứ Bảy ngày 23 tháng 9 năm 2023 cho cư dân những người có lợi tức thấp, hoặc có bảo hiểm hay không có bảo hiểm cũng đều được tham gia.
Tập thể dục thường được nói đến như một yếu tố quan trọng giữ đầu óc tỉnh táo, nhưng có nhiều nghiên cứu cho thấy sự khác biệt và lắm lúc còn có thể có những hiệu quả ngược lại nữa. Một nghiên cứu mới đã tóm tắt tác động của việc rèn luyện thể chất đối với sức khỏe trí óc, trong đó bao gồm trí nhớ, sự chú ý, khả năng ra quyết định và tốc độ giải quyết thông tin của não. Theo kết quả rõ ràng của các nhà nghiên cứu, các hoạt động rèn luyện và tập thể dục nhằm mục đích cải thiện thể lực và hấp thụ oxy chỉ có tác dụng thấp đối với khả năng nhận thức. Ngược lại, tập yoga có tác động tích cực đến sức khỏe trí óc và có nhiều khả năng dẫn đến sự thay đổi rõ rệt về chức năng nhận thức.
Một loạt các biến thể mới của Omicron đang khiến số ca nhiễm COVID-19 gia tăng và số trường hợp bị bệnh nặng cũng nhiều hơn. Trong tuần cuối cùng của tháng 8, đã có hơn 650 người chết vì COVID-19, tăng 10% so với tuần trước đó, và có 17,000 trường hợp mới phải vào bệnh viện.
“Tim đập liên hồi.” “Bồn chồn trong dạ.” “Tim muốn rớt ra ngoài.” “Nẫu ruột.” Đây là những cụm từ được nhiều người sử dụng để mô tả nỗi sợ hãi và lo âu. Thường thì chúng ta có thể cảm thấy được những cảm giác lo lắng, sợ hãi ở lồng ngực hoặc trong bụng chứ không phải ở não. Nhiều nền văn hóa có truyền thống gắn liền sự hèn nhát và dũng cảm với hình ảnh trái tim hoặc lòng dạ hơn là với bộ não.
NHẬN TIN QUA EMAIL
Vui lòng nhập địa chỉ email muốn nhận.